Hide Nguyễn
Du mục số
- Xu
- 1,943
ND – Ðời sống văn học trẻ hiện nay đang nổi lên một số hiện tượng: sự xuất hiện ồ ạt của những tác phẩm được “khai sinh” từ mạng in-tơ-nét, vấn đề giới tính được đề cập khá cởi mở trong văn học, ngày càng có nhiều tác giả trẻ tìm đến với thể loại tiểu thuyết. Xin anh/chị cho biết ý kiến của mình trước những sự chuyển động này trong đời sống văn học?
Ðặng Thiều Quang: Với tôi mạng internet chỉ là phương tiện truyền tải, điều tôi quan tâm là bản thân những tác phẩm, là những văn bản, là phong cách, giọng văn. Xu hướng các tác giả trẻ tìm đến thể loại tiểu thuyết là tự nhiên và tích cực, vì tiểu thuyết thể hiện được những khía cạnh phức tạp, những vấn đề đa dạng của cuộc sống, mà các loại hình nghệ thuật khác không thể hiện được. Có thể nói thể loại tiểu thuyết là nơi các tác giả thoải mái thể hiện khả năng của mình, hầu như không có một rào cản nào hết, ngoài sự tiết chế của chính tác giả. Vấn đề giới tính trong văn học, có vẻ gần đây đã được đề cập đến khá cởi mở trong văn học, như nó đáng được như vậy. Tôi luôn cho rằng vấn đề tính dục là quan trọng, là chủ đề vô tận cho các nhà văn. Vấn đề là viết về nó như thế nào mà thôi.
Di Li: Về văn học mạng, về giới tính cởi mở, tôi cho rằng trước chưa có trong văn học thì nay nó xuất hiện, dù muộn hơn nước láng giềng Trung Quốc dăm năm. Rồi theo trào lưu nó cũng sẽ lại thoái trào để thay thế bằng một dòng văn học khác. Còn những tác giả trẻ tìm đến tiểu thuyết, có thể họ có nhiều vấn đề cần nhiều giấy để giãi bày hơn chăng?
Phan Lê Trung Tín: Thời đại của công nghệ, sự truyền đạt thông tin nhanh chóng ngày càng cần thiết hơn trong cuộc sống hiện đại. Internet cũng là một “kênh” thông tin, một phương tiện truyền tải, công bố, nên chẳng có gì ngạc nhiên khi nhiều tác giả đã dùng “kênh” này để giới thiệu tác phẩm của mình. Internet rất phóng khoáng, tác phẩm sẽ không bị một đội ngũ biên tập khó tính cắt xén bài, hoặc tệ nhất là không sử dụng. Tuy nhiên, với vị trí một người đọc, tôi luôn biết cách để chọn lựa những gì mình cần đọc, và những gì là không. Không phải tác phẩm nào được tung lên mạng, cũng được gán vào đó hai từ “văn học”. Quan trọng là mình có đủ chín chắn để chắt lọc hay không.
Còn về vấn đề “giới tính”, thật ra văn học nước ngoài đã có những tác phẩm đề cập đến giới tính từ rất lâu. Văn học Việt Nam lại chỉ mới “bùng nổ” trong những năm gần đây, và tạo nên một “hiện tượng” mới cho văn học nước nhà. Tôi không ác cảm khi đề cập đến vấn đề giới tính vào tác phẩm. Nghệ thuật của người cầm bút là luôn biết cách thi vị hóa mọi vấn đề, trong tận cùng của sự đen tối, là một ánh sáng. Nếu tác giả đủ chín chắn và từng trải sẽ có thể dễ dàng thực hiện được điều đó để chinh phục người đọc. Tuy nhiên, cái gì lạm dụng thái quá lại trở nên nhàm chán và khó gây thiện cảm với mọi người. Nếu cảm thấy mình chưa đủ khả năng để “chinh phục” thì đừng nên đem “giới tính” để làm cái tít thôi thúc sự tò mò của độc giả. Một người viết chân chính sẽ không ai làm việc đó.
Tiểu thuyết là một cuộc chơi đường dài, giới trẻ ngày nay nhiều người thích phiêu lưu, mạo hiểm, và thích bộc lộ tài năng của chính mình, nên việc nhiều cây bút trẻ đã bắt đầu viết tiểu thuyết là chuyện rất dễ hiểu. Tôi thấy đây là vấn đề rất bình thường, ai cũng cần phải được thử thách mới biết được khả năng của mình. Ðã có rất nhiều bạn đã thành công trong công việc này, và tôi cảm thấy vui vì điều đó. Tôi ủng hộ họ.
- Có lẽ đã khá lâu vấn đề nông dân – nông thôn như một đề tài của văn học mới được dấy lên khá rầm rộ trên các phương tiện thông tin đại chúng. Một câu hỏi được đặt ra: Tại sao người viết hiện nay không mặn mà với đề tài này. Sự xa rời nông thôn – nông dân trong các tác phẩm văn học hiện nay có phải là một điều đáng lo ngại? Anh/chị nghĩ sao về điều này?
Ðặng Thiều Quang: Tôi cho rằng không có gì đáng lo ngại, khi mà mối quan tâm của các nhà văn chuyển dịch sang những vấn đề khác mà họ hứng thú hơn. Mặt khác, nó phản ánh chính xác sự thu hẹp của ngành nông nghiệp trong bối cảnh đô thị hóa hiện tại. Thậm chí, có lúc tôi đã tự hỏi tại sao phim truyền hình lại ưa thích khai thác đề tài nông thôn trong suốt thời gian dài đến vậy?
Di Li: Tôi cũng từng đọc nhiều bài viết chuyên đề nói rằng nền văn học của chúng ta đang thiếu đề tài nông thôn. Phạm Xuân Nguyên dùng từ là “đang thiếu Ngọc Tư”. Trong khi đó, cũng có bài viết khác có ý kiến ngược lại là văn học đô thị là mảnh đất đang bị bỏ hoang, rằng thì là chúng ta chưa có “văn học đô thị”. PGS, TS Nguyễn Thị Minh Thái cho rằng từ thời “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng đến giờ chưa có tác phẩm nào được coi là “văn học đô thị”. Cách đây vài năm tôi nghiêng về ý kiến thứ hai này nhiều hơn, vì có một thời tôi cứ mở tờ báo văn nghệ nào ra là y như rằng thấy chuyện làng xã. Tôi cho rằng đây là xu thế tất yếu của thời đại, văn học phản ánh hiện thực của thời đại, mặc dù đất nước ta vẫn chủ yếu là nông nghiệp, song sự đô thị hóa đang ngày càng mạnh mẽ. Tôi đã dự rất nhiều cuộc hội thảo về chủ đề “Làng trong phố và Phố trong làng”. Các kiến trúc sư, các nhà văn hóa, nhà xã hội học bàn luận về đô thị hóa nhiều rồi. Thêm văn học nữa thì cũng không có gì lạ. Tuy nhiên, cái điều mà văn học chưa đụng đến một cách sâu sắc chính là cái “đô thị hóa” này và khoảng cách giàu nghèo ngày càng doãng ra giữa thành thị và nông thôn. Ðó chính là điều mà các nhà quan sát kinh tế thế giới đã lo ngại cho các nước đang dẫn đầu về chỉ số tăng trưởng kinh tế như Việt Nam.
Phan Lê Trung Tín: Ðất nước ngày càng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; những vùng nông thôn cũng bắt đầu được nâng cấp và hòa nhập với thành thị, thì vấn đề được đặt ra sẽ không có gì khó hiểu. Người cầm bút là người biết kịp thời nắm bắt những biến chuyển của xã hội và tâm tư của con người. Nhưng không phải vì lẽ đó mà vấn đề nông thôn bị “xa rời”, đã có rất nhiều tác giả viết về nông thôn vẫn được nhiều độc giả yêu mến, như: Nguyễn Ngọc Tư, Dương Bình Nguyên… Nông thôn hay thành thị đều có cái hay và vẻ đẹp riêng. Quan trọng là người cầm bút có đủ khả năng để làm chủ ngòi bút của mình hay không.
Nhưng nếu như cho rằng giới trẻ ngày nay xa rời nông thôn – nông dân thì đó đúng là vấn đề đáng lo ngại. Bất cứ cái gì cũng cần phải có nguồn gốc của nó.
- Có ý kiến cho rằng: Văn học trẻ hiện nay thiếu những tác phẩm lớn, các tác giả chỉ chú trọng khai thác cái tôi bé nhỏ mà không vươn đến những đề tài lớn như: chiến tranh cách mạng, lịch sử, hay phản ánh sự vận động mạnh mẽ của đất nước trong giai đoạn hiện nay. Ý kiến của anh/chị?
Ðặng Thiều Quang: Người ta vẫn hay quên rằng cái tôi bé nhỏ ấy là một phần của những thứ lớn lao. Văn học trẻ có tác phẩm lớn hay không phụ thuộc vào tài năng của các nhà văn trẻ, chứ không phụ thuộc vào những đề tài. Ðúng là đất nước đang vận động mạnh mẽ, và các nhà văn trẻ có nhiều mối quan tâm khác, họ cũng bị cuốn theo dòng chảy đó. Chiến tranh đã qua đi, lịch sử đã sang trang, lúc nào cần lật lại những trang sử thì họ sẽ làm việc đó, nhưng với một nhu cầu tự thân, một tình yêu, tự nguyện.
Di Li: Ðúng như vậy, tác phẩm đọc hay, hấp dẫn và nhiều giá trị nghệ thuật thôi chưa đủ, còn phải mang tầm tư tưởng nữa. Tuy nhiên, nếu ta chịu khó nhìn ra thế giới (không chỉ châu Á mà cả Âu, Mỹ nữa), thì sẽ thấy các cây bút 8x cũng đang khai thác đề tài giống các nhà văn trẻ Việt Nam bây giờ. Tôi cho rằng đó cũng là một tất yếu của lịch sử, và văn học đang vận động theo vòng quay hiện thực. Nếu so sánh thì nên so sánh như vậy, chứ không nên so sánh nhà văn trẻ Việt Nam với các cây bút đoạt giải Nô-ben đã ở lứa tuổi U50. Nếu nhìn vào văn học trẻ, ta cũng có thể thấy một phần bộ mặt của giới trẻ hiện nay, một thế hệ không ngoảnh lại, một thế hệ sinh sau chiến tranh, khá ích kỷ và mang nhiều tư tưởng hưởng thụ.
Phan Lê Trung Tín: Ðúng là văn học trẻ thiếu những tác phẩm cách mạng, lịch sử, đất nước… thật, nhưng không phải vì lẽ đó mà chúng ta lại không đề cao những “cái tôi nhỏ bé”, bởi chính từ những “cái tôi” nhỏ bé đó, chúng ta lại tìm được cái tôi cho riêng mình. Người viết thành công là người viết biết biến “cái tôi” của mình thành “cái ta” của mọi người. Chúng ta nên hy vọng vào tương lai.
- Xin cảm ơn các anh chị về cuộc trò chuyện cởi mở này. Chúng ta cùng hy vọng sẽ ngày càng có nhiều tác phẩm chất lượng của các tác giả trẻ sẽ đến với bạn đọc.
******
PHONG ĐIỆP (Thực hiện)
(Phỏng vấn các nhà văn trẻ: Ðặng Thiều Quang, Phan Lê Trung Tín và Di Li)
theo báo :nhandan
Ðặng Thiều Quang: Với tôi mạng internet chỉ là phương tiện truyền tải, điều tôi quan tâm là bản thân những tác phẩm, là những văn bản, là phong cách, giọng văn. Xu hướng các tác giả trẻ tìm đến thể loại tiểu thuyết là tự nhiên và tích cực, vì tiểu thuyết thể hiện được những khía cạnh phức tạp, những vấn đề đa dạng của cuộc sống, mà các loại hình nghệ thuật khác không thể hiện được. Có thể nói thể loại tiểu thuyết là nơi các tác giả thoải mái thể hiện khả năng của mình, hầu như không có một rào cản nào hết, ngoài sự tiết chế của chính tác giả. Vấn đề giới tính trong văn học, có vẻ gần đây đã được đề cập đến khá cởi mở trong văn học, như nó đáng được như vậy. Tôi luôn cho rằng vấn đề tính dục là quan trọng, là chủ đề vô tận cho các nhà văn. Vấn đề là viết về nó như thế nào mà thôi.
Di Li: Về văn học mạng, về giới tính cởi mở, tôi cho rằng trước chưa có trong văn học thì nay nó xuất hiện, dù muộn hơn nước láng giềng Trung Quốc dăm năm. Rồi theo trào lưu nó cũng sẽ lại thoái trào để thay thế bằng một dòng văn học khác. Còn những tác giả trẻ tìm đến tiểu thuyết, có thể họ có nhiều vấn đề cần nhiều giấy để giãi bày hơn chăng?
Phan Lê Trung Tín: Thời đại của công nghệ, sự truyền đạt thông tin nhanh chóng ngày càng cần thiết hơn trong cuộc sống hiện đại. Internet cũng là một “kênh” thông tin, một phương tiện truyền tải, công bố, nên chẳng có gì ngạc nhiên khi nhiều tác giả đã dùng “kênh” này để giới thiệu tác phẩm của mình. Internet rất phóng khoáng, tác phẩm sẽ không bị một đội ngũ biên tập khó tính cắt xén bài, hoặc tệ nhất là không sử dụng. Tuy nhiên, với vị trí một người đọc, tôi luôn biết cách để chọn lựa những gì mình cần đọc, và những gì là không. Không phải tác phẩm nào được tung lên mạng, cũng được gán vào đó hai từ “văn học”. Quan trọng là mình có đủ chín chắn để chắt lọc hay không.
Còn về vấn đề “giới tính”, thật ra văn học nước ngoài đã có những tác phẩm đề cập đến giới tính từ rất lâu. Văn học Việt Nam lại chỉ mới “bùng nổ” trong những năm gần đây, và tạo nên một “hiện tượng” mới cho văn học nước nhà. Tôi không ác cảm khi đề cập đến vấn đề giới tính vào tác phẩm. Nghệ thuật của người cầm bút là luôn biết cách thi vị hóa mọi vấn đề, trong tận cùng của sự đen tối, là một ánh sáng. Nếu tác giả đủ chín chắn và từng trải sẽ có thể dễ dàng thực hiện được điều đó để chinh phục người đọc. Tuy nhiên, cái gì lạm dụng thái quá lại trở nên nhàm chán và khó gây thiện cảm với mọi người. Nếu cảm thấy mình chưa đủ khả năng để “chinh phục” thì đừng nên đem “giới tính” để làm cái tít thôi thúc sự tò mò của độc giả. Một người viết chân chính sẽ không ai làm việc đó.
Tiểu thuyết là một cuộc chơi đường dài, giới trẻ ngày nay nhiều người thích phiêu lưu, mạo hiểm, và thích bộc lộ tài năng của chính mình, nên việc nhiều cây bút trẻ đã bắt đầu viết tiểu thuyết là chuyện rất dễ hiểu. Tôi thấy đây là vấn đề rất bình thường, ai cũng cần phải được thử thách mới biết được khả năng của mình. Ðã có rất nhiều bạn đã thành công trong công việc này, và tôi cảm thấy vui vì điều đó. Tôi ủng hộ họ.
- Có lẽ đã khá lâu vấn đề nông dân – nông thôn như một đề tài của văn học mới được dấy lên khá rầm rộ trên các phương tiện thông tin đại chúng. Một câu hỏi được đặt ra: Tại sao người viết hiện nay không mặn mà với đề tài này. Sự xa rời nông thôn – nông dân trong các tác phẩm văn học hiện nay có phải là một điều đáng lo ngại? Anh/chị nghĩ sao về điều này?
Ðặng Thiều Quang: Tôi cho rằng không có gì đáng lo ngại, khi mà mối quan tâm của các nhà văn chuyển dịch sang những vấn đề khác mà họ hứng thú hơn. Mặt khác, nó phản ánh chính xác sự thu hẹp của ngành nông nghiệp trong bối cảnh đô thị hóa hiện tại. Thậm chí, có lúc tôi đã tự hỏi tại sao phim truyền hình lại ưa thích khai thác đề tài nông thôn trong suốt thời gian dài đến vậy?
Di Li: Tôi cũng từng đọc nhiều bài viết chuyên đề nói rằng nền văn học của chúng ta đang thiếu đề tài nông thôn. Phạm Xuân Nguyên dùng từ là “đang thiếu Ngọc Tư”. Trong khi đó, cũng có bài viết khác có ý kiến ngược lại là văn học đô thị là mảnh đất đang bị bỏ hoang, rằng thì là chúng ta chưa có “văn học đô thị”. PGS, TS Nguyễn Thị Minh Thái cho rằng từ thời “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng đến giờ chưa có tác phẩm nào được coi là “văn học đô thị”. Cách đây vài năm tôi nghiêng về ý kiến thứ hai này nhiều hơn, vì có một thời tôi cứ mở tờ báo văn nghệ nào ra là y như rằng thấy chuyện làng xã. Tôi cho rằng đây là xu thế tất yếu của thời đại, văn học phản ánh hiện thực của thời đại, mặc dù đất nước ta vẫn chủ yếu là nông nghiệp, song sự đô thị hóa đang ngày càng mạnh mẽ. Tôi đã dự rất nhiều cuộc hội thảo về chủ đề “Làng trong phố và Phố trong làng”. Các kiến trúc sư, các nhà văn hóa, nhà xã hội học bàn luận về đô thị hóa nhiều rồi. Thêm văn học nữa thì cũng không có gì lạ. Tuy nhiên, cái điều mà văn học chưa đụng đến một cách sâu sắc chính là cái “đô thị hóa” này và khoảng cách giàu nghèo ngày càng doãng ra giữa thành thị và nông thôn. Ðó chính là điều mà các nhà quan sát kinh tế thế giới đã lo ngại cho các nước đang dẫn đầu về chỉ số tăng trưởng kinh tế như Việt Nam.
Phan Lê Trung Tín: Ðất nước ngày càng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; những vùng nông thôn cũng bắt đầu được nâng cấp và hòa nhập với thành thị, thì vấn đề được đặt ra sẽ không có gì khó hiểu. Người cầm bút là người biết kịp thời nắm bắt những biến chuyển của xã hội và tâm tư của con người. Nhưng không phải vì lẽ đó mà vấn đề nông thôn bị “xa rời”, đã có rất nhiều tác giả viết về nông thôn vẫn được nhiều độc giả yêu mến, như: Nguyễn Ngọc Tư, Dương Bình Nguyên… Nông thôn hay thành thị đều có cái hay và vẻ đẹp riêng. Quan trọng là người cầm bút có đủ khả năng để làm chủ ngòi bút của mình hay không.
Nhưng nếu như cho rằng giới trẻ ngày nay xa rời nông thôn – nông dân thì đó đúng là vấn đề đáng lo ngại. Bất cứ cái gì cũng cần phải có nguồn gốc của nó.
- Có ý kiến cho rằng: Văn học trẻ hiện nay thiếu những tác phẩm lớn, các tác giả chỉ chú trọng khai thác cái tôi bé nhỏ mà không vươn đến những đề tài lớn như: chiến tranh cách mạng, lịch sử, hay phản ánh sự vận động mạnh mẽ của đất nước trong giai đoạn hiện nay. Ý kiến của anh/chị?
Ðặng Thiều Quang: Người ta vẫn hay quên rằng cái tôi bé nhỏ ấy là một phần của những thứ lớn lao. Văn học trẻ có tác phẩm lớn hay không phụ thuộc vào tài năng của các nhà văn trẻ, chứ không phụ thuộc vào những đề tài. Ðúng là đất nước đang vận động mạnh mẽ, và các nhà văn trẻ có nhiều mối quan tâm khác, họ cũng bị cuốn theo dòng chảy đó. Chiến tranh đã qua đi, lịch sử đã sang trang, lúc nào cần lật lại những trang sử thì họ sẽ làm việc đó, nhưng với một nhu cầu tự thân, một tình yêu, tự nguyện.
Di Li: Ðúng như vậy, tác phẩm đọc hay, hấp dẫn và nhiều giá trị nghệ thuật thôi chưa đủ, còn phải mang tầm tư tưởng nữa. Tuy nhiên, nếu ta chịu khó nhìn ra thế giới (không chỉ châu Á mà cả Âu, Mỹ nữa), thì sẽ thấy các cây bút 8x cũng đang khai thác đề tài giống các nhà văn trẻ Việt Nam bây giờ. Tôi cho rằng đó cũng là một tất yếu của lịch sử, và văn học đang vận động theo vòng quay hiện thực. Nếu so sánh thì nên so sánh như vậy, chứ không nên so sánh nhà văn trẻ Việt Nam với các cây bút đoạt giải Nô-ben đã ở lứa tuổi U50. Nếu nhìn vào văn học trẻ, ta cũng có thể thấy một phần bộ mặt của giới trẻ hiện nay, một thế hệ không ngoảnh lại, một thế hệ sinh sau chiến tranh, khá ích kỷ và mang nhiều tư tưởng hưởng thụ.
Phan Lê Trung Tín: Ðúng là văn học trẻ thiếu những tác phẩm cách mạng, lịch sử, đất nước… thật, nhưng không phải vì lẽ đó mà chúng ta lại không đề cao những “cái tôi nhỏ bé”, bởi chính từ những “cái tôi” nhỏ bé đó, chúng ta lại tìm được cái tôi cho riêng mình. Người viết thành công là người viết biết biến “cái tôi” của mình thành “cái ta” của mọi người. Chúng ta nên hy vọng vào tương lai.
- Xin cảm ơn các anh chị về cuộc trò chuyện cởi mở này. Chúng ta cùng hy vọng sẽ ngày càng có nhiều tác phẩm chất lượng của các tác giả trẻ sẽ đến với bạn đọc.
******
PHONG ĐIỆP (Thực hiện)
(Phỏng vấn các nhà văn trẻ: Ðặng Thiều Quang, Phan Lê Trung Tín và Di Li)
theo báo :nhandan