Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch Sử Thế Giới
Thế giới Trung Đại ( Thế kỷ V - XVI )
Văn hóa Tây Âu từ thể kỉ V đến thể kỉ X
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="Trang Dimple" data-source="post: 179920" data-attributes="member: 288054"><p><span style="font-size: 22px"><strong> Cái gọi là “Văn hóa phục hưng thời </strong></span><a href="https://vnkienthuc.com/forums/the-gioi-trung-dai-the-ky-v-xvi.109/" target="_blank"><span style="font-size: 22px"><strong>Carôlanhgiêng</strong></span></a><span style="font-size: 22px"><strong>”</strong></span></p><p>Tuy nói chung, trong suốt 5 thế kỷ thời<a href="https://vnkienthuc.com/forums/the-gioi-trung-dai-the-ky-v-xvi.109/" target="_blank"> sơ kỳ phong kiến</a>, nền văn hóa Tây Âu rất thấp kém, nhưng riêng dưới thời Sáclơmanhơ thì có phát triển ít nhiều. Lúc bấy giờ, Phrăng phát triển thành một đế quốc rộng lớn. Để có nhiều quan lại quản lý các công việc của nhà nước như tổ chức, tài chính, ngoại giao v.v... và để có nhiều giáo sĩ cảm hóa nhân dân, nhất là đối với những vùng mới chinh phục, Sáclơmanhơ rất chú ý đến việc phát triển văn hóa giáo dục. Ông mở trường học cung đình, khuyến khích con em quý tộc theo học và mời các học giả nổi tiếng ở Tây Âu đến giảng dạy.</p><p></p><p>Người đóng vai trò quan trọng nhất trong trường học cung đình và cũng là người được Sáclơmanhơ đặc biệt ưu ái là Anquyn (Alcuin, 735 - 804), một giáo sĩ người Anh. Chính Anquyn đã nói về nhiệm vụ và mục đích của mình trong thư gửi cho Sáclơmanhơ như sau:</p><p></p><p>“Thần xin cố gắng hết sức vào việc bồi dưỡng thật nhiều người có khả năng phục vụ giáo hội thần thánh của đức Chúa trời và để trang sức cho chính quyền của hoàng đế.”</p><p></p><p>Ngoài Anquyn còn có nhiều học giả các nước khác như Pie, Paolô người Ý, nhà thơ Têôđunphơ (Theodulf), Êginha (Eginhard) người Tây Ban Nha... Do vậy cung đình của Sáclơmanhơ trở thành trung tâm học thuật của Tây Âu lúc bấy giờ, thêm nữa trường học cung đình của Sáclơmanhơ đã có ảnh hưởng rất lớn đối với việc nâng cao chất lượng các trường học của giáo hội trong cả nước. Chính vì thế, các nhà sử học phương Tây đã gọi phong trào học thuật này là “Phong trào văn hóa phục hưng thời Carôlanhgiêng.”</p><p></p><p>Tuy nhiên, về thực chất thì phong trào học thuật này vẫn lấy thần học làm nội dung học tập chủ yếu, lấy cung đình và nhà thờ làm trung tâm, khác hẳn với phong trào văn hóa phục hưng lấy thành thị làm trung tâm ở Ý sau này. Chính Anquyn đã nói rõ vấn đề đó trong lời tựa của quyển sách ngữ pháp do ông biên soạn như sau:</p><p></p><p>“Các trò thân mến, hãy dọc theo con đường nhỏ tối tăm này tiến lên, tiến đến đỉnh cao nhất của Kinh Thánh, các trò sẽ càng trưởng thành và trí tuệ sẽ càng vững chắc”.</p><p></p><p>Hơn nữa trình độ hiểu biết của các nhà trí thức lúc đó cũng còn rất thấp. Những tài liệu giáo khoa về ngữ pháp, Tu Từ học, Thiên Văn học... lúc bấy giờ thường được soạn dưới hình thức vấn đáp giữa thầy và trò và nội dung của nó cũng thường rất ngộ nghĩnh. Đoạn đối thoại sau đây giữa Anquyn và Hoàng tử Pêpanh, con thứ hai của<a href="https://vnkienthuc.com/threads/su-thanh-lap-cac-quoc-gia-moi-o-tay-au.79174/" target="_blank"> hoàng đế Sáclơmanhơ </a>là một ví dụ:</p><p></p><p>Pêpanh hỏi: Chữ cái là gì?</p><p></p><p>Anquyn đáp: Là người lính gác của lịch sử.</p><p></p><p>Hỏi: Văn tự là gì?</p><p></p><p>Đáp: Là kẻ phản bội của linh hồn.</p><p></p><p>Hỏi: Cái gì sinh ra văn tự?</p><p></p><p>Đáp: Ngôn ngữ.</p><p></p><p>.....................</p><p></p><p>Hỏi: Ngôn ngữ là gì?</p><p></p><p>Đáp: Là cái roi của không khí.</p><p></p><p>Hỏi: Không khí là gì?</p><p></p><p>Đáp: Là kẻ bảo vệ tinh mệnh.</p><p></p><p><em>Hỏi: Con người là gì?</em></p><p></p><p>Đáp: Là nô lệ của tuổi già, là người qua đường, là khách ở trong nhà mình.</p><p></p><p>Hỏi: Con người giống cái gì?</p><p></p><p>Đáp: Giống quả cầu.</p><p></p><p>Hỏi: Con người được xếp đặt như thế nào?</p><p></p><p>Đáp: Như ngọn đèn trước gió.</p><p></p><p>.....................</p><p></p><p>Hỏi: Năm là gì?</p><p></p><p>Đáp: Là cái xe của thế giới.</p><p></p><p>Hỏi: Xe chở ai?</p><p></p><p>Đáp: Đêm, ngày, lạnh và nóng.</p><p></p><p>Hỏi: Người đánh xe là ai?</p><p></p><p>Đáp: Mặt trời và mặt trăng.</p><p></p><p>Thời gian tồn tại của cái gọi là phong trào Văn hóa phục hưng Carôlanhgiêng cũng rất ngắn ngủi. Sau khi Sáclơmanhơ chết (814) không bao lâu, đế quốc do ông thành lập không duy trì được sự thống nhất nữa. Và sự phát triển tạm thời về văn hóa cũng suy sụp.</p><p></p><p><strong><span style="color: rgb(65, 168, 95)">Nguồn :</span></strong><span style="color: rgb(65, 168, 95)"> Lịch sử văn minh thế giới-Tác giả: Vũ Dương Ninh (Chủ biên), Nguyễn Gia Phu, Nguyễn Quốc Hùng, Đinh Ngọc Bảo -nhà xuất bản Giáo dục </span></p></blockquote><p></p>
[QUOTE="Trang Dimple, post: 179920, member: 288054"] [SIZE=6][B] Cái gọi là “Văn hóa phục hưng thời [/B][/SIZE][URL='https://vnkienthuc.com/forums/the-gioi-trung-dai-the-ky-v-xvi.109/'][SIZE=6][B]Carôlanhgiêng[/B][/SIZE][/URL][SIZE=6][B]”[/B][/SIZE] Tuy nói chung, trong suốt 5 thế kỷ thời[URL='https://vnkienthuc.com/forums/the-gioi-trung-dai-the-ky-v-xvi.109/'] sơ kỳ phong kiến[/URL], nền văn hóa Tây Âu rất thấp kém, nhưng riêng dưới thời Sáclơmanhơ thì có phát triển ít nhiều. Lúc bấy giờ, Phrăng phát triển thành một đế quốc rộng lớn. Để có nhiều quan lại quản lý các công việc của nhà nước như tổ chức, tài chính, ngoại giao v.v... và để có nhiều giáo sĩ cảm hóa nhân dân, nhất là đối với những vùng mới chinh phục, Sáclơmanhơ rất chú ý đến việc phát triển văn hóa giáo dục. Ông mở trường học cung đình, khuyến khích con em quý tộc theo học và mời các học giả nổi tiếng ở Tây Âu đến giảng dạy. Người đóng vai trò quan trọng nhất trong trường học cung đình và cũng là người được Sáclơmanhơ đặc biệt ưu ái là Anquyn (Alcuin, 735 - 804), một giáo sĩ người Anh. Chính Anquyn đã nói về nhiệm vụ và mục đích của mình trong thư gửi cho Sáclơmanhơ như sau: “Thần xin cố gắng hết sức vào việc bồi dưỡng thật nhiều người có khả năng phục vụ giáo hội thần thánh của đức Chúa trời và để trang sức cho chính quyền của hoàng đế.” Ngoài Anquyn còn có nhiều học giả các nước khác như Pie, Paolô người Ý, nhà thơ Têôđunphơ (Theodulf), Êginha (Eginhard) người Tây Ban Nha... Do vậy cung đình của Sáclơmanhơ trở thành trung tâm học thuật của Tây Âu lúc bấy giờ, thêm nữa trường học cung đình của Sáclơmanhơ đã có ảnh hưởng rất lớn đối với việc nâng cao chất lượng các trường học của giáo hội trong cả nước. Chính vì thế, các nhà sử học phương Tây đã gọi phong trào học thuật này là “Phong trào văn hóa phục hưng thời Carôlanhgiêng.” Tuy nhiên, về thực chất thì phong trào học thuật này vẫn lấy thần học làm nội dung học tập chủ yếu, lấy cung đình và nhà thờ làm trung tâm, khác hẳn với phong trào văn hóa phục hưng lấy thành thị làm trung tâm ở Ý sau này. Chính Anquyn đã nói rõ vấn đề đó trong lời tựa của quyển sách ngữ pháp do ông biên soạn như sau: “Các trò thân mến, hãy dọc theo con đường nhỏ tối tăm này tiến lên, tiến đến đỉnh cao nhất của Kinh Thánh, các trò sẽ càng trưởng thành và trí tuệ sẽ càng vững chắc”. Hơn nữa trình độ hiểu biết của các nhà trí thức lúc đó cũng còn rất thấp. Những tài liệu giáo khoa về ngữ pháp, Tu Từ học, Thiên Văn học... lúc bấy giờ thường được soạn dưới hình thức vấn đáp giữa thầy và trò và nội dung của nó cũng thường rất ngộ nghĩnh. Đoạn đối thoại sau đây giữa Anquyn và Hoàng tử Pêpanh, con thứ hai của[URL='https://vnkienthuc.com/threads/su-thanh-lap-cac-quoc-gia-moi-o-tay-au.79174/'] hoàng đế Sáclơmanhơ [/URL]là một ví dụ: Pêpanh hỏi: Chữ cái là gì? Anquyn đáp: Là người lính gác của lịch sử. Hỏi: Văn tự là gì? Đáp: Là kẻ phản bội của linh hồn. Hỏi: Cái gì sinh ra văn tự? Đáp: Ngôn ngữ. ..................... Hỏi: Ngôn ngữ là gì? Đáp: Là cái roi của không khí. Hỏi: Không khí là gì? Đáp: Là kẻ bảo vệ tinh mệnh. [I]Hỏi: Con người là gì?[/I] Đáp: Là nô lệ của tuổi già, là người qua đường, là khách ở trong nhà mình. Hỏi: Con người giống cái gì? Đáp: Giống quả cầu. Hỏi: Con người được xếp đặt như thế nào? Đáp: Như ngọn đèn trước gió. ..................... Hỏi: Năm là gì? Đáp: Là cái xe của thế giới. Hỏi: Xe chở ai? Đáp: Đêm, ngày, lạnh và nóng. Hỏi: Người đánh xe là ai? Đáp: Mặt trời và mặt trăng. Thời gian tồn tại của cái gọi là phong trào Văn hóa phục hưng Carôlanhgiêng cũng rất ngắn ngủi. Sau khi Sáclơmanhơ chết (814) không bao lâu, đế quốc do ông thành lập không duy trì được sự thống nhất nữa. Và sự phát triển tạm thời về văn hóa cũng suy sụp. [B][COLOR=rgb(65, 168, 95)]Nguồn :[/COLOR][/B][COLOR=rgb(65, 168, 95)] Lịch sử văn minh thế giới-Tác giả: Vũ Dương Ninh (Chủ biên), Nguyễn Gia Phu, Nguyễn Quốc Hùng, Đinh Ngọc Bảo -nhà xuất bản Giáo dục [/COLOR] [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch Sử Thế Giới
Thế giới Trung Đại ( Thế kỷ V - XVI )
Văn hóa Tây Âu từ thể kỉ V đến thể kỉ X
Top