Vật lí 6 bài 4: Đo thể tích của vật rắn không thấm nước

  • Thread starter Thread starter Butchi
  • Ngày gửi Ngày gửi

Butchi

VPP Sơn Ca
Xu
92
Vật lí 6 bài 4: Đo thể tích của vật rắn không thấm nước

[f=800]https://farm04.gox.vn/edu/VTCEdu/document/swf/1/quynhanh308201023072010040449518.swf[/f]

A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT


* Với vật rắn có hình dạng đặc biệt: hình dài, hình lập phương, hình hộp chữ nhật, hình trụ, ta có thể sử dụng công thức toán học để tính thể tích của nó:

Hình hộp: V=a.b.c - với a, b,c là chiều dài các cạnh.

Hình cầu: V=\[\frac{4}{3}.\pi .{R}^{3}\]

Hình trụ: V=\[\pi .{R}^{2}.h\]

* Hình dạng bất kỳ, ta dùng bình tràn và bình chia độ (vật quá lớn so với bình chia độ)

- Bỏ vật cần đo vào một bình tràn (đã chứa nước sẵn, mức nước xấp xỉ lỗ thoát).
- Dùng bình chia độ hứng toàn bộ nước trong bình tràn thoát ra ngoài.

Thể tích nước trong bình chia độ chính là thể tích của vật.

* Trường hợp vật nhỏ:

- Đánh dấu thể tích ban đầu bình chia độ: V1
- Thả vật vào bình, đánh dấu mực nước: V2

=> Thể tích vật V=V2-V1
B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM:

Câu 31: Trên một bình chia độ có ghi cm3 chứa 60 cm3 nước. Người ta dùng bình này để đo thể tích của một viên bi sắt. Khi thả viên bi vào thì mực nước trong bình dâng lên 85 cm3. Vậy, thể tích của viên bi sắt là:

A. 72,5 cm3
B. 12,5 cm3
C. 25 cm3
D. 20 cm3

Câu 32: Để đo thể tích của một vật rắn không thấm nước, ba bạn Bình, Lan và Chi cùng tranh luận:

Bình: Đổ nước vào bình chia độ trước, đánh dấu mực nước trong bình (V1). Sau đó thả vật vào, đánh dấu mực nước dâng lên trong bình (V2). Thể tích vật sẽ là: V=V2 - V1

Lan: Thả vật vào bình trước, đổ nước vào đầy bình, đánh dấu mực nước trong bình (V1). Sau đó vớt vật ra, đánh dấu mực nước trong bình (V2). Thể tích vật sẽ là: V=V1 - V2

Chi: Mình dùng bình tràn, thể tích nước tràn ra ngoài (được đo bằng bình chia độ) chính là thể tích vật.

A. Chỉ có Bình đúng
B. Chỉ có Lan đúng
C. Chỉ có Chi đúng
D. Bình và Chi cùng đúng

Câu 33: Khi dùng bình tràn để đo thể tích vật rắn không thấm nước thì thể tích của vật là:

A. Thể tích mực nước chứa trong bình tràn
B. Thể tích bình chứa
C. Thể tích nước tràn ra khỏi bình tràn
D. Thể tích bình tràn

Câu 34: Bốc một nắm cát, bỏ vào bình chia độ rồi lắc đều sao cho mặt trên của cát bằng với mực ghi 40 cm3 của một bình chia độ. Thể tích của cát là:

A. 40 cm3
B. Lớn hơn 40 cm3
C. Nhỏ hơn 40 cm3
D. Tùy theo diện tích đáy của bình chia độ

Câu 35: Lấy nước đổ vào bình chia độ đựng cát đã nói ở trên, ta đổ cho đến khi mực nước trong bình đạt mức 75 cm3. Thể tích nước đổ vào là:

A. V = 35 cm3
B. Lớn hơn 35 cm3
C. Nhỏ hơn 35 cm3
D. Tùy theo hình dáng của bình chia độ

Câu 36: Bỏ một viên bi sắt vào bình chia độ, sau đó đổ nước vào bình cho đến khi mực nước trong bình đạt 200 cm3. Vớt viên bi ra ngoài, mực nước trong bình chỉ ở mức 150 cm3. Thể tích viên bi đó là:

A. V= 50 cm3
B. V= 45 cm3
C. V = 60 cm3
D. Chưa thể khẳng định chắc chắn được.

Câu 37: Một bình chia độ có 15 vạch chia, chỉ số bé nhất và lớn nhất trên bình là 0 và 150 cm3. Người ta dùng bình này để hứng lượng nước tràn ra từ bình tràn, khi đo thể tích của một vật có kích thước lớn. Mực nước ở bình chia độ ở vạch thứ 8. Thể tích vật có kích thước lớn đó là:

A. 80 cm3
B. 40 cm3
C. 60 cm3
D. 70 cm3

Câu 38: Nước trong bình chia độ ở mức 150 cm3. Khi bỏ một vật có thể tích 50 cm3 vào bình. Mực nước mới trong bình bây giờ là:

A. 100 cm3
B. 200 cm3
C. 175 cm3
D. 220 cm3

Câu 39: Một viên gạch 4 lỗ ( gạch xây dựng) có kích thước (10x20x10) cm được bỏ trong một bình tràn. Lượng nước tràn ra có thể tích:

A. 2000 cm3
B. Lớn hơn 2000 cm3
C. Bé hơn 2000 cm3
D. Tùy thuộc vào ghạch ngấm nước nhiều hay ngấm ít.

Câu 40: Một quả cầu sắt có thể tích 3,5 cm3 rỗng ruột. Biết thể tích phần rỗng ở bên trong quả cầu là 0,5 cm3. Người ta đem quả cầu nói trên đặt vào bên trong bình tràn. Thể tích nước thoát ra khỏi bình tràn là:

A. 4 cm3
B. 3 cm3
C. 3,5 cm3
D. 4,5 cm3

ĐÁP ÁN

31C; 32D; 33C; 34C; 35B; 36D; 37A; 38B; 39C; 40C
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top