Hide Nguyễn
Du mục số
- Xu
- 1,943
Phim ảnh, ca nhạc, games… xâm nhập sâu sắc vào lĩnh vực giải trí của thiếu nhi, văn hóa đọc đứng trước nguy cơ bị mai một. Việc đi tìm “đầu ra” cho các sáng tác văn học thiếu nhi trở nên cấp thiết hơn bao giờ...
Vài năm nay, số tác phẩm văn học dành cho thiếu nhi xuất bản không nhiều. Nhà xuất bản (NXB) Kim Đồng chủ yếu vẫn tái bản các tác phẩm văn học thiếu nhi của những nhà văn có tên tuổi. NXB Trẻ thì dựa vào các cuộc vận động sáng tác để giải quyết “đầu vào” là chính. Về thực trạng văn học thiếu nhi hiện nay, Nhà văn Nguyễn Trí Công, Ủy viên hội đồng Văn học thiếu nhi Hội Nhà văn Việt Nam khóa VI, nhận định: “Hiện nay, sáng tác văn học cho thiếu nhi có thể gói gọn trong ba chữ: Còn bỏ ngỏ! Tác phẩm viết ra không có tiếng vọng lại. Người ta hầu như không màng ngó tới”.
Phải nhìn nhận rằng hoạt động sáng tác văn học cho thiếu nhi những năm gần đây có dấu hiệu chùng xuống, thể hiện rõ ở con số ít ỏi về tác giả và tác phẩm. Trong tổng số hơn 300 hội viên Hội Nhà văn TP.HCM, chỉ có khoảng 20 người theo đuổi con đường văn học thiếu nhi, mà đa số họ đều đã bước vào độ tuổi ngũ, lục tuần.
Nhà văn Trần Hoài Dương gần 40 năm chuyên viết cho thiếu nhi, tâm sự: “Viết cho các em cần có một tấm lòng trong sáng. Nếu viết để kiếm tiền thì không nên chọn văn học thiếu nhi. Tôi biết rất nhiều nhà văn hiện nay coi mảnh đất văn học thiếu nhi là nơi ghé qua tí cho vui chứ họ không mặn mà gì! Qua nhiều cuộc thi sáng tác văn học cho thiếu nhi, có một số tác giả nổi lên nhưng chỉ đứng được ở vài tác phẩm nhất định. Không mấy ai viết cho các em được dài hơi, nhất là lớp nhà văn trẻ”.
Chị Phan Hồn Nhiên, nữ nhà văn gắn bó tâm huyết văn học thiếu nhi hiện công tác tại báo Sinh viên - Hoa học trò, cho biết: “Từ năm 1998, sáng tác văn học gửi về tòa soạn báo Mực Tím và Hoa học trò thưa hẳn đi. Sáng tác cho thiếu nhi rơi vào khoảng lặng. Bút nhóm Hương Đầu Mùa đã tan rã. Bút nhóm Vòm Me Xanh vẫn duy trì… nhưng có lẽ hiện giờ không có nhiều cây bút tài năng như trước nữa. Bản thân tôi suốt hơn một năm lặn lội đến các trường phổ thông, đại học… vẫn không thể tìm được cây bút nào tạm gọi là có triển vọng. Đội ngũ ít đi, chất lượng tác phẩm lại không cao nên việc không có được những sáng tác hay cho các em cũng là dễ hiểu”.
Đội ngũ các cây bút trẻ sáng tác cho thiếu nhi ở TP.HCM hiện nay chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay. Nguyễn Ngọc Thuần có thể xem là một “hiện tượng” trong “làng” văn học thiếu nhi khi anh có những tác phẩm thực sự xuất sắc, được thiếu nhi cả nước say mê như Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, Một thiên nằm mộng, Nhện ảo... Đặng Thiều Quang từng là cây bút viết rất tốt trong bút nhóm Hương Đầu Mùa. Ở anh, người ta thấy hội đủ phẩm chất của một nhà văn viết cho thiếu nhi chuyên nghiệp nếu anh tiếp tục trau dồi ngòi bút. Rất tiếc về sau, anh đã bỏ hẳn văn chương để trở thành một kỹ sư xây dựng.
Phan Hồn Nhiên hiện vẫn duy trì sức viết, nhưng công việc bề bộn của một phóng viên, biên tập viên đã chiếm của chị hầu hết thời gian. Nguyễn Thị Châu Giang thì dường như dành trọn niềm đam mê cho hội họa. Phan Thị Vàng Anh luôn luôn bận rộn với công việc của một biên tập viên mảng sách Y học ở NXB Trẻ. Hải Miên, cây bút nổi danh một thời, giờ là phóng viên kỳ cựu của một tạp chí lớn ở TP.HCM, cho biết: “Viết cho các em, với mình là đam mê, hạnh phúc, làm sao có thể bỏ được. Phải tranh thủ viết bất cứ lúc nào có thể. Mình đang có dự định về tác phẩm mới nhưng chưa bắt tay vào viết được. Có lẽ đành chờ sang năm”.
Sáng tác văn học cho thiếu nhi quả là ít hấp dẫn hơn những lĩnh vực khác. Có những nhà văn cả đời viết cho thiếu nhi nhưng chẳng mấy ai biết tên tuổi. Trong khi đó, có những người chỉ viết cuốn tiểu thuyết duy nhất đề cập đến một vấn đề “nóng hổi” nào đó của xã hội đương đại, lập tức được dư luận chú ý. Để cho ra đời một tác phẩm văn học có giá trị, nhà văn phải bỏ nhiều thời gian và công sức, nhưng rồi phải đợi một vài năm sau mới có thể xuất bản được. Nếu tác phẩm in 2000 bản với mức giá 12.000 đồng/bản thì số tiền nhuận bút khoảng 2,5 triệu đồng. Nhuận bút thấp khiến nhà văn không thể “sống” được bằng nghề của mình.
Cũng có những nhà văn có nguồn thu nhập chính từ sáng tác văn học cho thiếu nhi, nhưng số này rất hiếm. Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh là một trường hợp đặc biệt. Tác phẩm của anh trong thời kỳ nào cũng được bạn đọc thiếu nhi hoan nghênh. Bộ Kính vạn hoa của anh, được NXB Kim Đồng “đặt hàng” và đỡ đầu về mọi mặt, đã đem lại cho anh nguồn doanh thu khổng lồ. Trong bối cảnh thị trường sách thiếu nhi đang bị áp đảo bởi truyện tranh nước ngoài như hiện nay thì số bản in của Kính vạn hoa (từ 15.000 đến 20.000 bản/1 tập) quả là con số “trong mơ”…
Nhìn vào “cơn sốt” Harry Poster ở Anh để thấy rằng, việc đầu tư quảng bá tác phẩm văn học thiếu nhi ở nước ta còn chưa được chú trọng. Hiện nay, báo chí dành quá ít đất cho văn học thiếu nhi. Ở những tờ báo chuyên viết cho thiếu nhi như Khăn quàng đỏ, Nhi đồng, Thiếu niên tiền phong…, tác phẩm văn học thiếu nhi cũng chỉ được đăng tải thưa thớt, thiếu chọn lọc. Ở những tạp chí chuyên về văn chương như Văn nghệ, Văn nghệ trẻ, Văn … họa hoằn lắm vào dịp Tết Thiếu nhi 1/6 hay Tết Trung thu mới dành hẳn một vài trang cho sáng tác văn học thiếu nhi. Ở những tờ nhật báo, các mục Tin sách, Tin văn nghệ, Sách mới… cũng ít khi đưa tin về tác phẩm mới dành cho thiếu nhi. Có lẽ một phần do phóng viên không chú trọng lắm, một phần do các NXB thiếu chú ý khâu tiếp thị, quảng cáo sách VHTN.
Vài năm nay, số tác phẩm văn học dành cho thiếu nhi xuất bản không nhiều. Nhà xuất bản (NXB) Kim Đồng chủ yếu vẫn tái bản các tác phẩm văn học thiếu nhi của những nhà văn có tên tuổi. NXB Trẻ thì dựa vào các cuộc vận động sáng tác để giải quyết “đầu vào” là chính. Về thực trạng văn học thiếu nhi hiện nay, Nhà văn Nguyễn Trí Công, Ủy viên hội đồng Văn học thiếu nhi Hội Nhà văn Việt Nam khóa VI, nhận định: “Hiện nay, sáng tác văn học cho thiếu nhi có thể gói gọn trong ba chữ: Còn bỏ ngỏ! Tác phẩm viết ra không có tiếng vọng lại. Người ta hầu như không màng ngó tới”.
Phải nhìn nhận rằng hoạt động sáng tác văn học cho thiếu nhi những năm gần đây có dấu hiệu chùng xuống, thể hiện rõ ở con số ít ỏi về tác giả và tác phẩm. Trong tổng số hơn 300 hội viên Hội Nhà văn TP.HCM, chỉ có khoảng 20 người theo đuổi con đường văn học thiếu nhi, mà đa số họ đều đã bước vào độ tuổi ngũ, lục tuần.
Nhà văn Trần Hoài Dương gần 40 năm chuyên viết cho thiếu nhi, tâm sự: “Viết cho các em cần có một tấm lòng trong sáng. Nếu viết để kiếm tiền thì không nên chọn văn học thiếu nhi. Tôi biết rất nhiều nhà văn hiện nay coi mảnh đất văn học thiếu nhi là nơi ghé qua tí cho vui chứ họ không mặn mà gì! Qua nhiều cuộc thi sáng tác văn học cho thiếu nhi, có một số tác giả nổi lên nhưng chỉ đứng được ở vài tác phẩm nhất định. Không mấy ai viết cho các em được dài hơi, nhất là lớp nhà văn trẻ”.
Chị Phan Hồn Nhiên, nữ nhà văn gắn bó tâm huyết văn học thiếu nhi hiện công tác tại báo Sinh viên - Hoa học trò, cho biết: “Từ năm 1998, sáng tác văn học gửi về tòa soạn báo Mực Tím và Hoa học trò thưa hẳn đi. Sáng tác cho thiếu nhi rơi vào khoảng lặng. Bút nhóm Hương Đầu Mùa đã tan rã. Bút nhóm Vòm Me Xanh vẫn duy trì… nhưng có lẽ hiện giờ không có nhiều cây bút tài năng như trước nữa. Bản thân tôi suốt hơn một năm lặn lội đến các trường phổ thông, đại học… vẫn không thể tìm được cây bút nào tạm gọi là có triển vọng. Đội ngũ ít đi, chất lượng tác phẩm lại không cao nên việc không có được những sáng tác hay cho các em cũng là dễ hiểu”.
Đội ngũ các cây bút trẻ sáng tác cho thiếu nhi ở TP.HCM hiện nay chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay. Nguyễn Ngọc Thuần có thể xem là một “hiện tượng” trong “làng” văn học thiếu nhi khi anh có những tác phẩm thực sự xuất sắc, được thiếu nhi cả nước say mê như Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, Một thiên nằm mộng, Nhện ảo... Đặng Thiều Quang từng là cây bút viết rất tốt trong bút nhóm Hương Đầu Mùa. Ở anh, người ta thấy hội đủ phẩm chất của một nhà văn viết cho thiếu nhi chuyên nghiệp nếu anh tiếp tục trau dồi ngòi bút. Rất tiếc về sau, anh đã bỏ hẳn văn chương để trở thành một kỹ sư xây dựng.
Phan Hồn Nhiên hiện vẫn duy trì sức viết, nhưng công việc bề bộn của một phóng viên, biên tập viên đã chiếm của chị hầu hết thời gian. Nguyễn Thị Châu Giang thì dường như dành trọn niềm đam mê cho hội họa. Phan Thị Vàng Anh luôn luôn bận rộn với công việc của một biên tập viên mảng sách Y học ở NXB Trẻ. Hải Miên, cây bút nổi danh một thời, giờ là phóng viên kỳ cựu của một tạp chí lớn ở TP.HCM, cho biết: “Viết cho các em, với mình là đam mê, hạnh phúc, làm sao có thể bỏ được. Phải tranh thủ viết bất cứ lúc nào có thể. Mình đang có dự định về tác phẩm mới nhưng chưa bắt tay vào viết được. Có lẽ đành chờ sang năm”.
Sáng tác văn học cho thiếu nhi quả là ít hấp dẫn hơn những lĩnh vực khác. Có những nhà văn cả đời viết cho thiếu nhi nhưng chẳng mấy ai biết tên tuổi. Trong khi đó, có những người chỉ viết cuốn tiểu thuyết duy nhất đề cập đến một vấn đề “nóng hổi” nào đó của xã hội đương đại, lập tức được dư luận chú ý. Để cho ra đời một tác phẩm văn học có giá trị, nhà văn phải bỏ nhiều thời gian và công sức, nhưng rồi phải đợi một vài năm sau mới có thể xuất bản được. Nếu tác phẩm in 2000 bản với mức giá 12.000 đồng/bản thì số tiền nhuận bút khoảng 2,5 triệu đồng. Nhuận bút thấp khiến nhà văn không thể “sống” được bằng nghề của mình.
Cũng có những nhà văn có nguồn thu nhập chính từ sáng tác văn học cho thiếu nhi, nhưng số này rất hiếm. Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh là một trường hợp đặc biệt. Tác phẩm của anh trong thời kỳ nào cũng được bạn đọc thiếu nhi hoan nghênh. Bộ Kính vạn hoa của anh, được NXB Kim Đồng “đặt hàng” và đỡ đầu về mọi mặt, đã đem lại cho anh nguồn doanh thu khổng lồ. Trong bối cảnh thị trường sách thiếu nhi đang bị áp đảo bởi truyện tranh nước ngoài như hiện nay thì số bản in của Kính vạn hoa (từ 15.000 đến 20.000 bản/1 tập) quả là con số “trong mơ”…
Nhìn vào “cơn sốt” Harry Poster ở Anh để thấy rằng, việc đầu tư quảng bá tác phẩm văn học thiếu nhi ở nước ta còn chưa được chú trọng. Hiện nay, báo chí dành quá ít đất cho văn học thiếu nhi. Ở những tờ báo chuyên viết cho thiếu nhi như Khăn quàng đỏ, Nhi đồng, Thiếu niên tiền phong…, tác phẩm văn học thiếu nhi cũng chỉ được đăng tải thưa thớt, thiếu chọn lọc. Ở những tạp chí chuyên về văn chương như Văn nghệ, Văn nghệ trẻ, Văn … họa hoằn lắm vào dịp Tết Thiếu nhi 1/6 hay Tết Trung thu mới dành hẳn một vài trang cho sáng tác văn học thiếu nhi. Ở những tờ nhật báo, các mục Tin sách, Tin văn nghệ, Sách mới… cũng ít khi đưa tin về tác phẩm mới dành cho thiếu nhi. Có lẽ một phần do phóng viên không chú trọng lắm, một phần do các NXB thiếu chú ý khâu tiếp thị, quảng cáo sách VHTN.
Theo VietNamNet