Xebus2tang
New member
- Xu
- 0
Vấn đề xây dựng ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc nước ta
[PDF]https://server1.vnkienthuc.com/files/860/A.pdf[/PDF]
Lý do chọn đề tài
Lý luận và thực tiễn đã khẳng định rằng: tự nhiên - xã hội - con người là một
chỉnh thể thống nhất. Con người là một bộ phận của tự nhiên, con người và xã hội loài
người chỉ có thể tồn tại và phát triển được trong mối quan hệ mật thiết và gắn bó hài hòa với
môi trường tự nhiên. Môi trường sống vừa là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển; vừa là nơi
diễn ra các hoạt động như: lao động, nghỉ ngơi, hưởng thụ, cảm nhận văn hóa và thẩm mỹ...
mang tính đặc trưng của con người với tư cách là một thực thể sinh học - xã hội. Nói cách
khác, ý nghĩa đặc biệt quan trọng - không thể thay thế - của môi trường đối với con người và
xã hội loài người là ở chỗ, nó không chỉ là nguồn cung cấp các giá trị vật chất, mà còn tạo
nên những giá trị văn hóa, tinh thần. Tuy nhiên, không phải bao giờ và ở đâu con người cũng
nhận thức một cách tự giác và đầy đủ những ý nghĩa, vai trò của môi trường sinh thái đối với
cuộc sống. Do hàng loạt những lý do khác nhau, cả khách quan và chủ quan, con người - một
cách vô tình hay hữu ý, đã và đang hủy hoại ngày càng nhiều hơn môi trường sống của mình.
Tính nghiêm trọng của vấn đề này đã vượt ra ngoài phạm vi quốc gia, khu vực: trở thành
một trong những vấn đề mang tính toàn cầu. Trước những hồi chuông cảnh tỉnh về nguy
cơ khủng hoảng, mất cân bằng sinh thái đã dóng lên, nếu con người không sớm có những
biện pháp tích cực nhằm điều chỉnh có ý thức những hành vi, hoạt động của mình theo
hướng "thân thiện" môi trường... chắc chắn sẽ phải trả giá đắt và mọi sự hối hận, tiếc
nuối - khi đó sẽ trở nên quá muộn màng.
Mặc dù mới đang bước vào chặng đường đầu của quá trình "tăng tốc", đẩy mạnh
nhịp độ phát triển kinh tế - xã hội, song Việt Nam đã phải đối mặt với những thách thức
to lớn về mặt môi trường sinh thái. Tất nhiên, khía cạnh nổi trội, tính chất và mức độ của
các vấn đề môi trường biểu hiện khác nhau trên mỗi vùng lãnh thổ khác nhau, trong đó
đáng chú ý nhất là khu vực miền núi phía Bắc. Do những đặc điểm tự nhiên điển hình
(chiếm diện tích lớn, địa hình nghiêng dần về phía đông và bị chia cắt mạnh…), có thể
nói rằng môi trường miền núi phía Bắc nước ta có vị trí, ý nghĩa đặc biệt quan trọng,
không chỉ trực tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực này, mà còn
liên quan chặt chẽ tới sự phát triển của các vùng hạ lưu thuộc đồng bằng Bắc Bộ, trong
đó có Thủ đô Hà Nội. Thực tế cho thấy, sự phát sinh cũng như tính chất nghiêm trọng của
hàng loạt vấn đề liên quan đến môi trường sống ở khu vực miền núi phía Bắc đã tiệm cận
đến mức báo động đỏ. Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng đó
được xác định là do trình độ dân trí còn thấp, người dân ở các vùng này đang phải chịu
ảnh hưởng nặng nề của những phong tục, tập quán, lối sống cũ, lạc hậu không còn phù
hợp và những áp lực mạnh mẽ của nhịp sống hiện đại vừa mới thâm nhập vào đây. ý
thức, tư tưởng của người dân chưa theo kịp với những thay đổi cơ bản trong các điều kiện
kinh tế - xã hội, trong đó đặc biệt là ý thức bảo vệ môi trường (hay còn được gọi là ý thức
sinh thái). Điều này được biểu hiện cụ thể ở những hành vi ứng xử không còn phù hợp
của con người đối với môi trường sống xung quanh mình. Có thể khẳng định rằng, mọi
sự cố gắng để cải thiện, bảo vệ môi trường sống ở miền núi phía Bắc sẽ khó đạt được
hiệu quả như mong muốn, chừng nào còn chưa tạo ra được sự chuyển biến tích cực, cách
mạng trong nhận thức của người dân. Bởi vì, Ph. Ăngghen đã nhận xét: Tất cả cái gì thúc
đẩy con người hành động, đều tất nhiên phải thông qua đầu óc của họ. Điều đó cho thấy,
việc nghiên cứu: Vấn đề xây dựng ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho đồng bào các
dân tộc miền núi phía Bắc nước ta hiện nay để hướng đến một sự phát triển bền vững là
rất cần thiết, có ý nghĩa quan trọng cả về phương diện lý luận, lẫn phương tiện thực tiễn.
[PDF]https://server1.vnkienthuc.com/files/860/A.pdf[/PDF]
Lý do chọn đề tài
Lý luận và thực tiễn đã khẳng định rằng: tự nhiên - xã hội - con người là một
chỉnh thể thống nhất. Con người là một bộ phận của tự nhiên, con người và xã hội loài
người chỉ có thể tồn tại và phát triển được trong mối quan hệ mật thiết và gắn bó hài hòa với
môi trường tự nhiên. Môi trường sống vừa là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển; vừa là nơi
diễn ra các hoạt động như: lao động, nghỉ ngơi, hưởng thụ, cảm nhận văn hóa và thẩm mỹ...
mang tính đặc trưng của con người với tư cách là một thực thể sinh học - xã hội. Nói cách
khác, ý nghĩa đặc biệt quan trọng - không thể thay thế - của môi trường đối với con người và
xã hội loài người là ở chỗ, nó không chỉ là nguồn cung cấp các giá trị vật chất, mà còn tạo
nên những giá trị văn hóa, tinh thần. Tuy nhiên, không phải bao giờ và ở đâu con người cũng
nhận thức một cách tự giác và đầy đủ những ý nghĩa, vai trò của môi trường sinh thái đối với
cuộc sống. Do hàng loạt những lý do khác nhau, cả khách quan và chủ quan, con người - một
cách vô tình hay hữu ý, đã và đang hủy hoại ngày càng nhiều hơn môi trường sống của mình.
Tính nghiêm trọng của vấn đề này đã vượt ra ngoài phạm vi quốc gia, khu vực: trở thành
một trong những vấn đề mang tính toàn cầu. Trước những hồi chuông cảnh tỉnh về nguy
cơ khủng hoảng, mất cân bằng sinh thái đã dóng lên, nếu con người không sớm có những
biện pháp tích cực nhằm điều chỉnh có ý thức những hành vi, hoạt động của mình theo
hướng "thân thiện" môi trường... chắc chắn sẽ phải trả giá đắt và mọi sự hối hận, tiếc
nuối - khi đó sẽ trở nên quá muộn màng.
Mặc dù mới đang bước vào chặng đường đầu của quá trình "tăng tốc", đẩy mạnh
nhịp độ phát triển kinh tế - xã hội, song Việt Nam đã phải đối mặt với những thách thức
to lớn về mặt môi trường sinh thái. Tất nhiên, khía cạnh nổi trội, tính chất và mức độ của
các vấn đề môi trường biểu hiện khác nhau trên mỗi vùng lãnh thổ khác nhau, trong đó
đáng chú ý nhất là khu vực miền núi phía Bắc. Do những đặc điểm tự nhiên điển hình
(chiếm diện tích lớn, địa hình nghiêng dần về phía đông và bị chia cắt mạnh…), có thể
nói rằng môi trường miền núi phía Bắc nước ta có vị trí, ý nghĩa đặc biệt quan trọng,
không chỉ trực tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực này, mà còn
liên quan chặt chẽ tới sự phát triển của các vùng hạ lưu thuộc đồng bằng Bắc Bộ, trong
đó có Thủ đô Hà Nội. Thực tế cho thấy, sự phát sinh cũng như tính chất nghiêm trọng của
hàng loạt vấn đề liên quan đến môi trường sống ở khu vực miền núi phía Bắc đã tiệm cận
đến mức báo động đỏ. Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng đó
được xác định là do trình độ dân trí còn thấp, người dân ở các vùng này đang phải chịu
ảnh hưởng nặng nề của những phong tục, tập quán, lối sống cũ, lạc hậu không còn phù
hợp và những áp lực mạnh mẽ của nhịp sống hiện đại vừa mới thâm nhập vào đây. ý
thức, tư tưởng của người dân chưa theo kịp với những thay đổi cơ bản trong các điều kiện
kinh tế - xã hội, trong đó đặc biệt là ý thức bảo vệ môi trường (hay còn được gọi là ý thức
sinh thái). Điều này được biểu hiện cụ thể ở những hành vi ứng xử không còn phù hợp
của con người đối với môi trường sống xung quanh mình. Có thể khẳng định rằng, mọi
sự cố gắng để cải thiện, bảo vệ môi trường sống ở miền núi phía Bắc sẽ khó đạt được
hiệu quả như mong muốn, chừng nào còn chưa tạo ra được sự chuyển biến tích cực, cách
mạng trong nhận thức của người dân. Bởi vì, Ph. Ăngghen đã nhận xét: Tất cả cái gì thúc
đẩy con người hành động, đều tất nhiên phải thông qua đầu óc của họ. Điều đó cho thấy,
việc nghiên cứu: Vấn đề xây dựng ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho đồng bào các
dân tộc miền núi phía Bắc nước ta hiện nay để hướng đến một sự phát triển bền vững là
rất cần thiết, có ý nghĩa quan trọng cả về phương diện lý luận, lẫn phương tiện thực tiễn.