Lực – hai lực cân băng
[f=800]https://farm04.gox.vn/edu/VTCEdu/document/swf/1/hiep_nguyen25092010084002385.swf[/f]
A. Tóm tắt lí thuyết
Tác dụng đẩy, kéo của vât này lên vật khác gọi là lưc.
Nếu chỉ có lực tác dụng vào vât, mà vẫn đưng yên, thì hai lực đó là hai lực cân bằng nhau.
Hai lực cân bằng nhau là hai lực có độ lớn (sức mạnh ) bằng nhau, cùng phương và ngược chiều .
B. Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 51: Quan sát hình 6.1 và 6.2 trong SGK, ba bạn Bình ,Lan, Chi phát biểu :
Binh : khi ta đẩy (đẩy xe vào ) hay kéo ra chỉ có xe tác dụng lên lò xo lá tròn và lò xo ruột gà một lực.
Lan: chỉ lò xo trong cả hai trường hợp cùng tác dụng lên xe một lực mới đúng.điển hình khi buông tay, xe sẽ bị đâỷ ra xa (h 6.1) HOAC bị kéo vào (h 6.2)
Chi : cả xe và lò xo cùng tac2 dụng lực lên nhau( tác dụng lẫn nhau). Xe tác dụng lực lên lò xo và đồng thời lò xo cũng tác dụng lực lên xe.
A . Chỉ có bình đúng.
B . Chỉ có lan đúng.
C . Chỉ có chi đúng .
D. Cả A, B, C sai
Câu 52: Cũng hình 6.1va 6.2 (SGK) tìm câu đúng :
A . Lực mà lò xo tác dụng lên xe trong 2 trường hợp cùng có phương song song với mặt bàn.
B . Lực mà lò xo tác dụng lên xe trong trường hợp 1 (h 6.1) chiều hướng ra ngoài và lưc mà lò xo tác dụng lên xe trong trường hợp 2 (h 6. 2) Có chiều hướng vô trong.
C . Hai lực này có độ lớn bằng nhau.
D .A ,B đúng.
Câu 53 : Đưa 1 thanh nam châm đến gần một quả nặng bằng sắt treo bằng một sợi dây ( 6 .3 SGK ) quả nặng bị nam châm hút.
A . Nam châm đã tác dụng lên quả nặng một lực .
B .Quả nặng đã tác dụng lên nam châm một lực.
C . Hai lực này cùng phương cùng chiều vơí nhau .
D . A ,B đúng.
Câu 54 : dùng tay đẩy một chiếc xe , lăn trên mặt bàn nằm ngang.
A .Tay ta đã tác dụng vào xe một lực
B. Xe đã tác dụng vào tay một lực
C. Hai lực mà xe tác dụng lên tay và tay tác dụng lên xe là cân bằng nhau
D. A và B đúng
Câu 55: Hai lực cân bằng nhau là hai lực:
A. Có độ lớn (sức mạnh) bằng nhau
B. Cùng phương cùng chiều
C. Cùng phương trái chiều
D. Cùng phương, trái chiều và có độ lớn bằng nhau.
Câu 56: Cùng trong phòng thí nghiệm trong sách giáo khoa (hình 6.1 và 6.2), khi ta chưa buông tay, xe lăn vẫn đứng yên, ta bảo:
A. Chưa có lực nào tác dụng lên xe, làm xe đứng yên
B. Lực đẩy (hay lực kéo) của tay cân bằng với lực tác dụng của lò xo lên xe.
C. Lực đàn hồi (tác dụng của lò xo lên xe) lớn hơn lực đẩy (hay lực kéo) của tay
D. Lực đẩy (hay lực kéo) của tay lớn hơn nhiều so với lực tác dụng của lò xo lên xe.
Câu 57: Hai lực cân bằng nhau là hai lực có độ lớn bằng nhau và …
A. Cùng phương, cùng chiều nhau
B. Cùng phương, trái chiều nhau
C. TRái phương, cùng chiều nhau
D. Trái phương, trái chiều nhau
Câu 58: Khi bơi ta nổi được trên mặt nước là do
A. Lực đẩy của nước mạnh hơn sức nặng (trọng lực) của cơ thể ta
B. Lực đẩy của nước yếu hơn sực nặng của cơ thể ta
C. Lực đẩy của nước cân bằng với sực nặng của cơ thể ta
D. Tất cả đều sai
Câu 59: Ba bạn Bình, Lan, Chi rủ nhau đi chơi Bowling. Nhìn quả bóng bowling được đặt đứng yên trên mặt bàn, ba bạn phát biểu:
Bình: Không có lực nào tác dụng lên quả bóng nên quả bóng mới đứng yên
Lan: Đã có hai lực cân bằng nào đó tác dụng lên quả bóng, quả bóng mới đứng yên được.
Chi: Quả bóng quá nặng nên nó đứng yên
A. Chỉ có Bình đúng
B. Chỉ Lan đúng
C. Chỉ có Chi đúng
D. Cả ba đều sai
Câu 60: Khi buông rơi một vật từ trên cao xuống mặt đất, ba bạn Bình Lan, Chi phát biểu:
Bình: Chỉ có trái đất mới tác dụng lên vật một lực
Lan: Chỉ có vật mới tác dụng lên trái đất một lực
Chi: Cả trái đất và vật đều tác dụng lực lẫn nhau
A. Chỉ có Bình đúng
B. Chỉ có Lan đúng
C. Chỉ có Chi đúng
D. Cả ba đều sai
ĐÁP AN
51C; 52D; 53D; 54D; 55D; 56B; 57B; 58C; 59B; 60C
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: