Vấn đề về lập doanh nghiệp.......

minh9119

New member
Xu
0
có 3 ông A,B,C ko bị cấm thành lập doanh nghiệp, có nguyện vọng thành lập 1 loại hình doanh nghiệp để kinh doanh. anh(chị) hãy tư vấn cho 3 ông một loại hình doanh nghiệp thích hợp?
 
1. trước hết xin trình bày với bạn về các loại hình doanh nghiệp
Luật doanh nghiệp năm 2005 quy định bốn loại hình doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam. Đó là: công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân.
vì câu hỏi của bạn là thành lập doanh nghiệp cho 3 cá nhân nên tôi chỉ nêu đặc điểm của laọi hình doanh nghiệp mà bạn có thể lựa chọn

a. Công ty Trách nhiệm hữu hạn ( TNHH ) 2 thành viên trở lên

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có những đặc điểm chung sau đây;
- Hình thức sở hữu của công ty là thuộc hình thức sở hữu chung của các thành viên công ty
- Thành viên của công ty có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên mỗi công ty không ít hơn hai và không vượt quá năm mươi.
- Công ty không được quyền phát hành cổ phần.
- Công ty là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân và chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp.

b. Công ty cổ phần

Công ty cổ phần là doanh nghiệp có những đặc điểm chung sau đây:
- Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.
- Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế tối đa.
- Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn, theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
- Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân và là doanh nghiệp chịu trách nhiệm hữu hạn, cổ đông của công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

c. Công ty hợp danh


Công ty hợp danh là doanh nghiệp có những đặc điểm chung sau đây;
- Phải có ít nhất hai thành viên hợp danh; ngoài các thành viên hợp danh còn có thành viên góp vốn.
- Thành viên hợp danh phải là cá nhân có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty ( Trách nhiệm vô hạn ).
- Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
- Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân.
- Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
Như vậy, công ty họp danh có hai loại: Công ty hợp danh mà tất cả các thành viên đều là thành viên hợp danh và công ty hợp danh có cả thành viên hợp danh và thành viên góp vốn.

2. Theo tôi, ông A, B, C có thể cùng nhau thành lập công ty cổ phần hoặc công ty TNHH,

Công ty cổ phần có ưu điểm nhược điểm như sau:
- Ưu điểm:
+ Nhà đầu tư chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn tương ứng với tỉ lệ góp vốn trong công ty
+ Quy mô hoạt động lớn và khă năng mở rộng kinh doanh dễ dàng từ việc huy động vốn cổ phần
+ Nhà đầu tư có khả năng điều chuyển vốn đầu tư từ nơi này sang nơi khác, từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác dễ dàng thông qua hình thức chuyển nhượng, mua bán cổ phần
+ Việc hoạt động của công ty đạt hiệu quả cao do tính độc lập giữa quản lí và sở hữu

- Nhược điểm:
+ Mức thuế tương đối cao vì ngoài thuế mà công ty mà công ty ohair thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, các cổ đông còn phải chịu thuế thu nhập bổ sung từ nguồn cổ tức và lãi cổ phần theo quy định của luật pháp
+ Chi phí cho việc thành lập doanh nghiệp khá tốn kém
+ Khả năng bảo mật kinh doanh và tài chính bị hạn chế do công ty phải báo cáo và công khai với các cổ đông
+ Khả năng thay đổi phạm vi lĩnh vực kinh doanh cũng như trong hoạt động kinh doanh không linh hoạt do phải tuân thủ những quy định của diều lệ công ty, ví dụ có trường hợp phải do đại hội đồng cổ đông của công ty cổ phần quyết định

Nếu khắc phục được những nhược điểm trên thì thành lập công ty cổ phần là thích hợp. khi ấy, cơ cấu, thể chế của công ty cổ phần như sau:
- Cơ quan tối cao của công ty cổ phần là đại hội đồng cổ đông. các cổ đông sẽ tiến hành bầu ra hội đồng quản tị với chủ tich hội đồng quản trị, các phó chủ tich và thành viên. Sau đó, hội đồng quản trị sẽ tién hành thuê, sau đó, HĐQT sẽ tiến hành thuê, bổ nhiệm giám đốc hoặc giám đốc điều hành, các phó giám đốc...
- Quan hệ giữa HĐQT và ban giám đốc là quan hệ quản trị công ty. Quan hệ giữa ban giám đốc và cấp dưới, người lao động nói chung là quan hệ quản lí.

2. Về công ty hợp danh và công ty TNHH.
Công ty TNHH là sự kết hợp các yếu tố các yếu tố của công ty và công ty hợp danh. trong công ty hợp danh, các thành viên rất tin tưởng vào nhau và hoạt động rất có trách nhiệm vì họ phải chịu trách nhiệm liên đới vô hạn định bằng tài sản cua mình với các khoản nợ của công ty. Như vậy công ty hợp danh có mức độ rủi do khá cao, các thành viên rất dễ khuynh gia bại sản trong trường hợp kinh doanh có sai sót, nhưng một trong những ưu điểm của loại hình công ty này là các thành viên lại rất tin tưởng nhau, rất có trách nhiệm vậy nên làm ăn rất có hiệu quả, thực tế mà nói, vấn đề liên đới chịu trách nhiệm vô hạn định hay là hưũ hạn với các khoản nợ chỉ có ý nghĩa trong trường hợp công ty phá sản. Không ai dám nói răng công ty của mình không bao giờ phá sản, vì vậy mà chung ta cần xét đến tất cả các trường hợp, và như vậy hình thức công ty TNHH là phù hợp nhất cho họ, các thành viên có mối quan hệ như thành viên hợp danh, góp vốn như thành viên công ty cổ phần và chỉ phải chịu trách nhiệm trong giới hạn phàn vốn góp của mình. Tuy nhiên, loại hình doanh nghiệp này cũng có một số nhược điểm, ví dụ như trong trường hợp một thành viên muốn họp hội đồng thành viên nhưng những thành viên khác cương quyết không họp thì có thể tién hành 1 người không? cách thức thông qua biên bản cuộc họp thế nào, chẳng lẽ do 1 người tự biểu quyết với mình??

Như vậy, tùy theo điều kiện cụ thể cũng như việc khắc phục những nhược điểm trên, ông A, B, C có thể lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp cho mình nhưng theo tôi thành lập công ty TNHH có lẽ là thích hợp nhất, sau này nếu phát triền, thêm nhiều thành viên có thể chuyển sang công ty cổ phần. Có thể trình bày luôn co bạn về thủ tục chuyển từ công ty TNHH sang công ty cổ phần ( tối thiểu là 3 cổ đông, tối đa không hạn chế):

-Theo Điều 109, Luật Doanh nghiệp, khi chuyển đổi công ty TNHH thành CTCP, hội đồng thành viên thông qua quyết định chuyển đổi và điều lệ công ty chuyển đổi.
- Quyết định chuyển đổi phải có các nội dung sau: tên, trụ sở của công ty được chuyển đổi và công ty chuyển đổi; thời hạn và điều kiện chuyển tài sản, phần vốn góp của công ty được chuyển đổi thành tài sản, cổ phần, trái phiếu của công ty chuyển đổi; phương án sử dụng lao động; thời hạn thực hiện chuyển đổi.
- Quyết định chuyển đổi phải được gửi đến tất cả chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày thông qua quyết định.Công ty chuyển đổi (CTCP) gửi hồ sơ đăng ký kinh doanh đến phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty được chuyển đổi (công ty TNHH). Kèm theo hồ sơ là quyết định chuyển đổi công ty, biên bản họp hội đồng thành viên. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho CTCP, đồng thời thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty TNHH.
- Sau khi đăng ký kinh doanh, công ty TNHH chấm dứt tồn tại. CTCP chuyển đổi kế thừa các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty TNHH trước đó.

Trên đây là ý kiến của cá nhân tôi, bạn có thể tham khảo và lựa chọn phù hợp.

Thân!
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Như mình đã nói ở trên, thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn là thích hợp. Sau này, khi phát triển hơn có thể chuyển từ công ty TNHH sang công ty cổ phần, thủ tục chuyển thể nào mình đã trình bày ở trên.

tất nhiên đây chỉ là ý kiến của mình thui, bạn có thể tham khảo thêm.

à, mình còn ít tuổi thôi, gọi "bác" nghe kì kì, già quá:-s:-s

1 lời muốn nói với bạn, nếu bạn có hứng thú với luật, hãy đễn với diễn đàn, rất vui nếu được trao đổi nhiều hơn với bạn, có bài viết nào liên quan đến pháp luật hãy post lên để mọi người tham khảo nhé!!!

Thân!
 
thank you bác thật mà. em ít tuổi hơn bác là cái chắc. em sinh năm 92 thôi. có gì thì giup đỡ em nha. em sẽ cố gắng là thành viên tích cực của diễn đàn.
 
Cảm ơn hai bạn đã trao đổi một chủ đề rất sinh động. Luật là phải tranh cãi mà :)

Theo mình nghĩ là bạn thôi, trừ khi lệch nhau trên dưới mười tuổi mới nên gọi như vậy.
 
thank you bác thật mà. em ít tuổi hơn bác là cái chắc. em sinh năm 92 thôi. có gì thì giup đỡ em nha. em sẽ cố gắng là thành viên tích cực của diễn đàn.

tất nhiên ùi, cùng chung tay vì box luật nhá.. giờ box pháp luật phát triển chậm quá.
mình là con gái bạn à..
hihi, mình mờ nói năm sinh chắc bạn té ghế..có gì cứ để lại in nhắn trong trang riêng của mình

https://diendankienthuc.net/diendan/members/dream_high.html
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top