Văn bản: Tức cảnh Pác Bó - Hồ Chí Minh

Thandieu2

Thần Điêu
* GỢI Ý PHÂN TÍCH:

1. Hoàn cảnh sáng tác

Bài thơ được viết ra trong một hoàn cảnh đặc biệt : tháng 2/1941, sau 30 năm bôn ba hoạt động cách mạng ở nước ngoài tìm đường giải phóng dân tộc, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước. Người sống và làm việc trong những điều kiện hết sức gian khổ ở hang Pắc Bó Cao Bằng sát biên giới Việt Trung. Nhưng với một tinh thần lạc quan cách mạng, một nụ cười hóm hỉnh, tươi vui, Bác đã làm thơ về những ngày gian khổ đó.

2. Cảm nhận chung về bài thơ

Bài thơ với bốn câu, có giọng đùa vui hóm hỉnh, đã toát lên một cảm giác vui thích, thoải mái. Đằng sau niềm vui đó là vẻ đẹp của một tâm hồn bình dị mà thanh cao hồn nhiên mà đầy bản lĩnh của Bác Hồ

3. Phân tích bài thơ

Theo cấu trúc, có thể thấy bài tứ tuyệt này gồm hai phần :
- Ba câu đầu là phần tả cảnh và kể sự việc ở Pắc Bó
- Câu cuối nói lên cảm nghĩ về cuộc sống ở Pắc Bó đồng thời cũng là quan niệm sống của người chiến sĩ cách mạng trong những ngày đầu hết sức gian khổ ?
-Thực ra, ở ba câu đầu, qua phần kể và tả cũng đã phần nào bộc lộ quan niệm sông của tác giả, để nhà thơ có thể tổng kết lại như một lời khẳng định đầy tự hào : Cuộc đời cách mạng thật là sang. Tình thần của bài thơ, khí chất của người viết, dấu ấn của tác giả được cô đúc và toả sáng trong câu thơ này.

a. Thú lâm tuyền :

- Câu mở đầu bài thơ có giọng điệu phơi phới, thoải mái, đọc lên ta có cảm tưởng như Bác Hồ sống thật ung dung, hoà hợp nhịp nhàng với điệu sống của núi rừng :

Sáng ra bờ suối, tối vào hang.

Câu thơ ngắt nhịp ở giữa tạo thành hai vế sóng đôi, toát lên cảm giác nhip nhàng, nề nếp : sáng ra, tối vào...
- Câu thứ hai là một nét cười đùa, cho biết thức ăn của con người sống ở suối, ở hang ấy thật đầy đủ, đầy đủ đến dư thừa :

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.

Có người hiểu là : dù chỉ có cháo bẹ rau măng nhưng tinh thần cách mạng vẫn sẵn sàng. Cách hiểu ấy không sai về mặt ngữ pháp nhưng e không thích hợp lắm với giọng thơ đùa vui, thoải mái của cả bài thơ. Có lẽ nên hiểu là : Thức ăn ( cháo bẹ, rau măng) thì lúc nào cũng có sẵn.
- Câu thơ thứ nhất nói về ở,câu thơ thứ hai nói về ăn, câu thơ thứ ba nói về làm việc, cả 3 câu đều là thuật tả sinh hoạt vật chất, chỉ đến câu kết mới phát biểu cảm xúc, ý nghĩ.
Hiểu như vậy, sx phù hợp với mạch thơ, với kết cấu chặt chẽ của bài thơ hơn. Hai câu thơ này còn làm gợi nhớ cảm xúc thơ của bài « Cảnh rừng Việt Bắc » (1947) của Bác cũng diễn tả niềm vui thích tới sảng khoái trong cảnh sống của Người ở núi rừng :

Khách đến thì mời ngô nếp nướng
Săn về thường chén thịt rừng quay
Non xanh nước biếc tha hồ dạo
Rượu ngọt chè tươi mặc sức say

Với Bác Hồ, ở Việt Bắc, « non xanh nước biết » , « rượu ngọt chè tươi » cũng « vẫn sẵn sàng » muồn gì có nấy, cứ « tha hồ », « mặc sức » hưởng thụ, giống như « cháo bẹ rau măng » ở Pắc Bó vậy.

- Nhưng sự thực, những câu thơ trên đây kể về cảnh sống của Bác Hồ ở PBó là hoàn toàn nói đúng sự thật, cái sự thật đầy gian khổ, song lại trở thành cái thực giàu có, sang trọng. Như vậy, câu thơ như một nụ cười hồn nhiên vượt lên trên gian khổ khó khăn. Mà không phải ai cũng có được nụ cười ấy trong hoàn cảnh ấy. Nụ cười của Bác Hồ dường như đã xua tan tất cả những gì là gian khỏ của cuộc sống cách mạng, không những thế còn bộc lộ niềm vui sâu kín : được hoà mình với thiên nhiên phóng khoáng trong một phong thái ung dung, nhàn nhã, tự chù. Đó là thú lâm tuyền của Bác, in đậm bản sắc HCM như Bác đã trả lời các nhà báo tháng 1 năm 1946 : « Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột độ là làm sao cho nước ta được độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Riêng phần tôi thì làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh nước biếc, để câu cá, trồng rau, sớm chiều làm bạn với các cụ già hái củi, trẻ em chăn trâu không dính líu gì với vòng danh lợi », như Bác đã tự bộc lộ và khẳng định trong nhiều bài thơ khác của Người.
Sự hoà hợp gần gũi với thiên nhiên trong một cuộc sống giản dị, thanh đạm là một nét đặc thù làm nên thế giới tâm hồn phong phú của Bác, khiến cho Người mang phong thái một nhà hiền triết phương Đông, như một ẩn sĩ, một đạo sĩ. Thì ra trong con người chiến sĩ cách mạng vĩ đại ấy vẫn có một « khách lâm tuyền ». Thú lâm tuyền là một tình cảm cao khiết, có truyền thống từ xa xưa. Những bậc hiền nhân quân tử, khi gặp cuộc đời nhiễu nhương lầm bụi đã từ bỏ công danh, tìm về cuộc sống ẩn dật chốn núi rừng, bạn với cây cỏ chim muông, với quạt gió đèn trăng :

Nghêu ngao vui thú yên hà

Mai là bạn cũ, hạc là người quen

Vui thú lâm tuyền cũng là vui với cái nghèo. Cảm hứng vui với cái nghèo cũng để lại cả một mạch sáng tác trong văn thơ truyền thống :
Nguyễn Bỉnh Khiêm viết : Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao

Cuộc sống của Bác chẳng khác gì với cuộc sống đạm bạc mà thanh cao giữa thiên nhiên cùa người xưa đó.
Nguyễn Trãi viết trong « Côn Sơn ca » :

Nửa đời vùi mãi trong lâm đục
Muôn chung chín vạc để làm gì ?
Nước lã cơm rau hãy tri túc

Nghèo mà lại cảm thấy là « hào », là « phong lưu rất mực », là « tri túc ». Vì chính cái vị đạm bạc của cảnh nghèo ấy lại là biểu hiện cúa giàu sang về đạo lý, về tinh thần, là một thái độ sống thanh cao. Do đó mà có cảm giác rất thoả mãn, tự hào với cái nghèo, cảm thấy « nghèo mà sang ».
Và cái bàn đá thiên tạo của Bác gợi nhớ đến phiến đá Côn Sơn của Nguyễn Trãi :

Côn Sơn có đá rêu phong
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm

Nhưng giống mà lại khác các bậc tiền nhân xưa thì đó mới là Bác Hồ. Giống ở phong thái ung dung, ở tư cacsh tiên phong đạo cốt, ở niềm vui thú sống hòa hợp giữa thiên nhiên, ở sự vượt lên coi thường gian khổ. Khác ở chỗ người xưa lui về chốn lâm tuyền là để xa lánh cõi đời nhơ bẩn, là sự quay lưng với hiện thực, dù sao cũng mang ít nhiều khí vị thoát li ; còn Bác là người cách mạng, không phải là ẩn sĩ mà là một chiến sĩ, cho nên dù có ở núi rừng nhưng vẫn là đang dấn thân vào hiện thực xã hội, dù có sống trong thú lâm tuyền thì vẫn làm việc cho cách mạng, cho đất nước, cho nhân dân. Cho nên giữa chốn non xanh nước biếc ấy, người lại dịch sử Đảng, dịch cuốn «Lịch sử Đảng cộng sản Liên Xô » làm tài liệu huấn luyện cán bộ cách mạng Việt Nam. Đây là câu thơ nói rõ sự khác nhau cơ bản giữa nhà cách mạng HCM với người xưa : « Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng »

Cứ ngỡ cái bàn đá thiên tạo bên bờ suối ấy phải là nơi các tao nhân mặc khách ngồi đánh cờ, uống rượu làm tho nhưng ở đây nhà thơ hiền triết HCM lại ngồi dịch sử Đảng, bởi nhà hiền triết ấy là một chiến sĩ cách mạng đang lo toan, nhen nhóm cho phong trào cách mạng bùng lên từ cái hang đầu nguồn Pắc Bó này. Nhiều người đã bình cái hay của câu thơ trong sự tương phản ý giữa « bàn đá chông chênh » và « dịch sử Đảng ». Nếu hình ảnh « bàn đá chông chênh » của thiên nhiên gợi lên cái thế chưa ổn định, vững vàng cảu cách mạng trong những ngày đầu trứng nước thì cụm từ « dịch sử Đảng » rắn đúc lại đã làm cho cái bàn đá kia không còn chông chênh nữa. Con người đã vượt lên hoàn cảnh, thể hiện bản lĩnh tự chủ, tin tưởng vào mình. Đó không phải là một ẩn sĩ. Và ba chữ « dịch sử Đảng » đã ngời sáng một hồn thơ chiến sĩ của người cộng sản HCM gợi nhớ đến 3 chữ « đàm quân sự » trong câu « yên ba thâm sứ đàm quân sự » Người viết 7 năm sau trong một đêm « nguyên tiêu » trăng sáng đầy trời giữa nơi khói súng.

b. Cuộc đời cách mạng thật là sang

Câu kết như một lời tổng kết hóm hỉnh, đồng thời lại là một lời khẳng định đầy tự hào về cuộc sống cách mạng của mình. Thật là kì diệu bởi nó đem đến một quan niệm sống thật mới mẻ và cao đẹp của người cộng sản HM. Người ta có thể nói cuộc đời cách mạng thật là vẻ vang, thật là vinh quang, thật là cao đẹp... nhưng chưa ai tự nhận « cuộc đời cách mạng thật là sang » như Bác. Ba câu trên đã đã được tổng kết lại và nâng cao lên thành một nhân sinh quan mới in đậm bản sắc HCM : cuộc đời CM, một cuộc đời phải sống trong bí mật, chịu đựng gian khổ thiếu thốn vô ngần, nhưng khi con người đã sống vì một lý tưởng cao đẹp thì cuộc đời ấy vẫn mang một phong vị đặc biệt, một cái thú riêng, một giá trị mà những cuộc đời khác không thể có được : Thật là Sang ! Từ Sang vừa có nghĩa là sang trọng, giàu có, lại diễn tả một phong thái vượt lên trên vật chất tầm thường vươn tới một đời sống tinh thần cao cả, đậm phong vị truyền thống. Tự nhận như vậy là phải yêu cuộc sống ấy lắm, phải đánh giá rất cao cuộc sống ấy, phải tự hào mãnh liệt về cuộc sống ấy. Điều này không phải ai cũng cảm nhận và ý thức được như Bác. Viết ra được một câu thơ như vậy phải là của một cách nhìn mới mẻ, một tầm tư tưởng cao, một nhân cách đáng trọng. Nhưng cái sâu sắc, lớn lao của câu thơ lại được viết ra một cách vui tươi, hóm hỉnh thì đó mới là BHồ của chúng ta. Câu thơ như một tiếng cười vui hồn nhiên của người chiến sĩ trước cuộc sống gian truân, vất vả mà không cần phải suy nghĩ gì cả. Bởi đó chính là bản chất con người Bác, máu thịt và tâm hồn Bác mà hoá thành thơ. Câu thơ đã nâng bài thơ dậy, từng câu trên đã đẹp, đến câu cuối này thì bài thơ toả sáng. VÀ chữ SANG kết thúc bài thơ như một nhãn tự, ngân vang mãi một lạc quan cách mạng trong một quan niệm sống cao cả tuyệt vời của Bác.

Bởi lẽ, Bác là người hơn ai hết hiểu gian khổ, thiếu thốn, nghèo nàn là hiện tại, còn sang giầu là tương lai ; hay nói đúng hơn, nghèo là điều kiện vật chất hôm nay, còn sang chính là xu thế tất thắng của cách mạng ngày mai.

* Thơ Bác Hồ vừa rất mực giản dị, song lại rất hàm súc, gợi lên bao ý nghĩa sâu xa ; vừa đậm đà màu sắc cổ điển, vừa thể hiện đầy đủ tinh thần thời đại. Bài « tức cảnh Pắc Bó » là điển hình của hồn thơ, phong cách thơ đó.
 
Thú vui lâm tuyền trong Tức Cảnh Pác Bó - Hồ Chí Minh

Thú vui lâm tuyền trong Tức Cảnh Pác Bó - Hồ Chí Minh

Gợi ý:

Trước hết ta nên hiểu ”thú lâm tuyền” là : cách chơi vui thú,tao nhã của Bác trong rừng xanh núi đỏ,lâm tuyền là rừng núi và khe suối nước chảy ,thú vui của Bác là yêu thiên nhiên ,yêu rừng Pắc Bó,cỏ cây hoa lá chim muông và cả cái tiếng nước róc rách dứoi khe cũng nên thơ hữu tình trong thơ tức cảnh của Người . Hồ Chí Minh là nhân vật lịch sử lỗi lạc của dân tộc ta, là nhà thơ lớn, danh nhân văn hóa thế giới. Cuộc đời thơ ca của Người luôn song hành với cuộc đời chính trị.

Người đã để lại cho đất nước một sự nghiệp văn chương đồ sộ và phong phú. Trong đó, hay nhất là bài thơ "Tức cảnh Pác Bó",được ra đời trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp vô cùng khó khăn, gian khổ. Lúc bấy giờ Bác phải sống và làm việc trong hoàn cảnh hết sức thiếu thốn: ở trong hang Pác Bó; ăn cháo ngô thay cơm, ăn măng rừng thay rau; bàn làm việc là bàn đá chông chênh bên bờ suối Lê- nin cạnh hang. Bài thơ đã diễn tả được phong thái ung dung ,tinh thần lạc quan yêu đời, "thú lâm tuyền" khoáng đạt, tươi sáng của Bác.
Trước hết ta nên hiểu ”thú lâm tuyền” là : cách chơi vui thú,tao nhã của Bác trong rừng xanh núi đỏ,lâm tuyền là rừng núi và khe suối nước chảy ,thú vui của Bác là yêu thiên nhiên ,yêu rừng Pắc Bó,cỏ cây hoa lá chim muông và cả cái tiếng nước róc rách dứoi khe cũng nên thơ hữu tình trong thơ tức cảnh của Người .

Mở đầu bài thơ Bác viết:
''Sáng ra bờ suối, tối vào hang"

Ngay câu đầu tiên Bác đã mở ra trước mắt người đọc một nề nếp sinh hoạt rất đều đặn, nhịp nhàng của mình, tuần hoàn theo thời gian nhất định, từ sáng tới tối đều gắn bó với thiên nhiên .Với nghệ thuật đối: "sáng- tối", "ra- vào", "bờ suối- hang", Bác đã vẽ lên một bức tranh thiên nhiên sinh động tương phản thật hài hòa, hợp lí.
"Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng”

Nếu câu thơ thứ 1 nói về công việc nơi ở của Bác thì câu thơ thứ 2 lại nói đến cuộc sống sinh hoạt ăn uống thường nhật của Bác , ở nơi rừng núi thiếu thốn trăm bề , Bác chỉ ăn những thứ sẵn có của núi rừng :cháo bẹ , rau măng .Dù khó khăn là vậy nhưng Bác vẫn luôn hài long , chấp nhận,sẵn sàng vượt lên khó khăn trắc trở.
Tiếp theo ở câu thứ 3 :
"Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng"
Đã cho thấy vẻ đẹp của người chiến sỹ cách mạng. Bên bờ suối Lê- nin nước chảy róc rách, cạnh đó là chiếc bàn đá và quyển sách, hình ảnh Bác Hồ hiện lên như một yếu tố quan trọng đưa bức tranh thiên nhiên tươi đẹp ấy từ tĩnh sang động. "Thú lâm tuyền" của Bác được thể hiện rõ nhất ở câu này.Dù hoàn cảnhở thực tại có khó khăn trắc trở nhưng dường như không thể cản được việc lớn (dịch sử Đảng) của Bác ,từ đó ta càng thấy rõ hơn tinh thần lạc quan, phong thái ung dung, tình yêu thiên nhiên luôn tiềm tàng trong con người của Bác .
Câu cuối bài thơ như một lời tự nhận xét của Bác về cuộc đời cách mạng của mình:

"Cuộc đời cách mạng thật là sang"

Câu thơ ấy đã gợi cho người đọc nhiều suy nghĩ. Tuy làm cách mạng gian khổ là vậy nhưng đối với một vị lãnh tụ lại thật là "sang". Cái "sang" này không phải là "sang" về mặt vật chất mà là "sang" về tinh thần. Được hoạt động cách mạng để cứu nước là một niềm vui đối với Bác, niềm vui này không thể mua được. Nó là vô giá!

Có thể nói, bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt,nghệ thuật đối, cùng giọng văn hóm hỉnh, bài thơ "Tức cảnh Pác Bó" đã cho chúng ta thấy "thú lâm tuyền" của Bác thật khoáng đạt, qua đó còn cho thấy tinh thần lạc quan, tình yêu đất nước sâu nặng luôn tiềm tàng trong con người đáng kính này.
 
Chân dung người cộng sản qua bài Tức cảnh Pác Bó

Gợi ý:

Hình tượng người chiến sĩ cách mạng trong bài thơ "Tức cảnh Pác Bó" của Hồ Chí Minh:
+ cho thấy tinh thần lạc quan, phong thái ung dung tự tại của người chiến sĩ cách mạng
+ chính sự lạc quan yêu đời đó thể hiện lên 1 lối sống, một quan niệm nhân sinh của một người có nhân cách cao cả
Nhưng trước khi muốn đề cập đến những vấn đề trên thì cần phải chú ý và nêu rõ về 1 nét đặc trưng và có thể nói là nổi bật trong các chủ đề thơ, văn của bác, đó chính là tình yêu thiên nhiên, niềm say mê với cảnh đẹp có lúc tưởng chừng rất đỗi bình thường và quen thuộc nhưng qua đó lại cho thấy 1 sự giản dị hòa trong 1 cái nhân sinh quan vô cùng thanh cao tồn tại trong con ng Bác
Thêm vào đó là một tình yêu đối với công việc cách mạng, tuy chúng ta khi nhắc đến Bác là nhắc đến 1 con người trách nhiệm và luôn trăm công ngàn việc. Thế nhưng không phải thế mà người mất đi sự tự do, chút gì đó riêng tư như một khoảng không gian riêng cho bản thân mình. Ngược lại Bác luôn tìm thấy niềm vui giữa tâm hồn cách mạng với thế giới tạo vật và làm chủ cuộc sống trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Có để xen lẫn, đan xen một số hình ảnh nhằm gây ấn tượng và lôi cuốn người đọc người nghe qua 1 số câu thơ và phân tích thêm một số chi tiết bám sát theo chủ đề và ngôn từ của bài thơ:

+ Cảnh sinh hoạt ở Pác Bó:
.Sáng ra bờ suối / tối vào hang: phép đối -> sự nhịp nhàng, đều đặn
.Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng: giọng điệu hóm hỉnh -> lúc nào cũng có
sẵn -> sẵn sàng chấp nhận khó khăn thiếu thốn -> thể hiện tinh thần lạc quan của Bác
Bàn đá chông chênh lịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top