Vai tròa của Ấn Độ tại Đông Á

Trang Dimple

New member
Xu
38
VAI TRÒ CỦA ẤN ĐỘ TẠI ĐÔNG Á

Trong khuôn khổ chính sách “Hướng Đông, từ hơn 20 năm nay, Ấn Độ đã gia tăng quan hệ với khu vực Đông Á, song vẫn giữ sự thận trọng cần thiết. Tuy nhiên, trước những biến đổi nhanh chóng hiện nay trong khu vực, n Độ coi việc xích lại gần với Mỹ và các đồng minh của Mỹ trong khu vực này là điểu ti cần thiết, trên cơ sở không làm cho mối quan hệ của mình với cường quốc khu vực là Trung Quốc bị xấu đi. Tạp chí Al-Alam As-Shiasiya(Chính trị thế giới) vừa có bài viết như sau về vai trò ca quốc gia đông dân thứ hai thế giới này trong khu vực Đóng Á:


Năm 2012, Ấn Độ và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) kỷ niệm 20 năm quan hệ đối tác. Đối với Ấn Độ, lễ kỷ niệm này cũng đánh dấu hai thập niên thực hiện chính sách “Hướng Đông”, những nỗ lực ở mức cao nhất của nhà nước làm sống lại mối quan hệ với các nước láng giềng Đông Nam Á và tái thiết một mối quan hệ thân thiết hơn sau những thập niên thờ ơ. Được tiến hành vào đầu những năm 1990 bởi Thủ tướng Narasimha Rao, chính sách này trước hết được coi là hậu quả bên ngoài của công cuộc tự do hóa nền kinh tế trong nước. Vì vậy, sáng kiến này đã thúc đẩy được sự năng động về kinh tế ở khu vực Đông Nam Á, cũng như Nhật Bản và Hàn Quốc, với mục tiêu chính là gia tăng trao đổi thương mại với các thị trường phồn vinh này và nhất là thu hút thêm vốn đầu tư. Phải đến năm 2000, chính sách “Hướng Đông” này của Ấn Độ mới đạt được một bước ngoặt mang tính chiến lược hơn, vừa công nhận tính trọng tâm của mối quạn hệ với Trung Quốc vừa công nhận sự cần thiết phải xúc tiến những sự hợp tác về quốc phòng với các nước Đông Nam Á.


Trong thập niên qua, chính sách “Hướng Đông” từng là một trong những phương hướng trường kỳ nhất trong mối quan hệ đối ngoại của Ấn Độ. Bằng sự kiên trì này, Ấn Độ đã dần hòa nhập được vào cấu trúc chính trị khu vực ở Đông Nam Á, trở thành đối tác đối thoại chính thức của các nước ASEAN vào năm 1996 và là thành viên cua Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), được tham gia các cuộc thảo luận về tình hình an ninh khu vực. Năm 2002, Ấn Độ đã đạt được việc thể chế hóa sự liên kết này trong một cuộc họp thượng đỉnh với những người đứng đầu chính phủ các nước ASEAN cộng 3 (tức là với Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc). Cuối cùng, Ấn Độ là thành viên sáng lập ra hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) thường niên, được tổ chức lần đầu vào năm 2005 và từ năm 2010 tham gia hội nghị các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN cộng 8 để trao đổi về các vấn đề an ninh và quốc phòng giữa ASEAN với các đối tác đối thoại. Sau hai thập niên thực hiện chính sách “Hướng Đông”, người ta có thể nói đến những kết quả và thách thức trong cam kết của Ấn Độ ở khu vực Đông Á. Về mặt kinh tế, mặc dù chậm chạp, nhưng sự hòa nhập của Ấn Độ với phần còn lại của khu vực vẫn dựa trên những mối quan hệ vững chắc. Trái lại về mặt chiến lược, cam kết ngày càng tăng của Ấn Độ ở khu vực Đông Á đặt ra những thách thức mà Ấn Độ vẫn còn do dự khi phải đối mặt, nhất là liên quan đến lập trường của Ấn Độ đối với Mỹ và Trung Quốc.


Một sự hòa nhập với khu Vực Đông Á chậm nhưng chắc


Những lợi ích kinh tế luôn là ưu tiên trong sự chỉ đạo chính sách “Hướng Đông” của Ấn Độ. Vì vậy, Ấn Độ đã làm cho những sự trao đổi thương mại của mình với các nước Đông Nam Á gia tăng mạnh mẽ, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tham gia một loạt hiệp định thương mại tự do.

Quan hệ vi các nước thuộc khu vực Đông Nam Á


Đông Nam Á là trọng tâm của chính sách “Hướng Đông”, và hiện nằm trong số các đối tác quan trọng của Ấn Độ: chiếm 10% ngoại thương của Ấn Độ và chiếm hơn 10% tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Ấn Độ trong 10 năm qua. Trái lại, với vốn đầu tư ước chừng tới 2,6 tỷ USD vào năm 2010, Ấn Độ đứng ở vị trí thứ 6 trong số các nước cung cấp vốn đầu tư nước ngoài cho các nền kinh tế của các nước ASEAN và là đối tác thương mại lớn thứ 7 của các nước này. Nếu Ấn Độ có một ảnh hưởng không phải là không đáng kể ở Đông Nam Á, thì nước này lại đang vất vả để khẳng định mình là một đối tác lớn so với Trung Quốc. Kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và các nước ASEAN lên tới 230 tỷ USD vào năm 2010, cao gấp 4 lần kim ngạch thương mại giữa Ấn Độ với các nước ASEAN. Được khích lệ bởi tấm gương Trung Quốc, nước năm 2002 đã ký một hiệp định khung để lập ra một khu vực thương mại tự do với các nước ASEAN, năm 2003 Ấn Độ đã đề nghị một dự án tương tự. Sau 6 năm tiến hành các cuộc thương lượng khó khăn, hai bên đã ký một hiệp định thương mai tự do. Có hiệu lực vào tháng 1/2010, hiệp định này thiết lập một sự tự do hóa thuế quan đối với 90% mặt hàng trao đổi, kể cả đối với các sản phẩm chủ yếu như dầu cọ, cà phê, chè đen hay hạt tiêu. Các cuộc thương lượng đang tiến hành còn liên quan đến việc tự do hóa các dịch vụ và vốn đầu tư. Cuối cùng, Ấn Độ tạo thuận lợi cho các kiều dân của 7 nước ASEAN vào lãnh thổ Ấn Độ một cách dễ dàng. Cũng cần biết thêm là hiện chỉ có 11 nước được hưởng chế độ cấp thị thực khi tới lãnh thổ Ấn Độ (nghĩa là cấp thị thực ngay tại cửa khẩu), đó là Xinhgapo, Campuchia, Việt Nam, Philíppin, Lào, Mianma và Inđônêxia. Ngoài các nước ASEAN còn có Nhật Bản, Niu Dilân, Phần Lan và Lúcxămbua.


Quan hệ mi với Đông Nam Á


Một trong những kết quả đầu tiên của chính sách “Hướng Đông”, là trong những năm 1990, thế giới được chứng kiến nguồn vốn ồ ạt đổ vào Ấn Độ từ các nhà đầu tư trực tiếp đến từ Hàn Quốc, nhất là trong các lĩnh vực có tính cạnh tranh cao như điện gia dụng và ô tô. Hàn Quốc cũng nằm trong số những nước đầu tiên xây dựng ở Ấn Độ các công xưởng lắp ráp để tái xuất khẩu các sản phẩm đã hoàn chỉnh tới các thị trường thứ ba của Nam Á hoặc khu vực Trung Đông. Gần 300 hãng của Hàn Quốc đã cắm chân ở Ấn Độ với một khoản vốn đầu tư ước chừng tới 2,3 tỷ USD. Hàn Quốc, nước đã duy trì tổng số vốn đầu tư cao ở Ấn Độ đến năm 2000, sau đó đã giảm mạnh các hoạt động của mình, chỉ đứng thứ 15 trong các nước đầu tư vốn vào Ấn Độ từ năm 2000 đến năm 2011. Tuy nhiên, Hàn Quốc có thể sớm trở lại thị trường này vì nhóm có thể lực hùng mạnh của Hàn Quốc về các ngành công nghệ hạt nhân rất muốn làm ăn trên thị trường Ấn Độ nên họ quyết tâm thúc đẩy Xơun ký kết với Niu Đêli một thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực hạt nhân dân sự vào tháng 7/2011.


Nhật Bản chỉ đứng thứ 6 trons các nhà đầu tu vốn vào Ấn Độ và vốn đầu tư của Nhật Bản chỉ chiếm 4% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ năm 2000 đến năm 2011. Tuy nhiên, Nhật Bản đang chủ trương chứng tỏ được mình là nhà đầu tư lớn trong những năm tới (năm 2011 đã ghi nhận một sự gia tăng rõ rệt vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản vào Ấn Độ). Lo ngại sự phụ thuộc kinh tế của châu Á vào Trung Quốc, Nhật Bản đã khuyến khích các doanh nghiệp của mình đa dạng hóa và tăng cường nguồn vốn đầu tư của họ vào châu Á, trong đó, với Ấn Độ là sự lựa chọn ưu tiên, tiếp theo là Việt Nam và Inđônêxia. Ngoài ra, Ấn Độ trở thành nước nhận viện trợ phát triển của Nhật Bản dưới hình thức cho vay từ năm 2003. Khoản vốn này chủ yếu nhằm vào các dự án lớn về cơ sở hạ tầng, nhằm thu hút các nhà đầu tư tư nhân Nhật Bản. Gần 900 doanh nghiệp Nhật Bản đã có mặt tại Ấn Độ, và hai nước cũng đã ký một hiệp định quan hệ đối tác kinh tế, có hiệu lực vào tháng 8/2011, để tạo thuận lợi cho việc thực hiện những hợp đồng trao đổi hàng hóa và dịch vụ, vốn đầu tư và huy động nguồn nhân lực có tay nghề cao. Hy vọng thỏa thuận này sẽ giúp thúc đẩy quan hệ thương mại song phương, hiện ở mức khoảng 13 tỷ USD/ năm, đưa Nhật Bản đứng ở vị trí khá khiêm tốn, là đối tác thương mại thứ 11 của Ấn Độ. Trong khi đó, kim ngạch thương mại giữa Ấn Độ và Hàn Quốc đã đạt 20 tỷ USD vào năm 2011, và sẽ tăng mạnh sau khi hiệp định thương mại tự do giữa hai nước có hiệu lực vào tháng 1/2010. Cuối cùng, cần phải nhấn mạnh tính trung tâm của Trung Quốc, đối tác thương mại hàng đầu của Ấn Độ, với kim ngạch thương mại song phương là 73 tỷ USD năm 2011. Nhưng trong khuôn khổ mối quan hệ này, Ấn Độ đã phải nhập tới 46 tỷ USD, trong khi chỉ xuất được 27 tỷ USD hàng hóa sang Trung Quốc, và chủ yếu lại là nguyên liệu. Ấn Độ đã nhiều lần lên tiếng phàn nàn về những khó khăn khi tiếp cận thị trường Trung Quốc.


Kể từ cuối những năm 1990, việc xây dựng quan hệ đối tác chiến lược giữa Ấn Độ và Mỹ đã được tăng cường bằng cách kích hoạt chính sách gây ảnh hưởng của Ấn Độ ở khu vực Đông Á. Nhưng trong những năm gần đây, Mỹ lại muốn thấy đối tác Ấn Độ của mình nằm trong khuôn khổ chiến lược hướng tới châu Á-Thái Bình Dương.


Sự xích lại gn gia n Độ vi Mỹ và các đồng minh của Mỹ


Trong vòng hơn một thập niên, Ấn Độ và Mỹ đã xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược đầy tham vọng, với 25 cuộc đối thoại mang tính thể chế. Từ đầu, hợp tác quốc phòng đã là một trụ cột của sự xích lại gần nhau này, và hiệp định về quan hệ quốc phòng mới giữa hai nước, được ký năm 2005 đã đánh dấu một mốc quan trọng trong mối quan hệ song phương. Đặc biệt, hai nước đã coi an ninh biển là trục ưu tiên của sự hợp tác này. Lực lượng hải quân của hai bên đều nằm trong số các lực lượng đầu tiên thiết lập mối quan hệ, với hàng loạt cuộc tập trận song phương trên biển Malabar diễn ra vào năm 1992, và từ năm 2002 đã đẩy mạnh nhịp độ tiến hành các cuộc tập trận chung tương tự. Năm 2006, Mỹ và Ấn Độ ký hiệp định hợp tác về an ninh hàng hải, trong đó, đặc biệt quan tâm tới cuộc chiến chống tội phạm xuyên quốc gia (cướp biển, buôn lậu) và khắc phục các thảm họa thiên nhiên. Tại Mỹ cũng như Ấn Độ, quan hệ đối tác chiến lược được coi là một phương tiện để thúc đẩy sự nổi lên của Ấn Độ, với tư cách là cường quốc lớn ở châu Á, nhất là nhờ những sự chuyển giao các công nghệ quan trọng. Quan hệ đối tác giữa Ấn Độ và Mỹ đã được xây dựng dựa vào một cách nhìn chung về sự ổn định ở châu Á, vì mục tiêu đạt tới sự hợp tác song phương toàn diện và sâu sắc để bảo đảm an ninh cho một không gian rộng lớn bao gồm khu vực Ấn Độ Dương. Phía Mỹ còn đề ra những mục tiêu tham vọng hơn, đó là khuyến khích đối tác Ấn Độ quan tâm đến sự ổn định không chỉ ở Ấn Độ Dương, mà còn ở châu Á-Thái Bình Dương. Kể từ năm 2007, các cuộc tập trận trên biển Malabar được diễn ra mồi năm hai lần, và kể từ năm 2008, Ấn Độ và Mỹ đã tiến hành đối thoại thường niên về khu vực Đông Á.


Thời gian gần đây, chủ trương của Mỹ đẩy mạnh hợp tác với Ấn Độ càng trở nên mạnh mẽ hơn vì Mỹ hiện đang tái triển khai lực lượng của mình ở châu Á. Trong chiến lược quốc phòng được công bố vào đầu năm 2012, Mỹ khẳng định sẽ củng cố các liên minh truyền thống với Nhật Bản, Hàn Quốc, Philíppin, Ôxtrâylia, Xinhgapo và Thái Lan, và dựa vào một “quan hệ đối tác chiến lược lâu dài” với Ấn Độ, nước đang nổi lên như là một điểm sáng về kinh tế của khu vực và có thể bảo đảm cho an ninh trong khu vực rộng lớn ở Ấn Độ Dương. Rõ ràng là việc tái định hướng chiến lược này ở châu Á được chỉ đạo bởi một lôgích tái xác định vị trí của Trung Quốc và bởi một sự đánh giá mới về cân bằng chiến lược Trung-Mỹ cả trong trung hạn lẫn dài hạn. Nhằm giúp tăng cường vị thế của Ấn Độ, Mỹ đã ra sức khuyến khích các đồng minh của mình ở châu Á xích lại gần với nước này. Xinhgapo và Nhật Bản tỏ ra tích cực nhất, khi Xinhgapo không đợi những gợi ý của Mỹ, đã chủ động phát triển quan hệ hợp tác quốc phòng với Ấn Độ từ những năm 1990. Những sự trao đổi về hợp tác quốc phòng đã diễn ra đều đặn, liên quan tới cả ba quân chủng. Dấu hiệu rõ nhất chứng tỏ sự thân thiện giữa hai nước này là từ năm 2007 lực lượng không quân của Xinhgapo đã thuê căn cứ quân sự Kalaikunda ở Bengale, trở thành quốc gia đầu tiên đóng quân dài hạn trên lãnh thổ Ấn Độ. Khác với Xinhgapo, quan điểm của Nhật Bản chưa rõ ràng vì nước này còn phải cân nhắc tới vấn đề hạt nhân, vốn rất khó có thể giải quyết trong khuôn khổ mối quan hệ song phương. Tuy nhiên, Ấn Độ và Nhật Bản đã tìm được cơ sở để bàn bạc về hợp tác trên biển. Ngay từ năm 2000, các cơ sở của một mối quan hệ mới đã lộ diện sau chuyến thăm Niu Đêli của Thủ tướng Nhật Bản lúc bấy giờ là Yoshiro Mori. Cũng vào năm này, hai nước đã tiến hành các cuộc tập trận chung và tổ chức nhiều chuyến thăm viếng lẫn nhau ở mọi cấp, mọi ngành. Năm 2006, hai bên ký thỏa thuận thiết lập quan hệ đối tác toàn diện và đồng ý tổ chức cuộc họp hàng năm giữa những người đứng đầu hai chính phủ. Sau đó, một tuyên bố hợp tác an ninh ký vào năm 2008 đã thể chế hóa các cuộc tham vấn chiến lược thường kỳ, trao đổi giữa các hai bộ tổng tham mưu của quân đội hai nước và tổ chức các cuộc tập trận chung.


Ở Nhật Bản, việc Đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ) lên cầm quyền vào năm 2009 đã không ảnh hưởng nhiều đến chính sách xích lại gần với Ấn Độ. Đối với Nhật Bản, tình hình căng thẳng với Trung Quốc trở nên nghiêm trọng vào mùa Thu năm 2010 khi tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư lên đến đỉnh điểm, đã khiến Nhật Bản càng nhận thức rõ sự cần thiết phải tìm kiếm những đối tác mới như Ấn Độ. Tháng 10/2010, Thủ tướng Ấn Độ và Nhật Bản quyết định nâng cấp quan hệ và hợp tác giữa hai bên trong lĩnh vực nhạy cảm về đất hiếm. Phương hướng phát triển quốc phòng của Nhật Bản, công bố hồi tháng 12/2010, đã coi Ấn Độ là một trong số các nước mà Nhật Bản phải tăng cường hợp tác về an ninh, quốc phòng. Ngay cả về vấn đề hạt nhân, hai nước đã có nhũng bước đi tích cực khi bắt đầu một tiến trình thương lượng về hiệp định hợp tác trong lĩnh vực hạt nhân dân sự. Một cuộc thương lượng về vấn đề này đã được tổ chức vào cuối tháng 6/2010. Tuy nhiên, sau đó các cuộc thương lượng giữa hai bên đã gặp phải trở ngại do Nhật Bản yêu cầu Ấn Độ tham gia Hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân toàn diện (CTBT). Yêu cầu này của Nhật Bản về cơ bản cũng dễ hiểu bởi hơn ai hết, nước này là nạn nhân lớn nhất của hạt nhân, và sau đó, thảm họa hạt nhân Fukushima-1 xảy ra ngày 11/3/2011 đã khiến cho các cuộc thương lượng về hạt nhân giữa họ với Ấn Độ trở nên phức tạp hơn và những yêu cầu của Nhật Bản càng trở nên cứng rắn, quyết liệt hơn.


Việc tăng cường mối quan hệ giữa Ấn Độ với Mỹ và một số đồng minh của Mỹ đã dẫn đến những mối quan hệ hợp tác đa phương trong khu vực về quốc phòng, trong đó có các cuộc tập trận với sự tham gia của Mỹ, Ấn Độ, Ôxtrâylia và Xinhgapo, v.v… Trong lĩnh vực ngoại giao, năm 2007, một số nước đã lên kế hoạch tổ chức cuộc tham vấn chung giữa các quan chức Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và Ôxtrâylia, song bị hủy bỏ do phía Trung Quốc công khai thể hiện rõ sự tức giận trước sáng kiến “đối thoại 4 bên” này. Nhưng đến tháng 12/2011, Nhật Bản, Ấn Độ và Mỹ đã tổ chức cuộc đối thoại 3 bên lần đầu tiên.


Mỹ khuyến khích chính sách “cam kết với phương Đông”


Mặc dù đã đạt được những bước tiến như vậy, nhưng Mỹ và nhiều nước Đông Á, trong đó có Nhật Bản, vẫn tỏ ra thất vọng – thậm chí là bi quan – trước điều mà họ cho là thái độ có phần thụ động của Ấn Độ. Trong chuyến thăm hồi cuối năm 2010, Tổng thống Mỹ Barak Obama đã khuyến khích Ấn Độ tăng cường vai trò của mình ở khu vực Đông Á bằng những lời lẽ rõ ràng: “Cũng như các nước láng giềng ở Đông Nam Á, chúng tôi muốn Ấn Độ không những ‘hướng Đông’ mà còn muốn thấy Ấn Độ can dự vào phương Đông bởi vì điều đó sẽ giúp tăng cường an ninh và sự phồn vinh cho tất cả các nước chúng ta”. Việc khuyến khích Ấn Độ can dự nhiều hơn vào khu vực Đông Á cũng được Ngoại trưởng Mỹ khi đó là bà Hillary Clinton nói rõ trong chuyến thăm tới Ấn Độ hồi tháng 7/2011: “Mỹ khuyến khích Ấn Độ không những ‘hướng tới phương Đông’ mà còn can dự và cả hành động ở phương Đông”. Vài tháng trước đó, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ, Geoffrey Pyatt, đã khuyến khích Ấn Độ làm sâu sắc thêm sự ”hòa nhập thị trường, và an ninh của mình vào khu vực, và giữ một vai trò ngày càng quan trọng trong Hội nghị cấp cao Đông Á và phát triển những mối quan hệ chính trị sâu sắc với Đông Á”. “Can dự vào phương Đông”, “hành động ở phương Đông”, những sự biến tấu về ngữ nghĩa học này đều là cùng một ý tưởng. Giờ đây, Ấn Độ không thể xử sự như một chủ thể ở ngoại vi khu vực Đông Á – tất nhiên từ lâu nay nước này vẫn ở vị trí ngoài lề so với những sự năng động của khu vực. Sự năng động về kinh tế của Ấn Độ và những nỗ lực của nước này trong khuôn khổ chính sách “Hướng Đông” cho phép Ấn Độ là một bộ phận không thể tách rời công cuộc xây dựng một trật tự chiến lược trong khu vực. Điều đó cho thấy Ấn Độ đang phải đứng trước rất nhiều thách thức trong khu vực đầy nhạy cảm này. Và điều đó cũng giải thích vì sao Mỹ đã yêu cầu Ấn Độ thoát khỏi tư thế trung lập chiến lược bấy lâu nay của mình.


Từ thực tế này, Ấn Độ đã tìm mọi cách để hòa nhập khu vực Đông Á, trước hết là về kinh tế và an ninh, quốc phòng, trong khi trước đó, nước này thường có một thái độ kín đáo, chỉ ủng hộ vai trò trung tâm của các nước ASEAN và nguyên tắc thỏa thuận chung thân thiện với sự vận hành của hiệp hội này. Vì vậy, cho đến nay, Ấn Độ đã đề ra cho mình một mục tiêu chiến lược mang tính mặc định: tránh đưa ra quyết định trong những bất đồng giữa Mỹ và các đối tác của Mỹ trong các nước ASEAN và Trung Quốc. Quan điểm này trở nên khó chấp nhận được trong một bối cảnh Trung Quốc đang mạnh lên, cũng như việc Mỹ tái triển khai chiến lược ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Rõ ràng, Mỹ cũng muốn thấy Ấn Độ tỏ rõ thái độ hơn trong việc đứng về phía mình để đối phó với Trung Quốc khi Trung Quốc đe dọa đảo lộn hiện trạng. Và có thể là trong khuôn kho tái xác định lập trường của mình, Mỹ đang chờ đợi Ấn Độ có những đóng góp cụ thể. Rõ ràng việc hợp tác quân sự được tăng cường với Ấn Độ từ nhiều năm nay đã là một sự mở đầu phối hợp hoạt động và đặt cơ sở cho sự hợp tác chiến lược giữa hai nước, nhất là khi Mỹ đang tìm kiếm sự ủng hộ của Ấn Độ về mặt quân sự và lo ngại về lâu dài sẽ có một sự thay đổi cân bằng chiến lược với Trung Quốc. Nhưng những ý định của Mỹ đang vấp phải những trở ngại về cơ cấu từ phía Ấn Độ, từ sự gắn bó chung với quyền tự chủ của đất nước cho đến những tình cảm chống Mỹ từ lâu trong một bộ phận dân chúng, và cũng còn có cả khó khăn thực sự trong việc giải quyết mối quan hệ với “nhân tố Trung Quốc” nữa
.


Tìm kiếm quan hệ cân bằng vi Trung Quốc


Chừng nào Ấn Độ vẫn còn có ảnh hưởng ở Đông Á thì nước này vần phải đối mặt với sự khó chịu của Trung Quốc. Ai cũng biết chính sách “Hướng Đông” của Ấn Độ đã tạo ra những tình huống cạnh tranh tiềm ẩn với Trung Quốc, chẳng hạn ở Mianma, tại vịnh Bengal hoặc thậm chí ở Biển Đông. Nhưng dù sao thì Ấn Độ vẫn muốn duy trì một chính sách tránh để xảy ra các cuộc xung đột với nước láng giềng lớn của mình.


Một cuộc cạnh tranh tiềm ẩn vi Trung Quốc


Ngay từ những năm 1990, chính sách “Hướng Đông” đã bao hàm chủ trương thắt chặt mối quan hệ với chế độ quân sự ở Mianma lúc bấy giờ, dựa trên cơ sở hai ưu tiên: hợp tác với Mianma để chống lại các nhóm nổi dậy ở phía Đông Bắc nước này; và xa hơn là chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc đối với nước láng giềng gần gũi này. Vì vậy, Ấn Độ đã cạnh tranh với Trung Quốc trong việc giành quyền tiếp cận các nguồn tài nguyên thiên nhiên của Mianma và tiến hành đầu tư vào các dự án lớn về cơ sở hạ tầng giao thông như phát triển cảng Dawei nằm ở miền ven biển Tây Nam của nước này. Ngoài Mianma, cuộc cạnh tranh với Trung Quốc còn diễn ra ở những phạm vi lớn hơn, như trong lĩnh vực hải quân. Chẳng hạn, từ năm 1995, hải quân Ấn Độ đã tổ chức đều đặn các cuộc gặp hàng năm giữa hải quân hai nước tại căn cứ Port Blair ở đảo Andaman. Các cuộc gặp này mang tên Milan, trước hết nhằm thiết lập một bầu không khí tin tưởng lẫn nhau giữa thủy thủ hai nước đang phục vụ ở vịnh Bengal, và cùng nhau mở rộng quan hệ với hải quân của các nước ven biển khác trong vùng. Dựa vào kết quả đã đạt được này, Ấn Độ đã mở rộng cuộc họp Milan với các nước ở xa hơn như Ôxtrâylia từ năm 2002, trước khi mời các nước ven Biển Đông. Việt Nam cũng tham dự các kỳ họp Milan diễn ra vào năm 2008 và 2010, và Philíppin cũng đã tham dự vào năm 2012. Việc mở rộng cuộc họp Milan với hai nước có tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông đương nhiên không phải là sự vô tình. Trên thực tế, bằng việc kết hợp các kỳ họp làm việc và các hoạt động xã hội văn hóa trong nhiều ngày, cuộc họp Milan đã cho phép hải quân Ấn Độ tạo ra được một mạng lưới ảnh hưởng trong số các nước nằm ven biển ở khu vực Đông Á. Trung Quốc chưa bao giờ được mời tham dự cuộc họp này.


Ngoài vịnh Bengal, Ấn Độ còn mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình tới Biển Đông và để làm được việc này Ấn Độ đã dựa vào sự ủng hộ của Việt Nam, một trong những đối tác lâu đời nhất của nước này. Từ năm 2007, Ấn Độ đã thấy chặt quan hệ quốc phòng với Việt Nam và bảo đảm việc bảo dưỡng các thiết bị có nguồn gốc từ Liên Xô cho quân đội Việt Nam, cũng như việc hiện đại hóa các phương tiện và vũ khí chống tàu ngầm. Mối quan hệ này với Việt Nam đã khiến Ấn Độ dính líu tới các cuộc xung đột ở Biển Đông. Tháng 7/2011, một tàu chiến của Ấn Độ trên đường tới cảng Nha Trang và Hải Phòng của Việt Nam đã bị hải quân Trung Quốc gây phiền nhiễu, ra lệnh tàu Ấn Độ phải rời khỏi vùng mà Trung Quốc nhận là lãnh hải của mình. Sau sự cố này, Bộ Ngoại giao Ấn Độ đã phản ứng một cách kiên quyết, lần đầu tiên đề cập đến lập trường của mình về các cuộc xung đột ở Biển Đông: “Ấn Độ ủng hộ quyền tự do đi lại của các tàu thuyền trong các vùng biển quốc tế, kể cả ở Biển Đông theo các quy tắc của luật pháp quốc tế. Các nguyên tắc này phải được tất cả các bên tôn trọng”. Cho đến khi đó chưa bao giờ Ấn Độ đưa ra trước Trung Quốc một lập trường công khai như vậy tại vùng biển có tranh chấp này. Sau này, chính dự án Ấn Độ-Việt Nam khai thác dầu mỏ ở vị trí không xa quần đảo Trường Sa, nơi được Hà Nội coi là vùng đặc quyền kinh tế của mình (EEZ), nhưng Bắc Kinh cũng nhận là “sở hữu riêng”- đã gây ra phản ứng quyết liệt của Trung Quốc. Song Ấn Độ không chịu nhượng bộ, Ngoại trưởng Somanahalli Mallaiah Krishna đã tái khẳng định tại Hà Nội vào tháng 9/2011, rằng Ấn Độ vẫn có ý định tiếp tục thực hiện dự án khai thác dầu khí ở khu vực quần đảo Trường Sa. Thái độ này đã gây ra sự phản ứng gay gắt của Trung Quốc. Tân Hoa xã đã chỉ trích Ấn Độ thực hiện một dự án trong một vùng “có tính nhạy cảm cao” mà Trung Quốc đang yêu sách chủ quyền. Hãng tin này đã cảnh báo Ấn Độ rằng một hành động như vậy có thể “gây phương hại tới mối quan hệ với Trung Quốc”.


Trong bối cảnh tình hình căng thẳng như vậy, Ấn Độ đã đổi hướng chính sách về các cuộc xung đột ở Biển Đông. Tại Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) diễn ra vào tháng 11/2011, Ấn Độ đã đứng về phía Mỹ, Ôxtrâylia, Xinhgapo, Việt Nam, Philíppin và Thái Lan chủ trương giải quyết tranh chấp biên giới trên biển và quyền tự do đi lại ở Biển Đông bằng phương thức đa phương. Sáng kiến tập thể này đã đặt phía Trung Quốc luôn chủ trương giải quyết song phương các vấn đề này vào thế bị cô lập.


Tuy nhiên, lập trường của Ấn Độ tại EAS này không có nghĩa là họ muốn đối đầu một cách công khai hơn với những yêu sách của Trung Quốc. Trong một cuộc gặp song phương bên lề hội nghị cấp cao này, Thủ tướng Ấn Độ M. Singh và Thủ tướng Trung Quốc lúc bấy giờ là Ôn Gia Bảo đã cùng khẳng định rằng có đủ chỗ cho Ấn Độ và Trung Quốc ở châu Á. Như vậy có thể hiểu rằng Ấn Độ đã giữ một lập trường nước đôi, vừa ủng hộ khá mạnh mẽ các sáng kiến của Mỹ và các đồng minh của Mỹ để nhắc nhở Trung Quốc về ranh giới đỏ trong tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, vừa tìm cách tránh để xảy ra những cuộc tranh cãi mới với Trung Quốc. Và chính những vụ rắc rối ở Biển Đông đã gây ra những phản ứng trái chiều trong các giới chuyên gia ở Niu Đêli. Các nhân vật cứng rắn muốn Ấn Độ chống lại Trung Quốc và điều này gây hiệu ứng tích cực ở một số nước, trong đó có Việt Nam. Theo họ, chiến lược này cho phép giảm bớt sức ép của Trung Quốc đối với Ấn Độ do tình hữu nghị vốn có giữa Trung Quốc với Pakixtan, một đối thủ truyền kiếp của Ấn Độ, cũng như mối quan hệ ngày càng tăng cường của Trung Quốc với các nước láng giềng của Ấn Độ như Bănglađét, Nêpan và Xri Lanca. Nhưng nhiều chuyên gia khác lại muốn Ấn Độ phải có thái độ thận trọng. Cựu Tham mưu trưởng hải quân, Đô đốc Arun Prakash, khẳng định: “Do những nỗ lực bền bỉ của Ấn Độ để duy trì sự bình yên trong mối quan hệ với Trung Quốc, dường như đây là thời điểm chưa thích hợp để dính líu vào một vụ rắc rối mới với Trung Quốc. Một khu vực cách xa như Biển Đông không phải là nơi lý tưởng để chứng tỏ sức mạnh của Ấn Độ, về hải quân hay những lĩnh vực khác”. Nhiều người trong giới lãnh đạo hoặc chuyên gia ở Niu Đêii lo ngại rằng Mỹ sẽ lôi kéo Ấn Độ vào một chiến lược chống lại những tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông hoặc ở Đông Á. Thế nhưng, đối với họ, những ưu tiên của Niu Đêli vẫn là phải tập trung vào những bước tiến của Trung Quốc ở Nam Á hoặc ở Ấn Độ Dương.


Từ năm 2006, Ấn Độ cũng phải chịu những sức ép của Trung Quốc về các vùng biên giới. Cùng với những yêu sách đang nổi lên của Trung Quốc về chủ quyền khu vực Arunachal Pradesh, là những sự vi phạm thường xuyên của phía Trung Quốc ở đường kiểm soát thực tế từ cuối năm 2008, đã gây tổn hại đến chủ quyền của Ấn Độ ở Giamu và Casơmia. Nhà cầm quyền Ấn Độ đã phản ứng bằng cách ngừng hợp tác quân sự song phương trong một năm, bắt đầu vào mùa Hè năm 2010, và dọa sẽ xem xét lại lập trường của mình về vấn đề Tây Tạng nếu Trung Quốc vẫn tiếp tục tranh chấp chủ quyền đối với Giamu và Casơmia của Ấn Độ. Thái độ kiên quyết về ngoại giao này chỉ giảm bớt vào đầu năm 2012, với cuộc họp sau nhiều lần bị trì hoãn, về vấn đề biên giới và thiết lập một cơ chế trao đổi thông tin để giải quyết những hành động vi phạm đường kiểm soát thực tế. Sẽ không thể hiểu được tình hình căng thẳng gắn liền với chính sách của Ấn Độ ở Đông Á và lập trường của nước này đối với Trung Quốc trong khu vực rộng lớn này nếu người ta không thấy được tầm quan trọng của những gì đang diễn ra trên vùng biên giới Himalaya, nhất là ở Giamu và Casơmia, nơi Ấn Độ đang phải đối phó với cả Trung Quốc lẫn Pakixtan. Sở dĩ Ấn Độ thực hiện một đường lối thận trọng trong những sự lựa chọn quốc tế lớn là do tính dễ bị tổn thương về các đường biên giới giữa Ấn Độ với Trung Quốc. Đối với Ấn Độ, thách thức là không để bị đẩy vào vai trò đối trọng với Trung Quốc hay động lực chính trong chiến lược của Mỹ ở châu Á. Vì vậy, Ấn Độ đã do dự trong việc làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác quốc phòng với Mỹ, trong đó có việc hai bên chưa ký được hiệp định liên tác chiến của các hệ thống viễn thông chiến thuật, cũng như việc Ấn Độ đã rút khỏi một dự án hợp tác về hậu cần vì sợ phải đáp lại những yêu cầu tiếp tế trên biển ở Ấn Độ Dương, thậm chí là ở Biển Đông cho tàu thuyền của Mỹ.


Sau hai thập niên thực hiện chính sách “Hướng Đông”, Ấn Độ đã nằm trong số các chủ thể có ảnh hưởng lớn ở Đông Á và sự có mặt của Ấn Độ tại các vành đai lớn thống nhất khu vực từ nay được phần lớn các bên liên quan coi là cần thiết. Sự tiến triển này vừa là một kết quả tích cực – Ấn Độ có được một sự tin cậy cao vì họ không có những tham vọng khu vực – vừa là một thách thức. Các nước láng giềng của Trung Quốc, Nhật Bản cũng như Đông Nam Á, đều rất muốn thúc đẩy một quan hệ mạnh mẽ hơn với Ấn Độ. Tuy nhiên, thái độ thận trọng, thậm chí là do dự, của Ấn Độ nhiều lúc đã khiến người ta sốt ruột và cho rằng nước này đã không xác định được vai trò của mình trong khu vực hoặc thậm chí không chú tâm đến việc xây dựng một cấu trúc an ninh khu vực. Trên thực tế, tư thế của Ấn Độ đang khiến nước này phải đối mặt với mối quan hệ phức tạp với Trung Quốc. Khi Trung Quốc đưa ra những yêu sách cứng rắn về lãnh thổ và Mỹ thông báo tái triển khai quân đội trong khu vực, thì những sự lựa chọn lập trường của Ấn Độ còn khó khăn hơn. Cũng là đối tác thân cận với Mỹ, Ấn Độ phải tìm được chỗ đứng của mình trong khi Mỹ tăng cường quân sự ở khu vực châu Á mà không để mất phạm vi hoạt động trước Trung Quốc, và cũng không để mình bị trượt quá về phía Mỹ. Đương nhiên đây là bài toán không hề dễ dàng đối với ngành ngoại giao của Ấn Độ.

NGUỒN : THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top