Lý Bạch là một thiên tài 500 năm có một của Tứ Xuyên. Thi ca của ông kinh thiên địa, khấp quỷ thần, phong cách xử thế của ông “trước không thấy ở cổ nhân, sau không thấy ở hậu thế”, nhân vật độc nhất vô nhị này trước nay vẫn được những người có học sùng kính, bởi vậy, chưa có ai soi xét kỹ bản thân thi nhân.
Trên thực tế, nếu bỏ qua thân phận “thi tiên”, Lý Bạch cũng là một người hết sức bình thường, ông có sở thích riêng, cuộc sống riêng, những ham muốn riêng; Ông có cá tính khoáng đạt, cởi mở, đồng thời cũng có ý thích chỉ trích người khác; Ông có mặt sáng, cũng có mặt tối… Lý Bạch là người, chứ không phải là tiên. Cuốn sách của Đàn Tác Văn - "Lý Bạch - tay chơi số 1 Đại Đường" - đã “giải phẫu” con người Lý Bạch từ góc độ một người phàm tục áo vải, với sợi dây xuyên suốt là cuộc đời Lý Bạch, từ tác phẩm của ông và những sử liệu liên quan mà tìm ra những chứng cứ có sức thuyết phục nhất, để tìm ra một chân dung Lý Bạch chân thực nhất. Nhưng gần như ngay lập tức, những tri thức chân chính đã lên tiếng phản bác lại quan điểm đó. Lý Bạch là mặt trăng vằng vặc trong tâm thức Trung Hoa. Các nhà văn, nhà đại trí thức đã lên tiếng.
Phản hồi từ phía dư luận
Núp váy đàn bà, đánh hội đồng, lẫn trong đám xã hội đen, mơ tưởng cầm dao chém người giữa chợ… một tay chơi như thế có thể đặt một dấu “ - ” nối với hình tượng “thi tiên” Lý Bạch hay không?
Tiến sĩ Văn học cổ đại, Đại học Bắc Kinh, giảng sư Học viện Văn học, Đại học Sư phạm Thủ đô Đàn Tác Văn kiên trì cho rằng, Lý Bạch là tay chơi số một triều Đường.
Cuốn sách “Ghi chép thật về tay chơi số một của Đại Đường: Lý Bạch” (Nguyên văn: “Đại Đường đệ nhất cổ hoặc tử Lý Bạch thực lục”) do ông biên soạn vừa ra mắt đã nhập thêm vào làn gió ngược, góp thành những cơn tranh cãi không kém cấp độ bão.
Lý Bạch mặc dầu đề cao nghĩa hiệp, nhưng mộng tưởng của các hiệp khách không hề là “chém người giữa chợ”, mà là trong lúc cần thiết có thể hy sinh bản thân, xả thân vì nghĩa dân nghĩa nước. Một tiến sĩ văn học cổ đại vì sao lại không thể hiểu được thi tiên Lý Bạch nhỉ? Thật ra, một số người chẳng qua cố tình làm vậy đề chiều theo thị hiếu, từ đó vun quén danh lợi.
Kể từ khi điện ảnh truyền hình tiếm ngôi, cơn cuồng triều “lịch sử tiêu dùng” dần dần mở rộng sang các lĩnh vực văn hóa khác. Tuy nhiên, giả sử “lịch sử tiêu dùng” diễn biến thành một dạng giải thích học có mô thức cố định thì lại khiến thẩm mỹ con người mệt mỏi – biến “thiếp” thành “bồ”, biến “hiệp khách” thành “tay chơi”, biến “vâng” thành “yes”, biến “Binh bộ thượng thư” thành “Bộ trưởng Quốc phòng”, biến “Thư tự tiến cử” thành “Đơn xin việc”, những diễn giải buồn cười nhạt nhẽo đó ngoài chuyện có thể đem lại hiệu ứng nhãn cầu trong thời gian ngắn ra còn có gì có thể tiếp thu?
Nhưng, để Lý Bạch trở thành một tay chơi, để Trang Tử trở thành Carnegie, quả thực có thể cho các tay chơi văn hóa ăn một bữa cơm nhờ của văn hóa. (Lưu Bội, theo Pháp luật vãn báo)
Lục Thiên Minh (nhà văn):
Công nghệ làm ra loại tri thức nực cười này đáng để chúng ta hoài nghi và ngẫm nghĩ, “Tôi cho rằng đã đến lúc cần có người đứng lại để nói cho ra nhẽ”. Khi biết rằng người có quan điểm này là một tiến sĩ ở Đại học Bắc Kinh, Lục Thiên Minh càng kinh ngạc, “Lý Bạch đã đứng sừng sững bằng chính tác phẩm của mình, bất kể là người có học hay không có học đều đã ít nhiều được đọc qua, phẩm chất nghệ thuật của thi nhân là không cần phải bàn cãi. Việc làm này của ông ta có khác gì của “ả phù dung”? Rất nhiều lừa lọc, thậm chí không bằng việc làm thuốc giả. Như vậy chỉ tự làm mất mặt mình, tổn hại đến hình ảnh của mình, động thổ ngay trên đầu tổ tông mình, thật là một sự sỉ nhục.
Trần Thôn (nhà văn):
Tôi đã đọc được tin này trên mạng, nhưng không mở ra xem, cảm giác đầu tiên lúc đó là lại một kẻ tâm thần nữa ra đời. Thật ra, để ứng xử với loại người này, thái độ tốt nhất là đừng để ý đến ông ta, bạn càng chửi ông ta thì có lẽ ông ta càng lấy làm sung sướng, bởi vì đó chính là điều mà ông ta muốn hướng tới. Chửi ông ta nghĩa là giúp ông ta nổi tiếng mà thôi.
Kim Lệ Hồng (người làm xuất bản):
Tôi không đọc sách, tôi nghĩ chỉ có cái tên là “rụng rời” thôi, chứ kỳ thực trong đó chẳng có gì. Một số người đã dùng cách này làm thủ đoạn để bán sách ra thị trường, một thủ đoạn marketing hạng bét. Thật ra như thế là coi thường độc giả, ngỡ rằng trong sách có chửi mắng xiên xẹo thì bạn đọc sẽ hưởng ứng. Trước đây giáo sư Lý Linh của Đại học Bắc Kinh có viết về Khổng Tử, cũng dùng một tiêu đề thật kinh người: “Tang gia cẩu: Tôi đọc Luận Ngữ”, cho rằng cái tên sách đó có thể giật gân, kỳ thực sách chưa chắc đã ra gì.
Đại diện Nhà xuất bản Trung Quốc đương đại:
Đại diện phía nhà xuất bản - ông Châu Ngũ Nhất - nói: Khi nhận được bản thảo cuốn sách, NXB cũng không suy tính quá nhiều, chỉ thấy biên tập đưa lên, nói rằng đây là một cuốn sách nói về Lý Bạch của một tiến sĩ ở Đại học Bắc Kinh. “Nghĩ đến chuyện văn hóa truyền thống đang sốt, được, vậy thì cho xuất bản. Nói thật, lúc đó cuốn sách cũng chưa có lời đánh giá gì là tốt, dự định cho in 8.000 bản. Không ngờ sách vừa ra thì đã gây ầm ĩ trên mạng, thậm chí có rất nhiều lời phê bình, đó là việc ngoài dự liệu của chúng tôi. Nếu ảnh hưởng xã hội thật sự không tốt, chúng tôi sẽ có biện pháp xử lý, cùng lắm là không phát hành nữa.”
Tiến sĩ Đàn và cách nghĩ mới về Thi tiên Lý Bạch
Lý Bạch là một tay chơi ư?
“Tay chơi” là từ thường dùng để chỉ một thành viên thuộc xã hội đen, nếu tìm một từ chính thống hơn để thay thế, thì đó là “lưu manh”. Để chứng minh quan điểm coi thi tiên Lý Bạch chỉ là một tay chơi hay tên lưu manh, trong cuốn sách của mình, Đàn Tác Văn đã đưa ra không ít chứng cứ.
Đàn Tác Văn cho rằng, Lý Bạch đề cao hiệp khách, nhưng hiệp khách trong thời cổ đại là một từ gây tranh cãi, nói về chính diện thì đó là nghĩa sĩ, phản diện thì đó là lưu manh. Tiến sĩ Đàn dựa trên các câu thơ của Lý Bạch để phân tích và khẳng định Lý Bạch thích đánh hội đồng, mộng tưởng giết người giữa chợ. Trong bài thơ “Tặng Tòng Huynh…???”, có câu: “Kết phát vị thức sự, sở giao tận hào hùng”. Tôi đã bện tóc rồi, mà vẫn chưa hiểu đạo đời, những người đã kết giao đều là tay chơi trứ danh, đều là anh hùng hào hiệp. “Thác thân bạch đao lý, sát nhân hồng tiêm trung”, đây chính là lý tưởng của Lý Bạch, chém người giữa chợ. Đương nhiên, việc hành hiệp trượng nghĩa của ông sẽ nổi như cồn trong bối cảnh đó.
Đàn Tác Văn thậm chí còn phát hiện Lý Bạch từng đánh hội đồng trong bài “Thuật cực tặng giang dương tải lục điệu”
So với “tay chơi”, “lưu manh” hợp hơn với Lý Bạch
Cái tên Lý Bạch gắn liền với thi ca, mà một người đã gắn với thi ca có thể đảm bảo rằng người ấy không liên quan tới cái gì “đen tối”? Phải nhớ rằng con người gan to thế nào, Lý Bạch cũng tồi tệ nhiều như thế - trước đây, có người nói Lý Bạch là kẻ mê muội quan lộ, thì thấy có vẻ lạ lùng; giờ đây, lại có người nói Lý Bạch là nhận vật của Hắc đạo (xã hội đen), thì có lẽ không còn mới mẻ. Đọc tin này, người ta không còn kinh ngạc nữa mà chỉ ngờ vực rằng lại là một thủ đoạn bán hàng nữa mà thôi.
Theo lời Đàn Tác Văn, Lý Bạch đời nhà Đường hóa ra chỉ là một tên lưu manh, núp váy đàn bà, đánh hội đồng, mộng tưởng chém người giữa chợ… thật đáng là tay chơi số một đời Đường. Đương nhiên, để chứng minh quan điểm hùng hồn của mình với tư cách một nghiên cứu đáng tin cậy, người nghiên cứu đã viết hẳn một cuốn sách.
Một thi nhân kiệt xuất có thể đồng thời là một “nhân vật Hắc đạo” không? Tôi tin rằng có thể, cũng giống như nhà tư tưởng Khổng Tử còn là “con chó nhà tang”, nhà quân sự Gia Cát Lượng cũng có thể đóng tốt vai “???”, nhà văn Tư Mã Tương Như cũng có thể “cướp tài hiếp sắc, nuôi bồ” vậy. Một người có vĩ đại và cao cả đến đâu, một khi đã bị bới lông tìm vết thì việc tìm ra những vết cũng không có gì là khó. Như ngày nay, biết bao minh tinh, chính trị gia, danh nhân văn hóa dễ dàng bị người khác tìm ra “chuyện xấu xa”, đem ra làm náo loạn dư luận, đồng thời nhanh chóng sản sinh ra một “danh nhân” mới. Có điều “bới lông” những người nổi tiếng ngày nay thì nguy cơ rất lớn, không cẩn thận là bị ra tòa, bồi thường… ngay.
Điều này có thể lý giải tại sao ngày càng nhiều danh nhân lịch sử đột nhiên bị lôi ra làm tâm điểm tranh cãi – dù có bình luận thế nào, “người bị hại” cũng không thể đội mồ lên mà lôi cổ người viết ra trước pháp luật được.
Tiến sĩ Đàn phát hiện Lý Bạch là “tay chơi”, bôi đen bậc thi tiên trong mắt mọi người, đương nhiên không phải là không có tác dụng nào, vì chí ít ông cũng đã có thể đánh thức não cân của người đọc trong nhận thức về các nhân vật lịch sử. Dù như vậy, những động tác ấy cũng có phần bé xé ra to, là lừa dối, thậm chí là lấy lòng thiên hạ.
Bìa cuốn "Lý Bạch - Tay chơi số 1 Đại Đường"
Trong lịch sử văn học Trung Quốc, Lý Bạch là một thi nhân kiệt xuất – suốt đời ông đã làm ra vô số bài thơ, lưu truyền đến nay cũng có gần ngàn bài. Lịch sử Đại Đường và lịch sử văn học Trung Quốc đương nhiên không tính đến quan hệ giữa Lý Bạch và một “tay chơi”, nói gì đến “tay chơi số 1 Đại Đường”, mà đây toàn là “phát minh” của tiến sĩ Đàn, “phát minh” chứ không phải “phát hiện”. “Tay chơi” là từ xuất phát chủ yếu từ Quảng Đông và Hongkong, nó nổi tiếng từ một bộ phim và thường dùng để chỉ một thành viên của xã hội đen, nếu dùng một từ sách vở hơn thì đó là “lưu manh”. Tiến sĩ Đàn dựa vào thơ của Lý Bạch để định danh ông, như thế có lẽ ông đã có rất nhiều từ thay thế tương tự.
Trên thực tế, nếu bỏ qua thân phận “thi tiên”, Lý Bạch cũng là một người hết sức bình thường, ông có sở thích riêng, cuộc sống riêng, những ham muốn riêng; Ông có cá tính khoáng đạt, cởi mở, đồng thời cũng có ý thích chỉ trích người khác; Ông có mặt sáng, cũng có mặt tối… Lý Bạch là người, chứ không phải là tiên. Cuốn sách của Đàn Tác Văn - "Lý Bạch - tay chơi số 1 Đại Đường" - đã “giải phẫu” con người Lý Bạch từ góc độ một người phàm tục áo vải, với sợi dây xuyên suốt là cuộc đời Lý Bạch, từ tác phẩm của ông và những sử liệu liên quan mà tìm ra những chứng cứ có sức thuyết phục nhất, để tìm ra một chân dung Lý Bạch chân thực nhất. Nhưng gần như ngay lập tức, những tri thức chân chính đã lên tiếng phản bác lại quan điểm đó. Lý Bạch là mặt trăng vằng vặc trong tâm thức Trung Hoa. Các nhà văn, nhà đại trí thức đã lên tiếng.
Phản hồi từ phía dư luận
Núp váy đàn bà, đánh hội đồng, lẫn trong đám xã hội đen, mơ tưởng cầm dao chém người giữa chợ… một tay chơi như thế có thể đặt một dấu “ - ” nối với hình tượng “thi tiên” Lý Bạch hay không?
Tiến sĩ Văn học cổ đại, Đại học Bắc Kinh, giảng sư Học viện Văn học, Đại học Sư phạm Thủ đô Đàn Tác Văn kiên trì cho rằng, Lý Bạch là tay chơi số một triều Đường.
Cuốn sách “Ghi chép thật về tay chơi số một của Đại Đường: Lý Bạch” (Nguyên văn: “Đại Đường đệ nhất cổ hoặc tử Lý Bạch thực lục”) do ông biên soạn vừa ra mắt đã nhập thêm vào làn gió ngược, góp thành những cơn tranh cãi không kém cấp độ bão.
Lý Bạch mặc dầu đề cao nghĩa hiệp, nhưng mộng tưởng của các hiệp khách không hề là “chém người giữa chợ”, mà là trong lúc cần thiết có thể hy sinh bản thân, xả thân vì nghĩa dân nghĩa nước. Một tiến sĩ văn học cổ đại vì sao lại không thể hiểu được thi tiên Lý Bạch nhỉ? Thật ra, một số người chẳng qua cố tình làm vậy đề chiều theo thị hiếu, từ đó vun quén danh lợi.
Kể từ khi điện ảnh truyền hình tiếm ngôi, cơn cuồng triều “lịch sử tiêu dùng” dần dần mở rộng sang các lĩnh vực văn hóa khác. Tuy nhiên, giả sử “lịch sử tiêu dùng” diễn biến thành một dạng giải thích học có mô thức cố định thì lại khiến thẩm mỹ con người mệt mỏi – biến “thiếp” thành “bồ”, biến “hiệp khách” thành “tay chơi”, biến “vâng” thành “yes”, biến “Binh bộ thượng thư” thành “Bộ trưởng Quốc phòng”, biến “Thư tự tiến cử” thành “Đơn xin việc”, những diễn giải buồn cười nhạt nhẽo đó ngoài chuyện có thể đem lại hiệu ứng nhãn cầu trong thời gian ngắn ra còn có gì có thể tiếp thu?
Nhưng, để Lý Bạch trở thành một tay chơi, để Trang Tử trở thành Carnegie, quả thực có thể cho các tay chơi văn hóa ăn một bữa cơm nhờ của văn hóa. (Lưu Bội, theo Pháp luật vãn báo)
Lục Thiên Minh (nhà văn):
Công nghệ làm ra loại tri thức nực cười này đáng để chúng ta hoài nghi và ngẫm nghĩ, “Tôi cho rằng đã đến lúc cần có người đứng lại để nói cho ra nhẽ”. Khi biết rằng người có quan điểm này là một tiến sĩ ở Đại học Bắc Kinh, Lục Thiên Minh càng kinh ngạc, “Lý Bạch đã đứng sừng sững bằng chính tác phẩm của mình, bất kể là người có học hay không có học đều đã ít nhiều được đọc qua, phẩm chất nghệ thuật của thi nhân là không cần phải bàn cãi. Việc làm này của ông ta có khác gì của “ả phù dung”? Rất nhiều lừa lọc, thậm chí không bằng việc làm thuốc giả. Như vậy chỉ tự làm mất mặt mình, tổn hại đến hình ảnh của mình, động thổ ngay trên đầu tổ tông mình, thật là một sự sỉ nhục.
Trần Thôn (nhà văn):
Tôi đã đọc được tin này trên mạng, nhưng không mở ra xem, cảm giác đầu tiên lúc đó là lại một kẻ tâm thần nữa ra đời. Thật ra, để ứng xử với loại người này, thái độ tốt nhất là đừng để ý đến ông ta, bạn càng chửi ông ta thì có lẽ ông ta càng lấy làm sung sướng, bởi vì đó chính là điều mà ông ta muốn hướng tới. Chửi ông ta nghĩa là giúp ông ta nổi tiếng mà thôi.
Kim Lệ Hồng (người làm xuất bản):
Tôi không đọc sách, tôi nghĩ chỉ có cái tên là “rụng rời” thôi, chứ kỳ thực trong đó chẳng có gì. Một số người đã dùng cách này làm thủ đoạn để bán sách ra thị trường, một thủ đoạn marketing hạng bét. Thật ra như thế là coi thường độc giả, ngỡ rằng trong sách có chửi mắng xiên xẹo thì bạn đọc sẽ hưởng ứng. Trước đây giáo sư Lý Linh của Đại học Bắc Kinh có viết về Khổng Tử, cũng dùng một tiêu đề thật kinh người: “Tang gia cẩu: Tôi đọc Luận Ngữ”, cho rằng cái tên sách đó có thể giật gân, kỳ thực sách chưa chắc đã ra gì.
Đại diện Nhà xuất bản Trung Quốc đương đại:
Đại diện phía nhà xuất bản - ông Châu Ngũ Nhất - nói: Khi nhận được bản thảo cuốn sách, NXB cũng không suy tính quá nhiều, chỉ thấy biên tập đưa lên, nói rằng đây là một cuốn sách nói về Lý Bạch của một tiến sĩ ở Đại học Bắc Kinh. “Nghĩ đến chuyện văn hóa truyền thống đang sốt, được, vậy thì cho xuất bản. Nói thật, lúc đó cuốn sách cũng chưa có lời đánh giá gì là tốt, dự định cho in 8.000 bản. Không ngờ sách vừa ra thì đã gây ầm ĩ trên mạng, thậm chí có rất nhiều lời phê bình, đó là việc ngoài dự liệu của chúng tôi. Nếu ảnh hưởng xã hội thật sự không tốt, chúng tôi sẽ có biện pháp xử lý, cùng lắm là không phát hành nữa.”
Tiến sĩ Đàn và cách nghĩ mới về Thi tiên Lý Bạch
Lý Bạch là một tay chơi ư?
“Tay chơi” là từ thường dùng để chỉ một thành viên thuộc xã hội đen, nếu tìm một từ chính thống hơn để thay thế, thì đó là “lưu manh”. Để chứng minh quan điểm coi thi tiên Lý Bạch chỉ là một tay chơi hay tên lưu manh, trong cuốn sách của mình, Đàn Tác Văn đã đưa ra không ít chứng cứ.
Đàn Tác Văn cho rằng, Lý Bạch đề cao hiệp khách, nhưng hiệp khách trong thời cổ đại là một từ gây tranh cãi, nói về chính diện thì đó là nghĩa sĩ, phản diện thì đó là lưu manh. Tiến sĩ Đàn dựa trên các câu thơ của Lý Bạch để phân tích và khẳng định Lý Bạch thích đánh hội đồng, mộng tưởng giết người giữa chợ. Trong bài thơ “Tặng Tòng Huynh…???”, có câu: “Kết phát vị thức sự, sở giao tận hào hùng”. Tôi đã bện tóc rồi, mà vẫn chưa hiểu đạo đời, những người đã kết giao đều là tay chơi trứ danh, đều là anh hùng hào hiệp. “Thác thân bạch đao lý, sát nhân hồng tiêm trung”, đây chính là lý tưởng của Lý Bạch, chém người giữa chợ. Đương nhiên, việc hành hiệp trượng nghĩa của ông sẽ nổi như cồn trong bối cảnh đó.
Đàn Tác Văn thậm chí còn phát hiện Lý Bạch từng đánh hội đồng trong bài “Thuật cực tặng giang dương tải lục điệu”
So với “tay chơi”, “lưu manh” hợp hơn với Lý Bạch
Cái tên Lý Bạch gắn liền với thi ca, mà một người đã gắn với thi ca có thể đảm bảo rằng người ấy không liên quan tới cái gì “đen tối”? Phải nhớ rằng con người gan to thế nào, Lý Bạch cũng tồi tệ nhiều như thế - trước đây, có người nói Lý Bạch là kẻ mê muội quan lộ, thì thấy có vẻ lạ lùng; giờ đây, lại có người nói Lý Bạch là nhận vật của Hắc đạo (xã hội đen), thì có lẽ không còn mới mẻ. Đọc tin này, người ta không còn kinh ngạc nữa mà chỉ ngờ vực rằng lại là một thủ đoạn bán hàng nữa mà thôi.
Theo lời Đàn Tác Văn, Lý Bạch đời nhà Đường hóa ra chỉ là một tên lưu manh, núp váy đàn bà, đánh hội đồng, mộng tưởng chém người giữa chợ… thật đáng là tay chơi số một đời Đường. Đương nhiên, để chứng minh quan điểm hùng hồn của mình với tư cách một nghiên cứu đáng tin cậy, người nghiên cứu đã viết hẳn một cuốn sách.
Một thi nhân kiệt xuất có thể đồng thời là một “nhân vật Hắc đạo” không? Tôi tin rằng có thể, cũng giống như nhà tư tưởng Khổng Tử còn là “con chó nhà tang”, nhà quân sự Gia Cát Lượng cũng có thể đóng tốt vai “???”, nhà văn Tư Mã Tương Như cũng có thể “cướp tài hiếp sắc, nuôi bồ” vậy. Một người có vĩ đại và cao cả đến đâu, một khi đã bị bới lông tìm vết thì việc tìm ra những vết cũng không có gì là khó. Như ngày nay, biết bao minh tinh, chính trị gia, danh nhân văn hóa dễ dàng bị người khác tìm ra “chuyện xấu xa”, đem ra làm náo loạn dư luận, đồng thời nhanh chóng sản sinh ra một “danh nhân” mới. Có điều “bới lông” những người nổi tiếng ngày nay thì nguy cơ rất lớn, không cẩn thận là bị ra tòa, bồi thường… ngay.
Điều này có thể lý giải tại sao ngày càng nhiều danh nhân lịch sử đột nhiên bị lôi ra làm tâm điểm tranh cãi – dù có bình luận thế nào, “người bị hại” cũng không thể đội mồ lên mà lôi cổ người viết ra trước pháp luật được.
Tiến sĩ Đàn phát hiện Lý Bạch là “tay chơi”, bôi đen bậc thi tiên trong mắt mọi người, đương nhiên không phải là không có tác dụng nào, vì chí ít ông cũng đã có thể đánh thức não cân của người đọc trong nhận thức về các nhân vật lịch sử. Dù như vậy, những động tác ấy cũng có phần bé xé ra to, là lừa dối, thậm chí là lấy lòng thiên hạ.
Bìa cuốn "Lý Bạch - Tay chơi số 1 Đại Đường"
Trong lịch sử văn học Trung Quốc, Lý Bạch là một thi nhân kiệt xuất – suốt đời ông đã làm ra vô số bài thơ, lưu truyền đến nay cũng có gần ngàn bài. Lịch sử Đại Đường và lịch sử văn học Trung Quốc đương nhiên không tính đến quan hệ giữa Lý Bạch và một “tay chơi”, nói gì đến “tay chơi số 1 Đại Đường”, mà đây toàn là “phát minh” của tiến sĩ Đàn, “phát minh” chứ không phải “phát hiện”. “Tay chơi” là từ xuất phát chủ yếu từ Quảng Đông và Hongkong, nó nổi tiếng từ một bộ phim và thường dùng để chỉ một thành viên của xã hội đen, nếu dùng một từ sách vở hơn thì đó là “lưu manh”. Tiến sĩ Đàn dựa vào thơ của Lý Bạch để định danh ông, như thế có lẽ ông đã có rất nhiều từ thay thế tương tự.