Vấn đề dân tộc và giải phóng dân tộc

Trang Dimple

New member
Xu
38
VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ GIẢI PHÓNG DÂN TỘC


Vấn đề dân tộc
nảy sinh từ đâu? Đó là câu hỏi lớn mà cho đến tận bây giờ nhân loại vẫn phải tìm lời giải thích cho thỏa đáng. Các nhà nghiêm cứu đã tốn khá nhiều giấy bút để làm rõ sự nảy sinh của vấn đề dân tộc và giải phóng dân tộc, truy tìm cội nguồn của nó. Có xác định đúng căn nguyên thì mới có biện pháp, cách thức giải quyết vấn đề dân tộc đúng đắn.

Dân tộc và sự hình thành dân tộc là một vấn đề phức tạp. Những cuộc xung đột dân tộc hiện nay cũng một phần xuất phát từ sự phức tạp này. Cho nên, trước hết, cần phải làm rõ khái niệm dân tộc và sự hình thành dân tộc.

Dân tộc ( nation ) hay quốc gia dân tộc ( theo Từ điển Bách Khoa Việt Nam) là một cộng đồng chính trị - xã hội được chỉ đạo bởi một nhà nước, thiết lập trên một lãnh thổ nhất định, ban đầu được hình thành do sự tập hợp của nhiều bộ lạc và liên minh bộ lạc, sau này là cảu nhiều cộng đồng mang tính tộc người ( ethnie) của bộ phận tộc người. Tính chất của dân tộc phụ thuộc vào những phương thức sản xuất khác nhau. Bước vào giai đoạn phát triển công nghiệp, rõ rệt lãnh địa trong một dân tộc nhằm tạo ra một thị trường chung nên cộng đồng dân tộc được kết cấu chặt chẽ hơn. Kết cấu của cộng đồng dân tộc rất đa dạng, phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội trong khu vực và bản thân.

Một cộng đồng dân tộc thường bao gồm nhiều cộng đồng tộc người, với nhiều ngôn ngữ, yếu tố văn hóa, thậm chí nhiều chủng tộc khác nhau. Ngày nay, do không gian xã hội được rộng mở mang tính toàn cầu, do phương tiện đi lại, mỗi cộng đồng dân tộc ngày lại có thêm nhiều bộ phận của các cộng đồng tộc người tham gia, nên tình trạng dân tộc đa tộc người phổ biến. Hiếm thấy dân tộc một tộc người như trường hợp Triều Tiên.

Dân tộc ( ethnie) còn đồng nghĩa với cộng đồng mang tính dân tộc người ( ví dụ: dân tộc Tày, dân tộc Bana …). Cộng đồng này có thể là bộ phận chủ thể thay hay thiểu số của một dân tộc ( nation) sinh sống ở nhiều quốc gia, dân tộc khác nhau được liên kết với nhau bằng những đặc điểm ngôn ngữ,văn hóa và nhất là ý thức tự giác tộc người.

Dân tộc là một phạm trù lịch sử. Theo C.Mác, Ph. Ăngghen và V.I. Leenin, dân tộc là phạm trù của chủ nghĩa tư bản và dân tộc tư sản là loại hình đầu tiên. Nhưng luận điểm này của tác gia kinh điển chủ nghĩa Mác – Lênin chỉ đúng với châu Âu. Thực tiễn châu Âu đã để lại ý nghĩ ở C. Mác, Ph. Awngghen và V.I Lênin rằng, quá trình thủ tiêu chế độ phong kiến, phát triển chủ nghĩa tư bản cũng là quá trình các tộc người kết hợp thành dân tộc. Sự hình thành dân tộc như thế đã diễn ra cùng một lúc với việc thủ tiêu chế độ phong kiến cát cứ, phong kiến cát cứ, phong kiến phân quyền để thành lập nhà nước tập quyền.

Ở phương Đông, một số dân tộc hình thành sớm hơn nhiều dân tộc được hình thành ở thời kì tiền tư bản, thậm chí còn xuất hiện ở thời kì tiền phong kiến ( do những nhu cầu của cư dân nông nghiệp, do những nhu cầu chống ngoại xâm…) chứ không phải chờ đến thời đại cách mạng tư sản như ở châu Âu. Dù ở phương Tây hay ở phương Đông, dân tộc cũng được hình thành trong điều kiện của chế độ tư hữu.

Do đó, C. Mác, Ph. Ăngghen và V.I Lênin truy nguyên vấn đề dân tộc phát sinh từ chế độ tư hữu. Khi giai cấp hình thành, nhà nước xuất hiện thì cũng từ đó có dân tộc này đi thống trị, áp bức dân tộc khác. Xuất phát từ quan niệm cho rằng, chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, ách áp bức giai cấp, chế độ tư bản … là nguồn gốc của đối kháng dân tộc, C. Mác và Ph. Ăngghen cho rằng cần đấu tranh xóa bỏ ách áp bức dân tộc gắn gắn với xóa bỏ ách áp bức xã hội, lật đổ chủ nghĩa tư bản, xây dựng chủa nghĩa xã hội…

Kế tục quan điểm của C. Mác và Ph. Ăngghen, V.I. Lênin cũng cho rằng, muốn giải phóng dân tộc, xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa thì phải thủ tiêu chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, thủ tiêu ách áp bức giai cấp. V.I . Lênin cũng gắn giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp.

Tuy nhiên, thực tiễn vấn đề dân tộc và giải phóng dân tộc trên thế giới trong thế kỉ XX và những năm đầu thế kỉ XXI cho thấy rằng, nếu chỉ quy nguồn gốc của ách áp bức dân tộc và sự vùng dậy giải phóng dân tộc cho sự tồn tại của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất thì chưa đầy đủ. Và cũng không thể giải quyết được một cách toàn diện, tận gốc vấn đề dân tộc và chỉ ra phương hướng đúng đắn cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc khi chỉ quy nguồn gốc của vấn đề dân tộc là chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất. Nguồn gốc của dân tộc nay có nhiều, như mâu thuẫn giữa các đảng phái, sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp biên giới, tranh giành nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Về sắc tộc,
một số nước châu Phi có tới hàng trăm bộ tộc cùng tồn tại trong một nước và các bộ tộc này có mâu thuẫn thù hận truyền kiếp. Sự khác biệt về tín ngưỡng tôn giáo cũng làm họ căm ghét nhau. Vì vậy chỉ cần một hành động nhỏ cũng có thể kích động những mâu thuẫn thêm và bùng nổ thành nội chiến hoặc xung đột vũ trang. Xung đột ở Xomaly hàng thập kỉ qua và xung đột ở Congo ( Kinsa) những năm gần đây là những ví dụ điển hình về mâu thuẫn sắc tộc.

Tranh giành tài nguyên cũng là nguyên nhân quan trọng xung đột vũ trang và nội chiến kéo dài hàng chục năm ở Nigieria là do các bộ tộc của các nước này giành khu vực có trữ lượng tài nguyên giàu mỏ phong phú. Sau sự ra đi của tổng thống Taylor thì Liberia có thể trở thành thiên đường của những kẻ buôn lậu đá quý của nước này …

Nhân tố lịch sử, những vấn đề và mâu thuẫn mà thực dân châu Âu để lại ở châu Phi trong thời gian dài nhưng vẫn chưa giải quyết triệt để nên đã để lại hậu quả cho tới ngày nay, và nhưng nước này thường sử dụng vũ trang để giải quyết những vấn đề đó.

Giữa các tôn giáo cũng có các vấn đề phức tạp, những mâu thuẫn và tranh chấp. Ở bắc Ailen nảy sinh mâu thuẫn giữa những tín đồ theo đạo Tin lành và tín đồ theo đạo Cơ đốc, mâu thuẫn giữa những người hồi giáo và những người theo tôn giáo khác nhau ở Trung Đông, mâu thuẫn giữa những người theo đạo Thiên Chúa chính giáo và hồi giáo ở Nam Tư cũ, tranh chấp giữa người hồi giáo ở Pakixtan và người Hindu ở Ấn Độ …

Do những biến động về chính trị trên thế giới trong những năm qua, nhất là sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu, những mâu thuẫn dân tộc, xu hướng chủ nghĩa dân tộc, xu hướng ly khai cũng nổi lên dưới những hình thức khác nhau.

Sự suy yếu cảu các nước thể hiện ở tình hình chính trị xã hội rối ren kinh tế khó khăn áp dụng mô hình không phù hợp với đất nước, thực hiện chính sách dân tộc không đúng đắn cũng là những nhân tố dẫn tới phong trào đòi độc lập đòi quyền tự trị. Như vậy nguồn gốc tranh chấp dân tộc, áp bức dân tộc nảy sinh từ rất lâu đời, nếu chỉ truy nguyên về chế độ tư hữu là chưa đủ. Và do đó, việc thủ tiêu chế độ tư hữu coi như là liều thuốc bách bệnh để giải quyết vấn đề dân tộc tranh chấp, áp bức dân tộc là chưa đủ. Chính Liên Xô đã thủ tiêu chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và giai cấp bóc lột nhưng vấn đề dân tộc vẫn nảy sinh.

Từ đây về mặt lý luận và cả mặt thực tiễn, chúng ta thấy việc giải quyết vấn đề dân tộc, giải phóng dân tộc gắn liền với việc tiêu diệt chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất gắn với giải phóng giai cấp, xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ là một khía cạnh của việc giải quyết vấn đề dân tộc, giải phóng dân tộc chứ không phải là tất cả. Để giải quyết triệt để vấn đề dân tộc, giải phóng dân tộc thực sự và hoàn toàn, còn phải quan tâm giải quyết vấn đề dân tộc gắn với cội nguồn lịch sử, với vấn đề tôn giáo, quyền lợi kinh tế, lãnh thổ, ngăn chặn chủ nghĩa dân tộc cực đoan xây dựng một mô hình tiến lên phù hợp có chính sách dân tộc đúng đắn.

Vận dụng sang tạo và phát triển chủ nghĩa Mác Lênin, Hồ Chí Minh đã nêu luận điểm đúng về “ giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, và giải phóng con người ”

Trong xã hội loài người, từ khi có nhà nước thì cũng xuất hiện những cuộc xâm nhập, xâm lược giữa những quốc gia. Và cũng từ đây vấn đề dân tộc và giải phóng dân tộc bắt đầu hình thành. Chẳng hạn như sự bành trướng xâm lược của phong kiến phương bắc với đối với Việt Nam và các nước láng giiềng thời trung đại. Nhưng ở thời cổ trung đại cuộc bành trướng xâm lược giữa nước này với nước kia, giữa tộc người này với tộc người khác.... chưa hình thành nên hệ thống chính trị như sau này mà phần lớn chỉ đơn thuần là các cuộc bành trướng mở rộng lãng thổ. Tuy nhiên lúc bấy giờ vấn đề dân tộc trong một chừng mực nào đó cũng đã đặt ra ở cả phạm vi quốc gia và phạm vi quốc tế. Ví dụ, ở Trung Quốc thời Tần Thủy Hoàng, người Hán đi bành trướng ra xung quanh. Trong phạm vi quốc gia ( Trung Quốc ngày nay) Tần Thủy Hoàng đã đánh bại 6 nước: Hàn, Triệu , Sở, Yên ,Tề, Ngụy (230-221 TCN) và thống nhất Trung Quốc kết thúc cục diện hỗn chiến kéo dài 500 năm. Sau khi thống nhất quốc gia, Tần Thủy Hoàng Lại Phái tướng đồ thư mang 50 vạn quân đi xâm lược Bách Việt ở Phía Nam ( 218-214 TCN), tức là một số tỉnh ở Phía Nam Trung Quốc bây giờ: Chiết Giang, Phúc kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Quảng Châu. Xâm lược đến đâu nhà tần thực hiện chính sách Hán hóa đến đó: 50 vạn quân phải ở lại luôn phía nam sinh cơ lập nghiệp ở đó... Đồng thời nhà Tần cũng mở rộng xâm lược các nước láng giềng, phí bắc đánh chiếm Hung Nô, phía Nam là Việt Nam....

Từ thời cận đại, vấn đề dân tộc và việc giải quyết vấn đề dân tộc đã nổi lên trong các cuộc cách mạng tư sản. Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ không chỉ dẫn đến sự ra đời của một quốc gia tư sản ở bên kia Đại Tây Dương mà còn khai sinh ra một dân tộc mới – dân tộc Mĩ. Dân tộc ấy đã tự viết giấy khai sinh – bản Tuyên ngôn độc lập – đề ngày 4-7-1776 với nhiều lời lẽ bất hủ. Cách mạng tư sản Pháp 1789 đã giải quyết những chướng ngại phong kiến để thống nhất nước Pháp, dân tộc Pháp được hình thành. Sự ra đời của dân tộc Italia và Đức cũng như vậy. Trước năm 1870 chỉ có người Italia, người Đức chứ chưa có dân tộc Italia, dân tộc Đức. Quá trình hình thành những dân tộc tư sản ở Trung Âu này đã kết thúc khi vương quốc Italia định đô ở Roma và chỉ dành cho Giáo hoàng một mảnh đất nhỏ xíu là Vatican, mặc dù dân tộc Italia nổi tiếng về lòng mộ đạo. Khi Bixmac – người hùng của Vương quốc Phổ, vị khai quốc công thần của đế quốc Đức – đã thống nhất đất nước Đức, dân tộc Đức cũng ra đời.

Như vậy,
các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại đã giải quyết bước đầu vấn đề dân tộc. Song, cách mạng tư sản, một mặt, giải quyết vấn đề dân tộc trong nội bộ một quốc gia, mặt khác, cũng hình thành nên hệ thống nô dịch và áp lực dân tộc đối với các dân tộc khác. Bởi vì, sau cách mạng tư sản, chủ nghĩa tư bản phát triển và tất yếu nó sẽ đi tìm thị trường bằng cách xâm chiếm thuộc địa. Có thể nói, thuộc địa là vấn đề sống còn của chủ nghĩa tư bản, đặc biệt trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
Sự thống trị và nô dịch của chủ nghĩa tư bản đối với thuộc địa thể hiện qua mấy hình thức:
- Sau các cuộc phất triển địa lí ( từ thế kỉ XV đến nửa thế kỉ XVIII ) chủ nghĩa tư bản áp bức thuộc địa thực hiện thông qua các công ti Đông Ấn.
- Khi chủ nghĩa tư bản càng phát triển, nhu cầu thị trường càng lớn thì nó đi xâm chiếm bằng vũ lực, bằng quân đội và thực hiện nền thống trị thuộc địa bằng trực trị; vai trò của các công ty Đông Ấn được phát huy trong buổi đầu bây giờ không còn nữa, Chế độ trực trị này mà chúng ta thường gọi là chủ nghĩa thực dân cũ là hình thức nô dịch chủ yếu của các thực dận Châu Âu như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Anh , Pháp.....
- Nhưng từ khi Mĩ vươn lên tranh giành thuộc địa với các nước thực dân cũ giành thắng lợi thì thay thế chế độ trực trị bằng cai trị kinh tế, bằng hệ thống tay sai thường gọi là “ chủ nghĩa thực dân trá hình” hay “ Chủ nghĩa đế quốc không có hình bóng”

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất qua hệ thống Vecsai- Oasinhton, Anh- Pháp – Nhật-Italia chia nhau quyền lợi, trong đó quyền lợi lớn nhất là thuộc địa. Thực tế 3 nước Anh –Pháp –Mĩ đã chia nhau thuộc địa với phần lớn về Anh , sau là Pháp mà trước hết là khu vực Châu Phi, còn Mĩ-latinhn Mĩ bành trướng và biến thành sân sau, các vùng khác như châu Á chủ yếu là của Anh và Pháp. Để thâm nhập vùng thuộc địa của các đế quốc châu Âu, Mĩ đã dùng chính sách mở cửa. Với chính sách này hàng hóa vào thuộc địa ( vào thời điểm áp dụng chính sách “mở cửa”, chủ yếu ở Trung Quốc) được đánh thuế như nhau không phân biệt vùng đó là lãnh địa của đế quốc nào. Với chính sách này Mĩ đã len chân được vào thị trường Trung Quốc và nhiều nơi khác, vừa cạnh tranh với thực dân khác, vừa thống trị nhân dân thuộc địa bằng những hình thức mới.

Như vậy
vấn đề dân tộc và giải phóng dân tộc được đặt ra từ khá sớm. Nhưng nó trở thành vấn đề lí luận, vấn đề chính trị, vấn đề cấp bách vào thời kì cận đại, khi các cuộc xâm chiếm đất đai làm thuộc địa đã chở thành “cao Trào” , khi các cuộc xâm lược không chỉ để mở rộng lãnh thổ nữa mà còn là hệ thống nô dịch, bóc lột tàn tệ của chủ nghĩa thực dân đối với các dân tộc Á, Phi và Mĩ latinh.

Xem thêm bài giảng

giải phóng dân tộc


Nguồn, diendankienthu.net*
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Ngày nay vấn đề dân tộc vẫn là một vấn đề vô cùng nóng bỏng và cấp thiết. Theo thiển nghĩ của tôi, vấn đề dân tộc đang bị các nước lớn gây sức ép, vụ lợi cho riêng họ.

Phải chăng, phải có một cuộc kiếm tìm tư tưởng đúng đắn, nghiên cứu phù hợp hơn nữa chăng ??
 
Vậy người trẻ tuổi, người sắp đứng ra ghánh vác trọng trách mà Đảng và Dân tộc giao phó thì nên suy nghĩ đúng như thế nào về Dân tộc hiện đại, văn minh ?
 
Vấn đề này không hẳn thuộc về "đối nội hay đổi ngoại", và cũng không hẳn công việc của các Đảng viên, của Đàng, có riêng nhà nước mà của toàn bộ nước mình.

Có hiểu đúng, nắm vững thì mới chống phá được thù trong giặc ngoài, cả về kinh tế, ngoại giao,...
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top