Hide Nguyễn
Du mục số
- Xu
- 1,943
Tác giả: Nguyễn Văn Huệ, Tập san XHNV, TP HCM, Số 10
1.Đặt vấn đề:
Vấn đề thanh điệu trong các ngôn ngữ khu vực Đông Nam Á từ lâu đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Nhiều công trình về ngữ âm lịch sử đã đưa ra những lời giải thích thoả đáng về cơ sở hình thành âm vực, về sự xuất hiện của thanh điệu trong mối quan hệ với sự biến đổi của phụ âm đầu, nguyên âm và phụ âm cuối. Nói chung, ở hầu hết các ngôn ngữ có âm vực thanh điệu, chính quá trình vô thanh hoá các phụ âm hữu thanh là cơ sở hình thành âm vực như một đơn vị âm vị học.
Tuy nhiên, trong tiếng Mạ, thanh điệu dường như được hình thành không theo con đường quen thuộc như đã nói ở trên. Sau đây là một vài cứ liệu về thanh điệu trong tiếng Mạ mà chúng tôi thu thập được trong hai đợt khảo sát điền dã ở Lâm Đồng trong tháng 2 và tháng 4-1990. Để tiện việc in ấn, chúng tôi dùng lối phiên âm căn bản dựa trên chữ quốc ngữ với một vài thay đổi nhỏ, như d đọc như “d” trong tiếng Anh, -q dùng để ghi phụ âm tắc thanh hầu [?].
1. Cứ liệu:
Tiếng mạ là ngôn ngữ của dân tộc Mạ, gồm khoảng trên 25 ngàn người (theo thống kê 1/4/1989), sinh sống chủ yếu ở vùng thượng lưu sông Đồng nai, thuộc các huyện Di Linh, Bảo Lộc, Đạ Hoai, Đạ Tẻ, cát Tiên của tỉnh Lâm Đồng. Khu vực cư trú của người Mạ tiếp giáp với khu vực cư trú của người Mnông về phía Bắc, người Stiêng về phía Tây, người K’ho và Châu-ro về phía Đông.
Cũng như tiếng K’ho, tiếng Mạ là một ngôn ngữ có thanh điệu. Số lượng thanh điệu thay đổi từ 2 đến 5 tuỳ theo thổ ngữ. Có thể chia các thổ ngữ Mạ thành 3 nhóm, xét theo tiêu chí thanh điệu.
Các thổ ngữ có hai thanh:
Đó là các thổ ngữ nằm ở phía Bắc của huyện Bảo Lộc, thuộc xã Lộc
Lâm. Xã này quy tụ trên một chục buôn cũ của người Mạ cư trú dọc theo thượng nguồn sông Đồng Nai. Có thể kể vào nhóm này các thổ ngữ của xã Lộc Bắc cũng của huyện Bảo Lộc.
Ở các thổ ngữ thuộc nhóm này, điểm giống nhau căn bản giữa chúng là có hai thanh cao và thấp. Thanh cao phân bố ở tất cả các loại âm tiết; thanh thấp không phân bố ở các âm tiết mở (trừ một vài trường hợp như mờ “với”, vì “như”, dù “một”) và ở các âm tiết có nguyên âm ngắn. Xét trong quan hệ với phụ âm đầu, điều đáng lưu ý là cả hai thanh cao và thấp đều được phân bố đều ở các âm tiết có phụ âm đầu hay xát, hữu thanh hay vô thanh hay tiền thanh hầu hoá. Thí dụ: lot “ngắn”/ lòt “đi”, anh “tôi”\ành “gùi”; tơm “đập” \tờm “trong”.
2.2 Các thổ ngữ có năm thanh:
Đó là các thổ ngữ ở các huyện Đạ Hoai, Đại Tẻ, nằm ở phía cực Nam của tỉnh Lâm Đồng.
Các thổ ngữ thuộc nhóm này, ngoài hai thanh cao và thấp có đường nét âm điệu bằng phẳng, còn có thể kể đến các thanh gần giống như các thanh “sắc”, “nặng”, “hỏi” của tiếng Việt. Thí dụ: ỏ “em”, dạ “nước”, pá “gãy”.
2.3 Các thổ ngữ trung gian:
Đó là các thổ ngữ ở các xã Lộc Thắng, Lộc Ngãi (huyện Bảo Lộc) và ở xã Đinh Trang Thượng (huyện Di Linh).
Ở các thổ ngữ này, âm tắc thanh hầu cuối –q và âm xát thanh hầu cuối –h tuy chưa mất hẳn nhưng được thể hiện rất yếu. Để bù đắp vào sự nhược hoá của hai phụ âm cuối này, tính chất biến điều của âm tiết được thể hiện khá rõ, nghe như các thanh của tiếng Việt là “sắc” và “nặng” (đối với âm tắc thanh hầu cuối –q) và “hỏi” (đối với âm xát thanh hầu cuối –h).
2. Nhận xét về quá trình hình thành thanh điệu trong tiếng Mạ.
Việc so sánh hệ thống ngữ âm giữa tiếng Mạ với các ngôn ngữ cùng nhóm Mon –Khmer khác như Mnông, Stiêng cho thấy hệ thống phụ âm đầu của các ngôn ngữ này khá giống nhau, nghĩa là vẫn còn duy trì thế đối lập giữa các phụ âm hữu thanh/vô thanh/tiền thanh hầu hoá. Điểm khác biệt chủ yếu về ngữ âm giữa tiếng Mạ với các ngôn ngữ Mnông, Stiêng là ở khu vực nguyên âm: trong tiếng Mạ, trừ hai cặp nguyên âm giòng giữa là a/ă và ơ/â là còn duy trì được sự đối lập về trường độ, các nguyên ấm khác không còn sự đối lập ngắn /dài.
Nếu so sánh với các ngôn ngữ của nhóm nhưng chưa có thanh điệu như Mnông chẳng hạn, chúng ta sẽ thấy mối quan hệ về độ dài của nguyên âm với sự xuất hiện của thanh: thanh cao trong tiếng Mạ được phân bố ở các âm tiết tương ứng với các âm tiết có nguyên âm ngắn trong tiếng Mnông, thanh thấp trong tiếng Mạ tương ứng với các âm tiết có nguyên âm dài trong tiếng Mnông.
Thí dụ về sự tương ứng giữa thanh cao trong tiếng Mạ với nguyên âm ngắn trong tiếng Mnông:
Mnông Mạ
sin sin “chín”
măng măng “đêm”
păr per “bay”
rơpung rơpung “dưa”
Lưu ý các nguyên âm dài trong âm tiết mở tiếng Mnông vẫn tương ứng với thanh cao trong tiếng Mạ. Thi dụ:
Mnông Mạ
so so “chó”
ka ka “cá”
wa wa “bác”
Thí dụ về sự tương ứng giữa thanh thấp trong tiếng Mạ với nguyên dài trong tiếng Mnông:
Mnông Mạ
haw hàw “lên”
long lòng “củi”
khôm khồm “thổi”
pham phàm “tám”
bêng bềng “đầy”
ur ùr “nữ”
Sự tương ứng khá đều đặn giữa độ dài của nguyên âm trong tiếng Mnông với thanh cao và thanh thấp trong tiếng Mạ và việc hệ thống nguyên âm tiếng Mạ hiện nay không còn duy trì sự đối lập về trường độ khiến ta có thể nghĩ đến một giả thiết là sự mất đối lập về độ dài của nguyên âm trong tiếng Mạ là nguyên nhân dẫn đến sự hình thành hai âm cao và thấp. Tuy nhiên, sự kiện các âm tiết mở có nguyên âm tương ứng trong tiếng Mnông là nguyên âm dài vẫn được phân bố ở thanh (âm vực) cao trong tiếng Mạ khiến ta phảinghĩ đến vai trò nào đó của phụ âm cuối trong việc quy định tính chất cao thấp của thanh, ngoài vấn đề trường độ của nguyên âm.
Ở những ngôn ngữ có 5 thanh, rất dễ nhận thấy nguồn gốc hình thành của các thanh “sắc”, “nặng” và “hỏi”. Chúng xuất hiện như sự bù đắp cho sự biến mất của âm tắc thanh hầu cuối –q và âm xát thanh hầu cuối –h. So sánh các thổ ngữ ở Bảo Lộc (thuộc nhóm 2 thanh) với các thổ ngữ ở Đạ Hoai (thuộc nhóm 5 thanh) sẽ cho thấy quá trình chuyển biến này.
Bảo Lộc Đạ Hoai
oh o “em”
duh dủ “nóng”
dàq dạ “nước”
paq pá “gãy”
Sự hình thành thanh điệu trong tiếng Mạ như đã nêu trên có thể gặp trong tiếng K’ho. Tiếng K’ho Srê (ở các huyện Di Linh và Bảo Lộc của Lâm Đồng) cũng là một ngôn ngữ có hai thanh cao và thấp, nhưng tiếng K’ho La Giạ ở huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận mà chúng tôi có dịp khảo sát cũng đã có thanh “sắc”, “nặng”, “hỏi” trên cơ sở biến đổi của –q và –h. Một nhận xét có thể rút ra là các thổ ngữ ở khu vực ngoại vi của tiếng Mạ và K’ho có sự biến đổi nhanh hơn các thổ ngữ trung tâm trong quá trình hình thành thanh điệu.
Như vậy, quá trình hình thành thanh điệu trong tiếng Mạ và cả K’ho cho thấy có một con đường khác để hình thành thanh điệu (âm vực) cao/thấp ngoài con đường thường được nhắc đến là sự nhập một của hai dãy phụ âm vô thanh và hữu thanh. Cứ liệu về thanh điệu trong tiếng Mạ có thể nói đã góp phần giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tính chất đa dạng của một vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt trong nguồn gốc hình thành thanh điệu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Blood, H.F. A Reconstruction of Proto –Mnong, Summer Institute of Linguitics Univ. of North Dakota, 1966.
Đào Thị Kim Nhung, Tiền âm tiết trong tiếng K’ho, luận văn tốt nghiệp đại học, Khoa Ngữ văn, ĐHTH TPHCM, 1988.
Ferlus M. Formation des registres et mutation consonantiques dans les langues Mon –Khmer, Mon –Khmer Study VIII: 1-76.
Lý Toàn Thắng – Tạ Văn Thông –K’Brêu –K’bròh Ngữ pháp tiếng KơHo, Sở Văn hoá Thông tin Lâm Đồng, 1985.
Matisoff J.A Tonogenesis in Southeast Asia, Univ. of California, (Offprint from Consonant Types and Tone, Sothern california Occational Papers in Lingguitics N.1, 7/1973)
Tô Thị Nhân Ái, Hệ thống ngữ âm tiếng Mạ, luận văn tốt nghiệp đại học, Khoa Ngữ văn, ĐHTH TPHCM, 1990.
Nguồn :E-tiengviet.com
1.Đặt vấn đề:
Vấn đề thanh điệu trong các ngôn ngữ khu vực Đông Nam Á từ lâu đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Nhiều công trình về ngữ âm lịch sử đã đưa ra những lời giải thích thoả đáng về cơ sở hình thành âm vực, về sự xuất hiện của thanh điệu trong mối quan hệ với sự biến đổi của phụ âm đầu, nguyên âm và phụ âm cuối. Nói chung, ở hầu hết các ngôn ngữ có âm vực thanh điệu, chính quá trình vô thanh hoá các phụ âm hữu thanh là cơ sở hình thành âm vực như một đơn vị âm vị học.
Tuy nhiên, trong tiếng Mạ, thanh điệu dường như được hình thành không theo con đường quen thuộc như đã nói ở trên. Sau đây là một vài cứ liệu về thanh điệu trong tiếng Mạ mà chúng tôi thu thập được trong hai đợt khảo sát điền dã ở Lâm Đồng trong tháng 2 và tháng 4-1990. Để tiện việc in ấn, chúng tôi dùng lối phiên âm căn bản dựa trên chữ quốc ngữ với một vài thay đổi nhỏ, như d đọc như “d” trong tiếng Anh, -q dùng để ghi phụ âm tắc thanh hầu [?].
1. Cứ liệu:
Tiếng mạ là ngôn ngữ của dân tộc Mạ, gồm khoảng trên 25 ngàn người (theo thống kê 1/4/1989), sinh sống chủ yếu ở vùng thượng lưu sông Đồng nai, thuộc các huyện Di Linh, Bảo Lộc, Đạ Hoai, Đạ Tẻ, cát Tiên của tỉnh Lâm Đồng. Khu vực cư trú của người Mạ tiếp giáp với khu vực cư trú của người Mnông về phía Bắc, người Stiêng về phía Tây, người K’ho và Châu-ro về phía Đông.
Cũng như tiếng K’ho, tiếng Mạ là một ngôn ngữ có thanh điệu. Số lượng thanh điệu thay đổi từ 2 đến 5 tuỳ theo thổ ngữ. Có thể chia các thổ ngữ Mạ thành 3 nhóm, xét theo tiêu chí thanh điệu.
Các thổ ngữ có hai thanh:
Đó là các thổ ngữ nằm ở phía Bắc của huyện Bảo Lộc, thuộc xã Lộc
Lâm. Xã này quy tụ trên một chục buôn cũ của người Mạ cư trú dọc theo thượng nguồn sông Đồng Nai. Có thể kể vào nhóm này các thổ ngữ của xã Lộc Bắc cũng của huyện Bảo Lộc.
Ở các thổ ngữ thuộc nhóm này, điểm giống nhau căn bản giữa chúng là có hai thanh cao và thấp. Thanh cao phân bố ở tất cả các loại âm tiết; thanh thấp không phân bố ở các âm tiết mở (trừ một vài trường hợp như mờ “với”, vì “như”, dù “một”) và ở các âm tiết có nguyên âm ngắn. Xét trong quan hệ với phụ âm đầu, điều đáng lưu ý là cả hai thanh cao và thấp đều được phân bố đều ở các âm tiết có phụ âm đầu hay xát, hữu thanh hay vô thanh hay tiền thanh hầu hoá. Thí dụ: lot “ngắn”/ lòt “đi”, anh “tôi”\ành “gùi”; tơm “đập” \tờm “trong”.
2.2 Các thổ ngữ có năm thanh:
Đó là các thổ ngữ ở các huyện Đạ Hoai, Đại Tẻ, nằm ở phía cực Nam của tỉnh Lâm Đồng.
Các thổ ngữ thuộc nhóm này, ngoài hai thanh cao và thấp có đường nét âm điệu bằng phẳng, còn có thể kể đến các thanh gần giống như các thanh “sắc”, “nặng”, “hỏi” của tiếng Việt. Thí dụ: ỏ “em”, dạ “nước”, pá “gãy”.
2.3 Các thổ ngữ trung gian:
Đó là các thổ ngữ ở các xã Lộc Thắng, Lộc Ngãi (huyện Bảo Lộc) và ở xã Đinh Trang Thượng (huyện Di Linh).
Ở các thổ ngữ này, âm tắc thanh hầu cuối –q và âm xát thanh hầu cuối –h tuy chưa mất hẳn nhưng được thể hiện rất yếu. Để bù đắp vào sự nhược hoá của hai phụ âm cuối này, tính chất biến điều của âm tiết được thể hiện khá rõ, nghe như các thanh của tiếng Việt là “sắc” và “nặng” (đối với âm tắc thanh hầu cuối –q) và “hỏi” (đối với âm xát thanh hầu cuối –h).
2. Nhận xét về quá trình hình thành thanh điệu trong tiếng Mạ.
Việc so sánh hệ thống ngữ âm giữa tiếng Mạ với các ngôn ngữ cùng nhóm Mon –Khmer khác như Mnông, Stiêng cho thấy hệ thống phụ âm đầu của các ngôn ngữ này khá giống nhau, nghĩa là vẫn còn duy trì thế đối lập giữa các phụ âm hữu thanh/vô thanh/tiền thanh hầu hoá. Điểm khác biệt chủ yếu về ngữ âm giữa tiếng Mạ với các ngôn ngữ Mnông, Stiêng là ở khu vực nguyên âm: trong tiếng Mạ, trừ hai cặp nguyên âm giòng giữa là a/ă và ơ/â là còn duy trì được sự đối lập về trường độ, các nguyên ấm khác không còn sự đối lập ngắn /dài.
Nếu so sánh với các ngôn ngữ của nhóm nhưng chưa có thanh điệu như Mnông chẳng hạn, chúng ta sẽ thấy mối quan hệ về độ dài của nguyên âm với sự xuất hiện của thanh: thanh cao trong tiếng Mạ được phân bố ở các âm tiết tương ứng với các âm tiết có nguyên âm ngắn trong tiếng Mnông, thanh thấp trong tiếng Mạ tương ứng với các âm tiết có nguyên âm dài trong tiếng Mnông.
Thí dụ về sự tương ứng giữa thanh cao trong tiếng Mạ với nguyên âm ngắn trong tiếng Mnông:
Mnông Mạ
sin sin “chín”
măng măng “đêm”
păr per “bay”
rơpung rơpung “dưa”
Lưu ý các nguyên âm dài trong âm tiết mở tiếng Mnông vẫn tương ứng với thanh cao trong tiếng Mạ. Thi dụ:
Mnông Mạ
so so “chó”
ka ka “cá”
wa wa “bác”
Thí dụ về sự tương ứng giữa thanh thấp trong tiếng Mạ với nguyên dài trong tiếng Mnông:
Mnông Mạ
haw hàw “lên”
long lòng “củi”
khôm khồm “thổi”
pham phàm “tám”
bêng bềng “đầy”
ur ùr “nữ”
Sự tương ứng khá đều đặn giữa độ dài của nguyên âm trong tiếng Mnông với thanh cao và thanh thấp trong tiếng Mạ và việc hệ thống nguyên âm tiếng Mạ hiện nay không còn duy trì sự đối lập về trường độ khiến ta có thể nghĩ đến một giả thiết là sự mất đối lập về độ dài của nguyên âm trong tiếng Mạ là nguyên nhân dẫn đến sự hình thành hai âm cao và thấp. Tuy nhiên, sự kiện các âm tiết mở có nguyên âm tương ứng trong tiếng Mnông là nguyên âm dài vẫn được phân bố ở thanh (âm vực) cao trong tiếng Mạ khiến ta phảinghĩ đến vai trò nào đó của phụ âm cuối trong việc quy định tính chất cao thấp của thanh, ngoài vấn đề trường độ của nguyên âm.
Ở những ngôn ngữ có 5 thanh, rất dễ nhận thấy nguồn gốc hình thành của các thanh “sắc”, “nặng” và “hỏi”. Chúng xuất hiện như sự bù đắp cho sự biến mất của âm tắc thanh hầu cuối –q và âm xát thanh hầu cuối –h. So sánh các thổ ngữ ở Bảo Lộc (thuộc nhóm 2 thanh) với các thổ ngữ ở Đạ Hoai (thuộc nhóm 5 thanh) sẽ cho thấy quá trình chuyển biến này.
Bảo Lộc Đạ Hoai
oh o “em”
duh dủ “nóng”
dàq dạ “nước”
paq pá “gãy”
Sự hình thành thanh điệu trong tiếng Mạ như đã nêu trên có thể gặp trong tiếng K’ho. Tiếng K’ho Srê (ở các huyện Di Linh và Bảo Lộc của Lâm Đồng) cũng là một ngôn ngữ có hai thanh cao và thấp, nhưng tiếng K’ho La Giạ ở huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận mà chúng tôi có dịp khảo sát cũng đã có thanh “sắc”, “nặng”, “hỏi” trên cơ sở biến đổi của –q và –h. Một nhận xét có thể rút ra là các thổ ngữ ở khu vực ngoại vi của tiếng Mạ và K’ho có sự biến đổi nhanh hơn các thổ ngữ trung tâm trong quá trình hình thành thanh điệu.
Như vậy, quá trình hình thành thanh điệu trong tiếng Mạ và cả K’ho cho thấy có một con đường khác để hình thành thanh điệu (âm vực) cao/thấp ngoài con đường thường được nhắc đến là sự nhập một của hai dãy phụ âm vô thanh và hữu thanh. Cứ liệu về thanh điệu trong tiếng Mạ có thể nói đã góp phần giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tính chất đa dạng của một vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt trong nguồn gốc hình thành thanh điệu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Blood, H.F. A Reconstruction of Proto –Mnong, Summer Institute of Linguitics Univ. of North Dakota, 1966.
Đào Thị Kim Nhung, Tiền âm tiết trong tiếng K’ho, luận văn tốt nghiệp đại học, Khoa Ngữ văn, ĐHTH TPHCM, 1988.
Ferlus M. Formation des registres et mutation consonantiques dans les langues Mon –Khmer, Mon –Khmer Study VIII: 1-76.
Lý Toàn Thắng – Tạ Văn Thông –K’Brêu –K’bròh Ngữ pháp tiếng KơHo, Sở Văn hoá Thông tin Lâm Đồng, 1985.
Matisoff J.A Tonogenesis in Southeast Asia, Univ. of California, (Offprint from Consonant Types and Tone, Sothern california Occational Papers in Lingguitics N.1, 7/1973)
Tô Thị Nhân Ái, Hệ thống ngữ âm tiếng Mạ, luận văn tốt nghiệp đại học, Khoa Ngữ văn, ĐHTH TPHCM, 1990.
Nguồn :E-tiengviet.com