[Văn] 1 số câu hỏi 2 điểm trong bài thi ĐH môn Văn?

ngaynangmoi_94

New member
Xu
0
1. Hình ảnh bãi xe tăng hỏng xuất hiện nhiều lần trong "chiếc thuyền ngoài xa" có ý nghĩa gì?
2. Suy nghĩ về chi tiết tiếng hò của chú Năm trong " những đứa con trong gia đình".
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
1. Bãi xe tăng hỏng - vật chứng chứng tỏ chiến tranh vừa qua chưa xa. Tuy chiến tranh đã qua, những người lính như Phùng đã cố gắng hết sức chiến đấu mang lại tự do cho nhân dân, mang lại độc lập cho đất nước, thế nhưng anh lại ko thể giải phóng cho những người phụ nữ nghèo khỏi đói khổ, khỏi cảnh tượng bạo lực gia đình. Chiếc xa tăng giống như 1 vật chứng của chiến tranh đã hủy hoại khiến cả 1 đất nước rơi vào tình cảnh đói nghèo, mất mát. Nó cũng giống như nhân chứng , chứng kiến tất cả cuộc sống của người dân chài, chứng kiến cái vẻ đẹp yên bình và cả những hành động đánh đập vợ của ông chồng sau cái vẻ đẹp. Chiến tranh chưa bao giờ là tốt đẹp, hình ảnh chiếc xe tăng - vật biểu trưng cho chiến tranh cũng thế, chính nó đã tham gia vào việc che giấu hành vi bạo lực của ông chồng. Cảnh người chồng ra sức quật người vợ được diễn ra sau bãi xe tăng cũ, để tránh những đứa con phát hiện và khiến cho Phùng suýt nữa thì tin rằng tấm ảnh mà anh chụp được là 1 vẻ đẹp hoàn mĩ.

2
. Tiếng hò của chú Năm : tiếng hò vang lên tha thiết, vang vọng. Nó vừa là tiếng hò đặc trưng cho vùng sông nước Nam Bộ, đó là tiếng hò của những người lao động chân chất, yêu tha thiết quê hương, đất nước, bản sắc dân tộc mình. Tiếng hát ấy làm cho Việt, Chiến khắc ghi sâu sắc hơn tình yêu đất nước trong tim mình
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
3.Xác định các điểm không gian lần lượt xuất hiện trong cuộc đời Chí Phèo.
ý nghĩa của điểm không gian: cái lò gạch bỏ không
4.cảm nhận về hình ảnh ngọn đèn Chị Tí trong 2 đứa trẻ.
Từ đó rút nét đặc sắc nghệ thuật của Thạch Lam
nhờ chị Phong Cầm giúp em.
 
3. Các điểm không gian xuất hiện trong cuộc đời Chí Phèo đó là: chiếc lò gạch -> nhà người đàn bà góa mù -> nhà bác phó cối -> nhà bá Kiến -> nhà tù -> túp lều ven sông, nhà Tam Lãng, quán rượu

- Ý nghĩa của điểm không gian : cái lò gạch bỏ không

Hình ảnh chiếc lò gạch cũ, bỏ không được nhắc đến 2 lần trong tác phẩm : ở đầu với sự xuất hiện của Chí Phèo ; ở cuối trong suy nghĩ của Thị Nở -> quy luật, vòng tròn

Mở đầu: là cái Lò Gạch

"Một anh đi thả ống lươn, một buổi sáng tinh sương đã thấy hắn trần truồng và xám ngắt trong một váy đụp để bên một lò gạch bỏ không, anh ta rước lấy và đem về cho một người đàn bà góa mù."

Kết thúc: cũng là cái Lò Gạch

"Ðột nhiên Thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa và vắng người lại qua... "

Chi tiết kết thúc tác phẩm đầy ngụ ý, biết đâu lại chẳng có một "Chí Phèo con" bước từ cái lò gạch cũ vào đời để "nối nghiệp cha". Hiện tượng Chí Phèo chưa thể hết khi xã hội tàn bạo vẫn không cho con người được sống hiền lành, tử tế, vẫn còn những người dân lương thiện bị đẩy vào con đường lưu manh, tội lỗi. Sức mạnh phê phán, ý nghĩa điển hình của hình tượng Chí Phèo chính là vạch ra được cái quy luật tàn bạo, bi thảm này trong cái xã hội tối tăm của nông thôn nước ta thời đó. Đây là motif rất độc đáo của tác phẩm và nó cũng thể hiện sức sống mạnh mẽ về thời gian của tác phẩm.

"Cái lò gạch cũ" là hình ảnh không thể thiếu được của Chí Phèo.với tên gọi này giá trị hiện thực của tác phẩm rất sâu sắc khi đề cập tới tói sư nối tiếp của kiếp dọa đầy hết kiếp này qua kiếp khác của giai cấp thống trị dối với người nông dân, vì vẫn còn dó Chí Phèo con khi Thị Nở nhìn nhanh xuống bụng ở cuối tác phẩm. Nhưng nếu như thế thì tác phẩm rơi vào bế tắc như bao tác phẩm cùng thời khác mà thôi
 
4. Hình ảnh ngọn đèn chị Tí

Mở bài:

Đọc truyện ngắn Thạch Lam-cây bút xuất sắc của VHVN trước 1945, người đọc luôn luôn có những dư âm nhức nhối trong lòng. Những truyện không có chuyện, thế mà vẫn vượt qua được lớp bụi thời gian hơn nửa thế kỉ, sống mãi trong lòng độc giả. Truyện ngắn Hai đứa trẻ cũng vậy; mỗi hình ảnh, mỗi chi tiết đều gợi cho người đọc những liên tưởng sâu xa. Đặc biệt là hình ảnh ngọn đèn leo lắt từ gian hàng của chị Tí – Hình ảnh nhỏ những lại có sức gợi ám lớn.

Thân bài:

1, giới thiệu hình ảnh ngọn đèn trong tác phẩm:

1.1: xuất hiện trực tiếp qua cảm nhận của nhân vật Liên

- Ngọn đèn Hoa Kì...
- Quần sáng thân mật chung quanh ngọn đèn lay động trên chõng hàng chị Tí...
- giờ chỉ còn ngọn đèn con của chị Tí và bếp lửa bác Siêu....

1.2: Xuất hiện qua bút pháp tương phản: ánh sáng ngọn đèn với ánh sáng của đoàn tàu:

- Một TG khác hẳn, đối với Liên, khác hẳn cái vầng sáng của ngọn đèn chị Tí và ánh lửa bác Siêu..

- Ngọn đèn con chỉ chiếu sáng 1 vùng đất nhỏ...

==> ngọn đèn gắn với chõng hàng chị Tí, là hình ảnh quen thuộc , chân thực và bình dị của cuộc sống đời thường của những người lao động nghèo

2. Ý nghĩa:

2.1: Hình ảnh ngọn đèn tô đậm bức tranh phố huyện nghèo khổ, tù đọng cùng những kiếp người tàn nơi đây:

+ ngọn đèn gắn với chõng hàng chị Tí nên trước hết nó cho thấy được cuộc sống nghèo khổ, vất vả của chị Tí:

- Ngày chị đi mò cua bắt tép, tối đến chị dọn cái hàng nước....

- Chị Tí chả kiếm đc bao nhiêu...

+ Ko chỉ là chị Tí, ngọn đèn còn là biểu tượng của những kiếp người tàn trong phố huyện (những đứa trẻ con nhà nghèo, chị em Liên, gia đình bác Xẩm, bác Siêu, bà cụ Thi điên...)

+, ngọn đèn chỉ chiếu sáng 1 vùng đất nhỏ giữa không gian bao la đặc 1 màu đen tối==> chỉ là nguồn sáng leo lắt và yếu ớt, dường như vô nghĩa với màn đêm=> gợi lên sự tàn lụi, leo lắt của cuộc sống vất vả, cơ hàn nơi phố huyện.

2.2: Ngọn đèn cũng là biểu tượng cho một niềm hi vọng về 1 tương lai tươi sáng, về sự không tàn lụi của cuộc đời mà Liên và người dân phố huyện vẫn hằng mong ước:

+ trong sự ngự trị của đêm tối ở phố huyện, Thạch Lam vẫn thắp lên cho con người nơi đây một chút hi vọng nhỏ nhoi, le lói. Một ánh sáng sáng lên trong đêm tối không đủ xua tan bóng đêm nhưng đủ để người dân quê có thể hi vọng cải thiện cuộc sống của mình...
- Chị Tí ngày nào cũng thắp đèn từ chiều tối đến đêm khuya, những mong có thể kiếm thêm chút gì đó...

2.3: Hình ảnh ngọn đèn còn biểu tượng cho vẻ đẹp tâm hồn của con người nơi đây:

+, Ngọn đèn leo lắt nhưng vẫn bền bỉ cháy từ lúc chiều tà đến đêm khuya thể hiện sự kiên trì trong lòng con người nơi phố huyện, không chỉ là kiên trì, đó còn là sự chăm chỉ, cần mẫn, chịu thương chịu khó của những người con phố huyện.
+ Quầng sáng thân mật: Đó chính là tình làng nghĩa xóm của những con người nơi đây. Tình người ấm áp, nghĩa tình của những người cùng cảnh ngộ, trong đêm tối, họ cùng nhau thao thức chờ tàu đêm đi qua phố huyện

3, Đánh giá:

3.1: Nghệ thuật:

- Hình ảnh ngọn đèn là 1 hình ảnh đặc sắc, được miêu tả qua cảm nhận của nhân vật Liên và qua thủ pháp tương phản
- Là hình ảnh đa nghĩa, giàu sức gợi, giúp cho người đọc khả năng liên tưởng, lay thức tâm hồn
- Thể hiện đặc điểm phong cách truyện ngắn Thạch Lam

3.2: Nội dung tư tưởng:

- Góp phần nổi bật bức tranh thiên nhiên, cuộc sống phố huyện tĩnh lặng, tối tăm, đượm buồn
- Thể hiện tình cảm nhân đạo sâu sắc của tác giả: Cổ vũ, đề cao khát vọng đổi thay của con người phố huyện, đề cao vẻ đẹp tâm hồn con người và thương xót cho những kiếp người khổ cực, lầm than...

Kết bài:

Chỉ một ngọn đèn đủ để người đọc phải thổn thức suốt hơn 50 năm, Thạch Lam thực sự đã để lại dấu ấn lớn trên văn đàn Văn học Việt Nam hiện đại với cái tài và cái tâm của một người nghệ sĩ chân chính.


Chú ý: Đối với đề văn này cần nêu được các ý sau :

1. Giới thiệu khái quát về Thạch Lam, về tác phẩm "Hai đứa trẻ" và vấn đề cần giải quyết .
2. Cảm nhận

- Đây là hình ảnh xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm, gắn với hàng chõng chị Tí
- Hình ảnh bình dị, gần gũi , thân thương...trong cuộc sống đời thường của người lao động
- Hình ảnh có sức gợi, sức ám ảnh dư ba: gợi sự cảm thương sâu sắc về những kiếp sống lay lắt, vật vờ...gợi sự đồng cảm, nâng niu, trân trọng những khát vọng bé nhỏ, mong manh, mơ hồ...về 1 cuộc sống tươi sáng hơn của người lao động nghèo.

3. Nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của Thạch Lam:
- Khả năng khám phá những nét đẹp trong cuộc sống đời thường
- Đậm yếu tố hiện thực mà vẫn giàu chất thơ, chất lãng mạn

4. Đánh giá: Hình ảnh giúp người đọc cảm nhận được ở Thạch Lam :
- Tấm lòng chân cảm sâu kín
- Khả năng viết truyện ngắn bậc thầy
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top