Vận dụng lý thuyết kết trị để nghiên cứu chu cảnh tiếng Việt

  • Thread starter Thread starter vosong
  • Ngày gửi Ngày gửi

vosong

New member
Xu
0
Tác giả: Nguyễn Quang

Báo cáo đề cập đến chu cảnh ngôn ngữ trên trục ngữ đoạn và dựa vào từ để phân tích quan hệ lôgic ngữ nghĩa trong nội bộ từ và thành ngữ cũng như trong sự kết hợp bên ngoài của các từ ngữ thành phát ngôn.

1. Với các ngôn ngữ đơn âm như tiếng Việt, chu cảnh ngôn ngữ có vai trò quyết định việc nhận diện và phân biệt các đơn vị biểu đạt cũng như làm sáng tỏ chức năng ngữ pháp và ngữ nghĩa của các từ ngữ trong phát ngôn. Lý thuyết kết trị với sự phát triển gần đây đã xác định cho mình vị trí then chốt trong hệ thống các phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ học hiện đại, trước hết trong việc khảo sát tiềm năng kết hợp giữa các yếu tố ngôn ngữ cùng cấp độ.

Sự phân biệt giữa nội kết trị và ngoại kết trị giúp cho việc khảo sát chu cảnh tiếng Việt ở hai cấp độ: cấp độ cấu tạo từ ngữ và cấp độ hình thành phát ngôn. Hai cấp độ này có thể đồng thời mang đặc tính ngữ pháp, từ vựng và lôgic ngữ nghĩa khác nhau, tính lý thuyết kết trị có thể phát hiện ra nhằm phục vụ cho những yêu cầu sử dụng nhất định. Ở đây, nó phục vụ trực tiếp công tác từ vựng, từ điển tiếng Việt, làm sáng tỏ nghĩa tiềm tàng và nghĩa thực tại trong phần định nghĩa từ ngữ.

2. Phân tích chu cảnh tiếng Việt trên hai cấp độ cấu tạo từ và cấp độ kết hợp từ ngữ trong phát ngôn.

a) Chu cảnh cấu tạo từ phức và thành ngữ

Tiếng Việt có 3 loại từ phức: từ ghép, từ phái sinh và từ láy.

Chu cảnh cấu tạo từ phái sinh và từ láy tương đối đơn giản. Phụ tố và yếu tố láy, những thành tố không đơn lập, kết hợp với từ gốc và hình thành một từ mới độc lập. Đó là những kết hợp hàng loạt, có hệ thống nên phân tích chu cảnh của một trường hợp có thể áp dụng cho những trường hợp khác trong hệ thống, ví dụ:

vô cớ, vô ơn, vô nghĩa: tiền tố vô + từ gốc

nhỏ nhắn, nhỏ nhoi, nhỏ nhen: từ gốc + từ láy

Từ phái sinh có thể khác loại với từ gốc, có những phụ tố riêng quyết định loại từ của nó, ví dụ:

hư hóa, lão hóa, hiện đại hóa (động từ)

đảng tính, lý tính, động từ tính (tính từ)

Xu hướng phát triển mới này nhằm giảm dần đặc trưng đơn lập, giảm bớt sự cách biệt giữa tiếng Việt với các ngôn ngữ biến hình.

Trong từ láy, yếu tố láy chỉ thêm sắc thái nghĩa mới và vẫn giữ nguyên các đặc trưng khác của từ gốc cho từ láy.

Từ ghép và thành ngữ là những kết hợp từ với từ, làm cái cầu nối giữa chu cảnh cấu tạo từ và chu cảnh kết hợp từ ngữ trong phát ngôn. Các từ trong loại chu cảnh này còn giữ được bản chất riêng của chúng mà sự kết hợp không xóa nhòa đi mối quan hệ có hữu giữa chúng, tuy hình thức có lúc bị lược đi, ví dụ: ăn đũa (ăn bằng đũa), ngày đêm (cả ngày lẫn đêm), ba mặt một lời (ba mặt cùng chung một lời)… Hơn nữa các từ kết hợp cũng chịu tác động của các quá trình chuyển âm (ví dụ: hăm hai), chuyển nghĩa (ví dụ: đăm chiêu), chuyển cấu trúc (ví dụ: tự phê) làm cho mối quan hệ đẳng lập giữa hai từ cùng loại, gần nghĩa hoặc khác nghĩa thì nghĩa từ ghép là nghĩa tổng hợp của cả hai thành phần, ví dụ: quần áo (đồ mặc nói chung), xa gầnlật đổ (lật cho đổ)… (khắp mọi nơi)… trong quan hệ chính phụ thì thành phần phụ bổ sung nghĩa hoặc xác định cụ thể nghĩa thành phần chính: nước mắt (nước của mắt),

Chu cảnh cấu tạo từ phức và thành ngữ (nội kết trị) chỉ phát hiện cơ sở cấu thành nghĩa ban đầu, nghĩa tiềm tàng của nó, còn nghĩa sử dụng trong phát ngôn, nghĩa thực tại chỉ có thể được phát hiện trong chu cảnh kết hợp từ của phát ngôn.

b) Chu cảnh kết hợp từ ngữ trong phát ngôn

Bất kỳ từ ngữ nào cũng đều có khả năng kết hợp với những từ ngữ khác trong phát ngôn. Đó là ngoại kết trị, tức là khả năng kết hợp tự do của từng đơn vị từ ngữ và được lặp lại trong mỗi hành động giao tiếp. Mỗi loại từ đều có đặc trưng chu cảnh riêng do ý nghĩa phạm trù của nó quyết định. Ý nghĩa này cần được xác định cụ thể đến mức nào thì chu cảnh kết hợp cũng phải được mở dộng đến mức đó.

Động từ đòi hỏi phải được xác định về mặt chủ thể, thời gian địa điểm, cách thức… Các thành phần này là chu cảnh tối thiểu, bắt buộc quyết định ý nghĩa thực tại của từ ngữ được sử dụng.

Tính từ được xác định về sự vật mang thuộc tính mà nó biểu thị. Danh từ có nghĩa tương đối độc lập nhưng cũng cần được xác định bằng những định ngữ, thuộc tính, vị ngữ khác nhau.

Các từ chỉ quan hệ ngữ pháp không có chu cảnh riêng mà tham gia vào chu cảnh các từ khác để thê hiện chức năng ngữ pháp của mình.

3. Việc vận dụng lý thuyết kết trị vào tiếng Việt còn gặp nhiều khó khăn, nhưng mở ra một hướng nghiên cứu mới để tiếp tục đi sâu vào những đặc thù của tiếng Việt hiện đại.

Nguồn: e-tiengviet.com
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top