Văn nghệ phụng sự kháng chiến, nhưng kháng chiến đem đến cho văn nghệ một sức sống mới. Sắt lửa mặt

  • Thread starter Thread starter Butchi
  • Ngày gửi Ngày gửi

Butchi

VPP Sơn Ca
Xu
92
Bình luận ý kiến của nhà văn Nguyễn Đình Thi: “Văn nghệ phụng sự kháng chiến, nhưng kháng chiến đem đến cho văn nghệ một sức sống mới. Sắt lửa mặt trận đang đúc nên văn nghệ mới của chúng ta” (Nhận đường)

GỢI Ý LÀM BÀI


Từ mối quan hệ giữa văn nghệ và kháng chiến (hiện thực cuộc sống) thấy rõ bản chất và đặc trưng của nền văn nghệ mới của chúng ta từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975. Có thể bình luận những ý sau đây:

  • Văn nghệ phụng sự kháng chiến: Đó là mục đích hướng tới của nền văn nghệ mới. Nó phải gắn bó mật thiết với vận mệnh chung của đất nước, phải phục vụ cuộc sống của nhân dân mà ở đây chính là cuộc sống đánh giặc để bảo vệ độc lập tự do của đất nước.
  • Kháng chiến đem đến cho văn nghệ một sức sống mới: Hiện thực cách mạng – kháng chiến của dân tộc đã dem đến cho văn nghệ những chất liệu sống phong phú, những cảm hứng nồng nàn để tạo ra các tác phẩm tốt. Chính cuộc kháng chiến đã đem đến cho văn nghệ một sức sống mới trẻ trung, khỏe khoắn, để văn nghệ có thể phụng sự kháng chiến tốt hơn. Ý này đã được hình tượng hóa và nhấn mạnh thêm bằng câu: “Sắt lửa mặt trận đang đúc nên văn nghệ mới của chúng ta”.
  • Như vậy là, qua mối quan hệ nói trên giữa văn nghệ và kháng chiến, ta thấy được bản chất và đặc trưng của nền văn nghệ mới, đó là một nền văn nghệ của nhân dân, gắn bó mật thiết với vận mệnh của đất nước, từ cuộc sống cách mạng của nhân dân, của đất nước theo mô hình “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận” và nhà văn là “chiến sĩ trên mặt trận ấy” (Hồ Chí Minh)

Cách nói với hai ý “ngược” nhau nhưng lại thống nhất với nhau khiến luận điểm càng thêm sâu sắc.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top