Hide Nguyễn
Du mục số
- Xu
- 1,943
Tác giả: Lê Đỗ Huy
Hai thập niên sau ngày Liên Xô tan rã, đã có những tín hiệu cho thấy những trang sách thời Xô Viết đang được lật giở lại. Xem ra, văn học thời Xô Viết đậm chất nhân bản đâu dễ bị loại ra khỏi tâm tưởng người đọc, cả ở nước Nga lẫn nước ngoài.
LTS: Cách xa nước Nga hàng vạn dặm, tại Hà Nội, văn học thiếu nhi Xô Viết “đang trở lại ấn tượng” với những tác phẩm lần đầu ra mắt bạn đọc tiếng Việt. Đây là biểu hiện phục hưng của nền văn học đậm chất Xô Viết hay chỉ là cao đỉnh của “dẫu lìa ngó ý …”?
Từ điểm nhìn tham chiếu
Phiêu diêu cùng “Dế mèn”, thiếu nhi Hà Nội của những năm sau tiếp quản cũng từng ngủ thiếp đi trong lời mẹ đọc truyện ông già Khốt-ta-bít, tướng cướp Bác-ma-lêy (Bác sĩ Aibôlít), Phi-li-pốc đi học; từng bị hớp hồn bởi những truyện cổ Nga được Liên Xô hào phóng in cả tập dày bằng tiếng Việt, với tranh minh hoạ đẹp như trong mơ; từng bị gọi là “Mít-đặc” mỗi lần không thuộc bài …
Lớn chút nữa, chúng ta mê mải với “Timua và đồng đội”. Những thần tượng thiếu niên Xô Viết ấy vẫn thân thuộc với ta cả hôm nay, khi đã biết rằng, thanh thiếu niên Liên Xô đã không thể tự phát lập ra bất cứ tổ chức “ngoài luồng” nào, dù thiện nguyện.
Xem truyện cổ Nga qua phim Xô Viết, trong tiếng Việt xuất hiện từ “Chéc” (quỷ lùn Tréc-nơ-mo, Ruslan và Ludmila), khổ cho những ai bị gán cho biệt hiệu ấy. Chúng ta từng vò đầu bứt tóc để tìm hiểu nhân cách Petchorin của Lermontov. Rồi bị giằng xé giữa tấm gương ái quốc của Taras Bulba với cốt cách chung tình của con trai ông, bị cha giết theo mô-típ An Dương Vương - sự tích Nỏ thần. Rồi đến lúc những ai không tỏ ra nồng nhiệt tôn thờ hình tượng Pavel Korchagin có thể bị chậm vào Đoàn... Chúng ta kính trọng “Ruồi trâu” (đến Việt Nam qua bản dịch từ tiếng Nga), có pha chút lo lắng, (nếu là mình) liệu mình có dám từ bỏ vinh hoa phú quý để dấn thân vào con đường: “gươm kề cổ, súng kề tai”, không vỡ ngay ra được rằng chính cha ông của mình đã từng chọn Đường Kách mệnh …
Nhân vật Mít Đặc trong cuốn truyện "Chuyện phiêu lưu của Mít Đặc và các bạn".
Nguồn ảnh: Wikipedia
Không chỉ có giới học giả, mà cả độc giả nay ở tuổi đầu bạc, đều chung cảm nhận rằng văn học Xô Viết từng tiếp thêm nguồn cảm hứng có tính cách mạng cho người Việt Nam trong cuộc kháng chiến lâu dài, gian khổ; đã ảnh hưởng tới hoạt động sáng tác, và nhất là tới chiến đấu và lao động. Những dòng thơ, trang văn xuôi như “Đợi anh về” của K. Simonov, “Thép đã tôi thế đấy" của N. Ostrovsky, “Cơn bão táp” của I. Erenburrg, “Chuyện một người chân chính” của B. Polevoi, “Bông hồng vàng” của Paustovsky... đã vang lên bên “bục giảng dưới hầm sâu”, giữa những trận bom Mỹ. Sách văn học Xô Viết từng được tìm thấy bên xác của các chiến sĩ giải phóng quân.
Nhìn chung, ít nhất đã có hai thế hệ người đọc Việt Nam từng ngập vào những ấn phẩm đồ sộ của văn học Xô Viết và cả kinh điển văn học Nga, có lúc là nguồn ngoại văn gần như duy nhất. Gần đây, có nhà nghiên cứu cũng tìm thấy trong Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm những tiếng vọng của văn học Xô Viết.
Những năm 80, mỗi chàng trai đều có thể trở thành một dị bản trớ trêu của “Cánh buồm đỏ thắm” ở Hà Nội, khi nhận thấy nàng Alice cạnh nhà (Living next door to Alice – Ban nhạc Smokie) vừa được một chiếc xe máy Peugeout 102 đỏ thắm đón đi...
Nhưng những câu thần chú như “Hồng hồng xám xám …” của Hoàng tử Ivan từng ngân nga như bài hát của tuổi thơ, để rồi báo ứng hôm nay, mỗi khi ta bất ngờ gặp quý nhân - thường là bạn bè thân thiết, hay con cháu họ, từ một thời đã xa. Những trang sách tuổi thơ theo ta mãi, bất chấp thực dụng, vô cảm, chụp giật.
Trải qua một cuộc bể dâu …
Nhưng, đối với thế hệ nhà văn Nga sinh trưởng trước cách mạng tháng Mười, nhiều người đã phải trải qua cuộc hoá thân, lột xác, để có được - hoặc vay mượn - bản chất của giai cấp mà họ không phải là đại biểu. Không phải ai cũng làm nổi điều đó, như bá tước Alexei Tolstoy. Nhiều nhà văn Nga phải rời đất nước Xô Viết, chịu phận lưu vong. Một số khác nhận thấy mình giữa hàng vạn tù nhân trong các trại tập trung khủng khiếp kiểu gulag của Stalin. Có những người, bất chấp trả giá, vẫn đi theo khuynh hướng sáng tác của riêng mình, như Blok, Esenin, Bulgakov ….
Tại một cửa hàng sách.
Cho dù hình mẫu trung tâm của văn học hiện thực XHCN là người bôn-sê-vích, với ý chí thép, nền văn học này đã không làm mất chất lãng mạn của con người Nga. Hơn nữa, văn học Xô Viết còn phản ảnh được những nền nếp về đạo đức của xã hội Xô Viết, mà người Nga chân chính hôm nay vẫn mong tái hiện.
Nhiệm vụ của nền văn học kiểu mới là xây dựng con người mới của xã hội mới – xã hội Xô Viết, vì thế văn chương cũng cần được Xô Viết hoá (sovietize), dù ép buộc, nhất là từ 1932, khi Stalin định nghĩa phương pháp sáng tác hiện thực XHCN cho văn học và nghệ thuật. Vẽ tranh, làm thơ, viết văn, soạn kịch … đều phải tuân thủ mục tiêu vạch trần tội ác của chủ nghĩa tư bản, ngợi ca CNXH, để khêu gợi tình cảm cách mạng trong độc giả, khán giả, đốt nóng trí tuệ quần chúng bằng phẫn nộ chính đáng.
Nhà văn Xô Viết, được ví như người kiến trúc sư tâm hồn, có nhiệm vụ tác động lên người đọc như nhà tuyên huấn (propagandist); phải tạo dựng được hình tượng anh hùng, có hành vi chủ quan và khát vọng cá nhân phù hợp với tiến trình khách quan của cuộc cách mạng tất thắng trên toàn cầu. Nhân vật trung tâm của tác phẩm nhất thiết phải là chính diện, tích cực, phải là người anh hùng trong chiến đấu và lao động. Nhưng may thay khi có những ngoại lệ của buổi đầu, như Sông Đông êm đềm của M. Solokhov, hay Chiến bại của A. Fadeev.
Không khan hiếm lắm nguyên mẫu để xây dựng hình tượng người anh hùng trong hiệp đầu cuộc đấu ai thắng ai (кто кого): trong thời nội chiến, thời kỳ công nghiệp hoá, hợp tác hoá tưng bừng của Stalin, trong Chiến tranh vệ quốc vĩ đại, cũng như trong những năm hào hùng phát triển kinh tế theo chiều rộng, mãi cho tới nửa đầu thập kỷ 70, khi Mỹ rút được ra khỏi vũng lầy chiến tranh ở Việt Nam.
Muôn vàn thách thức đã lộ diện trong lòng xã hội Xô Viết cuối thập kỷ 70, với cả văn học lẫn nghệ thuật. Đó là những năm kinh tế Liên xô sa lầy trong xu thế tất yếu phải chuyển hướng phát triển theo chiều sâu, nay được mệnh danh là thời đại “trì trệ”, dưới triều Brejnev. Các nhà văn hẳn đã khó chọn được nhân vật chính của mình khớp với khuôn mẫu truyền thống của văn chương hiện thực xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, thủ pháp văn học và tài năng - có thể là nhất thời của một số nhà văn, vẫn tạo nên những tác phẩm bán chạy, tiếp tục ru ngủ người đọc về những thánh thần của một thiên đường ảo tưởng.
Xã hội đặc quyền, đặc lợi đã sản sinh một số nhà văn có thu nhập cao nhờ viết tác phẩm “ăn khách”, được nhà nước phát hành số lượng lớn, và được tái bản liên tục. Những tài năng tầm thường trong họ sẽ bị chôn vùi ngay vào thời điểm bão táp tư bản hoá vần vũ khắp nước Nga, đầu thập kỷ 90. Nhưng trước đó, cũng định dạng một dòng văn học Xô Viết “trăn trở”, mà người đọc Việt Nam từng biết đến ít nhất một đại biểu của nó: tiểu thuyết Thao thức. Tác giả A. Kron đã cố gắng phản ảnh một xã hội Xô Viết đa chiều hơn, nhiều màu sắc hơn, nhưng trơ tráo hơn.
Cuộc chiến ở Afghanistan không đem lại những hình tượng anh hùng trong chiến đấu cho văn chương. Một nền văn học được xem là phương tiện để giành những mục tiêu chính trị, đã tỏ ra bất lực khi cần phản ảnh thế giới quan, nhân sinh quan của người lính Xô Viết anh dũng trong thực hiện nhiệm vụ quốc tế, nhưng bại trận; hay hình ảnh người thanh niên “vừa hồng vừa chuyên” trong xung đột tuyệt vọng với tham ô tập thể, và thói lạm quyền. Bắt đầu đóng băng những hứng khởi trong thể hiện “tính Đảng, tính nhân dân, tính thiết thực” - các nguyên tắc của văn nghệ hiện thực xã hội chủ nghĩa Xô Viết, trong điều kiện cách mạng thoái trào, kinh tế tụt hậu, luân lý đảo điên …
Liên Xô sụp, cũng sụp luôn đỉnh núi tuyết là dòng văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa Xô Viết (соцреализм). Văn học hiện thực XHCN Xô Viết đã không thể trở thành “kinh điển” như văn học Nga, trong không gian địa chính trị hậu Xô Viết.
Nguồn : VNN
Hai thập niên sau ngày Liên Xô tan rã, đã có những tín hiệu cho thấy những trang sách thời Xô Viết đang được lật giở lại. Xem ra, văn học thời Xô Viết đậm chất nhân bản đâu dễ bị loại ra khỏi tâm tưởng người đọc, cả ở nước Nga lẫn nước ngoài.
LTS: Cách xa nước Nga hàng vạn dặm, tại Hà Nội, văn học thiếu nhi Xô Viết “đang trở lại ấn tượng” với những tác phẩm lần đầu ra mắt bạn đọc tiếng Việt. Đây là biểu hiện phục hưng của nền văn học đậm chất Xô Viết hay chỉ là cao đỉnh của “dẫu lìa ngó ý …”?
Từ điểm nhìn tham chiếu
Phiêu diêu cùng “Dế mèn”, thiếu nhi Hà Nội của những năm sau tiếp quản cũng từng ngủ thiếp đi trong lời mẹ đọc truyện ông già Khốt-ta-bít, tướng cướp Bác-ma-lêy (Bác sĩ Aibôlít), Phi-li-pốc đi học; từng bị hớp hồn bởi những truyện cổ Nga được Liên Xô hào phóng in cả tập dày bằng tiếng Việt, với tranh minh hoạ đẹp như trong mơ; từng bị gọi là “Mít-đặc” mỗi lần không thuộc bài …
Lớn chút nữa, chúng ta mê mải với “Timua và đồng đội”. Những thần tượng thiếu niên Xô Viết ấy vẫn thân thuộc với ta cả hôm nay, khi đã biết rằng, thanh thiếu niên Liên Xô đã không thể tự phát lập ra bất cứ tổ chức “ngoài luồng” nào, dù thiện nguyện.
Xem truyện cổ Nga qua phim Xô Viết, trong tiếng Việt xuất hiện từ “Chéc” (quỷ lùn Tréc-nơ-mo, Ruslan và Ludmila), khổ cho những ai bị gán cho biệt hiệu ấy. Chúng ta từng vò đầu bứt tóc để tìm hiểu nhân cách Petchorin của Lermontov. Rồi bị giằng xé giữa tấm gương ái quốc của Taras Bulba với cốt cách chung tình của con trai ông, bị cha giết theo mô-típ An Dương Vương - sự tích Nỏ thần. Rồi đến lúc những ai không tỏ ra nồng nhiệt tôn thờ hình tượng Pavel Korchagin có thể bị chậm vào Đoàn... Chúng ta kính trọng “Ruồi trâu” (đến Việt Nam qua bản dịch từ tiếng Nga), có pha chút lo lắng, (nếu là mình) liệu mình có dám từ bỏ vinh hoa phú quý để dấn thân vào con đường: “gươm kề cổ, súng kề tai”, không vỡ ngay ra được rằng chính cha ông của mình đã từng chọn Đường Kách mệnh …
Nhân vật Mít Đặc trong cuốn truyện "Chuyện phiêu lưu của Mít Đặc và các bạn".
Nguồn ảnh: Wikipedia
Nhìn chung, ít nhất đã có hai thế hệ người đọc Việt Nam từng ngập vào những ấn phẩm đồ sộ của văn học Xô Viết và cả kinh điển văn học Nga, có lúc là nguồn ngoại văn gần như duy nhất. Gần đây, có nhà nghiên cứu cũng tìm thấy trong Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm những tiếng vọng của văn học Xô Viết.
Những năm 80, mỗi chàng trai đều có thể trở thành một dị bản trớ trêu của “Cánh buồm đỏ thắm” ở Hà Nội, khi nhận thấy nàng Alice cạnh nhà (Living next door to Alice – Ban nhạc Smokie) vừa được một chiếc xe máy Peugeout 102 đỏ thắm đón đi...
Nhưng những câu thần chú như “Hồng hồng xám xám …” của Hoàng tử Ivan từng ngân nga như bài hát của tuổi thơ, để rồi báo ứng hôm nay, mỗi khi ta bất ngờ gặp quý nhân - thường là bạn bè thân thiết, hay con cháu họ, từ một thời đã xa. Những trang sách tuổi thơ theo ta mãi, bất chấp thực dụng, vô cảm, chụp giật.
Trải qua một cuộc bể dâu …
Nhưng, đối với thế hệ nhà văn Nga sinh trưởng trước cách mạng tháng Mười, nhiều người đã phải trải qua cuộc hoá thân, lột xác, để có được - hoặc vay mượn - bản chất của giai cấp mà họ không phải là đại biểu. Không phải ai cũng làm nổi điều đó, như bá tước Alexei Tolstoy. Nhiều nhà văn Nga phải rời đất nước Xô Viết, chịu phận lưu vong. Một số khác nhận thấy mình giữa hàng vạn tù nhân trong các trại tập trung khủng khiếp kiểu gulag của Stalin. Có những người, bất chấp trả giá, vẫn đi theo khuynh hướng sáng tác của riêng mình, như Blok, Esenin, Bulgakov ….
Tại một cửa hàng sách.
Cho dù hình mẫu trung tâm của văn học hiện thực XHCN là người bôn-sê-vích, với ý chí thép, nền văn học này đã không làm mất chất lãng mạn của con người Nga. Hơn nữa, văn học Xô Viết còn phản ảnh được những nền nếp về đạo đức của xã hội Xô Viết, mà người Nga chân chính hôm nay vẫn mong tái hiện.
Nhiệm vụ của nền văn học kiểu mới là xây dựng con người mới của xã hội mới – xã hội Xô Viết, vì thế văn chương cũng cần được Xô Viết hoá (sovietize), dù ép buộc, nhất là từ 1932, khi Stalin định nghĩa phương pháp sáng tác hiện thực XHCN cho văn học và nghệ thuật. Vẽ tranh, làm thơ, viết văn, soạn kịch … đều phải tuân thủ mục tiêu vạch trần tội ác của chủ nghĩa tư bản, ngợi ca CNXH, để khêu gợi tình cảm cách mạng trong độc giả, khán giả, đốt nóng trí tuệ quần chúng bằng phẫn nộ chính đáng.
Nhà văn Xô Viết, được ví như người kiến trúc sư tâm hồn, có nhiệm vụ tác động lên người đọc như nhà tuyên huấn (propagandist); phải tạo dựng được hình tượng anh hùng, có hành vi chủ quan và khát vọng cá nhân phù hợp với tiến trình khách quan của cuộc cách mạng tất thắng trên toàn cầu. Nhân vật trung tâm của tác phẩm nhất thiết phải là chính diện, tích cực, phải là người anh hùng trong chiến đấu và lao động. Nhưng may thay khi có những ngoại lệ của buổi đầu, như Sông Đông êm đềm của M. Solokhov, hay Chiến bại của A. Fadeev.
Không khan hiếm lắm nguyên mẫu để xây dựng hình tượng người anh hùng trong hiệp đầu cuộc đấu ai thắng ai (кто кого): trong thời nội chiến, thời kỳ công nghiệp hoá, hợp tác hoá tưng bừng của Stalin, trong Chiến tranh vệ quốc vĩ đại, cũng như trong những năm hào hùng phát triển kinh tế theo chiều rộng, mãi cho tới nửa đầu thập kỷ 70, khi Mỹ rút được ra khỏi vũng lầy chiến tranh ở Việt Nam.
Muôn vàn thách thức đã lộ diện trong lòng xã hội Xô Viết cuối thập kỷ 70, với cả văn học lẫn nghệ thuật. Đó là những năm kinh tế Liên xô sa lầy trong xu thế tất yếu phải chuyển hướng phát triển theo chiều sâu, nay được mệnh danh là thời đại “trì trệ”, dưới triều Brejnev. Các nhà văn hẳn đã khó chọn được nhân vật chính của mình khớp với khuôn mẫu truyền thống của văn chương hiện thực xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, thủ pháp văn học và tài năng - có thể là nhất thời của một số nhà văn, vẫn tạo nên những tác phẩm bán chạy, tiếp tục ru ngủ người đọc về những thánh thần của một thiên đường ảo tưởng.
Xã hội đặc quyền, đặc lợi đã sản sinh một số nhà văn có thu nhập cao nhờ viết tác phẩm “ăn khách”, được nhà nước phát hành số lượng lớn, và được tái bản liên tục. Những tài năng tầm thường trong họ sẽ bị chôn vùi ngay vào thời điểm bão táp tư bản hoá vần vũ khắp nước Nga, đầu thập kỷ 90. Nhưng trước đó, cũng định dạng một dòng văn học Xô Viết “trăn trở”, mà người đọc Việt Nam từng biết đến ít nhất một đại biểu của nó: tiểu thuyết Thao thức. Tác giả A. Kron đã cố gắng phản ảnh một xã hội Xô Viết đa chiều hơn, nhiều màu sắc hơn, nhưng trơ tráo hơn.
Cuộc chiến ở Afghanistan không đem lại những hình tượng anh hùng trong chiến đấu cho văn chương. Một nền văn học được xem là phương tiện để giành những mục tiêu chính trị, đã tỏ ra bất lực khi cần phản ảnh thế giới quan, nhân sinh quan của người lính Xô Viết anh dũng trong thực hiện nhiệm vụ quốc tế, nhưng bại trận; hay hình ảnh người thanh niên “vừa hồng vừa chuyên” trong xung đột tuyệt vọng với tham ô tập thể, và thói lạm quyền. Bắt đầu đóng băng những hứng khởi trong thể hiện “tính Đảng, tính nhân dân, tính thiết thực” - các nguyên tắc của văn nghệ hiện thực xã hội chủ nghĩa Xô Viết, trong điều kiện cách mạng thoái trào, kinh tế tụt hậu, luân lý đảo điên …
Liên Xô sụp, cũng sụp luôn đỉnh núi tuyết là dòng văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa Xô Viết (соцреализм). Văn học hiện thực XHCN Xô Viết đã không thể trở thành “kinh điển” như văn học Nga, trong không gian địa chính trị hậu Xô Viết.
Nguồn : VNN