Nguyễn Kim Ngân
Member
- Xu
- 0
Cây muốn được vận chuyển các chất dinh dưỡng và nước, thì cần có các dòng vận chuyển. Các dòng vận chuyển có những chức năng riêng để giúp cây phát triển. Các dòng có những động lực để thúc đẩy năng lượng làm việc.
Trong cây có các dòng vận chuyển vật chất sau:
- Dòng mạch gỗ (dòng đi lên): vận chuyển nước và ion khoáng từ đất vào mạch gỗ của rễ và tiếp tục dâng lên theo mạch gỗ trong thân để lan tỏa đến lá và các phần khác của cây.
- Dòng mạch rây (dòng đi xuống): vận chuyển các chất hữu cơ được quang hợp từ lá đến nơi cần sử dụng hoặc dự trữ trong rễ, hạt, củ, quả…
I. DÒNG MẠCH GỖ
1. Cấu tạo của mạch gỗ
- Tế bào mạch gỗ gồm các tế bào chết, có 2 loại là: quản bào và mạch ống. Chúng không có màng và bào quan.
- Các tế bào cùng loại nối với nhau theo cách: đầu của tế bào này nối với đầu của tế bào kia thành những ống dài từ rễ đến lá cho dòng mạch gỗ di chuyển bên trong → Dòng vận chuyển dọc.
- Quản bào và mạch ống xếp sát vào nhau theo cách: lỗ bên của tế bào này khớp với lỗ bên của tế bào kia → Dòng vận chuyển ngang.
- Thành của mạch gỗ được linhin hóa tạo cho mạch gỗ có độ bền chắc và chịu nước.
2. Thành phần của dịch mạch gỗ
- Chủ yếu là nước và ion khoáng. Ngoài ra còn có các chất hữu cơ được tổng hợp từ rễ (axit amin, amit, vitamin…).
3. Động lực đẩy dòng mạch gỗ
Là sự phối hợp của 3 lực:
- Lực đẩy (áp suất rễ).
- Lực hút do thoát hơi nước ở lá.
- Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ.
II. DÒNG MẠCH RÂY
1. Cấu tạo của mạch rây
- Mạch rây gồm các tế bào sống là ống rây và tế bào kèm.
2. Thành phần của dịch mạch rây
- Chủ yếu là đường saccarôzơ, các axit amin, vitamin, hoocmôn thực vật, một số hợp chất hữu cơ khác (như ATP…), một số ion khoáng được sử dụng lại, đặc biệt rất nhiều kali.
3. Động lực của dòng mạch rây
- Là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và cơ quan chứa (rễ, củ, quả…).
- Mạch rây nối các tế bào của cơ quan nguồn với các tế bào của cơ quan chứa giúp dòng mạch rây chảy từ nơi có áp suất thẩm thấu cao đến nơi có áp suất thẩm thấu thấp.
Trong cây có các dòng vận chuyển vật chất sau:
- Dòng mạch gỗ (dòng đi lên): vận chuyển nước và ion khoáng từ đất vào mạch gỗ của rễ và tiếp tục dâng lên theo mạch gỗ trong thân để lan tỏa đến lá và các phần khác của cây.
- Dòng mạch rây (dòng đi xuống): vận chuyển các chất hữu cơ được quang hợp từ lá đến nơi cần sử dụng hoặc dự trữ trong rễ, hạt, củ, quả…
I. DÒNG MẠCH GỖ
1. Cấu tạo của mạch gỗ
- Tế bào mạch gỗ gồm các tế bào chết, có 2 loại là: quản bào và mạch ống. Chúng không có màng và bào quan.
- Các tế bào cùng loại nối với nhau theo cách: đầu của tế bào này nối với đầu của tế bào kia thành những ống dài từ rễ đến lá cho dòng mạch gỗ di chuyển bên trong → Dòng vận chuyển dọc.
- Quản bào và mạch ống xếp sát vào nhau theo cách: lỗ bên của tế bào này khớp với lỗ bên của tế bào kia → Dòng vận chuyển ngang.
- Thành của mạch gỗ được linhin hóa tạo cho mạch gỗ có độ bền chắc và chịu nước.
2. Thành phần của dịch mạch gỗ
- Chủ yếu là nước và ion khoáng. Ngoài ra còn có các chất hữu cơ được tổng hợp từ rễ (axit amin, amit, vitamin…).
3. Động lực đẩy dòng mạch gỗ
Là sự phối hợp của 3 lực:
- Lực đẩy (áp suất rễ).
- Lực hút do thoát hơi nước ở lá.
- Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ.
II. DÒNG MẠCH RÂY
1. Cấu tạo của mạch rây
- Mạch rây gồm các tế bào sống là ống rây và tế bào kèm.
2. Thành phần của dịch mạch rây
- Chủ yếu là đường saccarôzơ, các axit amin, vitamin, hoocmôn thực vật, một số hợp chất hữu cơ khác (như ATP…), một số ion khoáng được sử dụng lại, đặc biệt rất nhiều kali.
3. Động lực của dòng mạch rây
- Là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và cơ quan chứa (rễ, củ, quả…).
- Mạch rây nối các tế bào của cơ quan nguồn với các tế bào của cơ quan chứa giúp dòng mạch rây chảy từ nơi có áp suất thẩm thấu cao đến nơi có áp suất thẩm thấu thấp.