Đầu tiên là cảm ơn bạn. Mình cũng có suy nghĩ như bạn, ví dụ bạn đưa ra thì vẽ biểu đồ năm 2007 có bán kính lớn hơn là chính xác. Chỉ là ở chỗ mình có ông thầy giáo bảo phải vẽ biểu đồ năm sau to hơn năm trước, lớp mình có thằng học cũng được môn Địa nhưng khi mình hỏi nó thì nó cũng chỉ bảo như ông thầy, lại còn bảo là sách nó vẽ thế thì vẽ thế mà chẳng lý giải nổi. Mình có bảo là làm sao mà năm sau to hơn năm trước được, chẳng hạn về kinh tế giả sử năm 2007 kinh tế suy thoái, tăng trưởng âm so với năm 2000 thì làm sao. Bọn nó vẫn ko lý giải nổi lại còn to mồm nữa chứ.
Thực ra vẽ năm sau lớn hơn năm trước là do số liệu thô ban đầu của năm sau đã lớn hơn năm trước rồi, cho nên không giả sử được. Ngược lại, nếu năm sau số liệu thô nhỏ hơn năm trước thì đương nhiên phải vẽ hình tròn có bán kính nhỏ hơn.
Vậy việc xác định kích thước của của hai hình tròn như thế nào ? Theo kiến thức mình nhớ thì các bạn cần lấy số liệu thô của năm sau chia ( năm sau/năm trước) để thấy được tỉ lệ ra sao.
Ví dụ, năm trước* là 5 ( đơn vị nào đó), và năm sau là 7.
5/7=0,7
Lấy năm trước làm gốc, bán kính 1cm thì năm sau = 1 + 0,7
*) Lưu ý là, phải lấy năm đầu tiên của chuối số liệu thô ấy làm gốc, các năm sau chia tỉ lệ như trên. Thường thì khi đã xác định cho vẽ biểu đồ hình tròn thì các năm thường từ 2-3 năm thôi, may ra có bài tập đến 5 năm ( 5 hình tròn khác nhau).
Và khi ấy, cần phân biệt thật chuẩn xác để nên chọn hình tròn hay hình cột phần trăm.
Mẹo là: trong đề bài yêu cầu thể hiện cơ cấu, so sánh giữa các năm thì vẽ hình tròn; còn không thì vẽ biểu đồ cột phần trăm, hoặc sẽ...nhảy sang vẽ biểu đồ đường phần trăm...
Hãy học và làm nhiều bài tập để có kinh nghiêm ha các em
Hì, đó là kiến thức mình nhớ được, có gì sai sót các bạn chỉ giúp để mình được thêm một lần nữa nhớ lại.