Vai trò ngành giao thông vận tải

Tongthieugia

New member
Xu
0
VAI TRÒ NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI​


- Giúp cho các quá trình sản xuất diễn ra liên tục và bình thường

VD:1 nhà máy sản xuất gang thép muốn vận chuyển nguyên nhiên liệu từ nơi khai thác đến nơi sản xuất phải có đường giao thông nối vùng nguyên liệu đến nơi sản xuất và các phương tiện vận tải như oto xe tải..sau khi thành phẩm thì giao thông vận tải lại làm nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa đến nơi tiêu thụ

Như vậy GTVT cung ứng vật tư kỹ thuật nguyên liệu năng lượng cho các cơ sở sản xuất và đưa sản phẩm đến nơi tiêu thụ , giúp cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục không bị gián đoạn

- Phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân

GTVT phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân điều này thể hiện rất rõ rồi phải không?chúng ta thấy rằng sự phát triển của ngành GTVT đã làm cho việc giao thông đi lại giữa các vùng các địa phương thuận tiện , nếu như trước kia ở những vùng khó khăn GTVT không phát triển gây khó khăn cản trở việc đi lại như một số vùng Tây Bắc ,Tây Nguyên nước ta nhưng ngày nay GTVT phát triển với những tuyến đường được nâng cấp làm cho phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân được thuận lợi hơn

- Là nhân tố quan trọng trong phân bố sản xuất và dân cư


Các mối liên hệ kinh tế ,xã hội giữa các địa phương được thực hiện nhờ mạng lưới GTVT.vì thế những nơi gần các tuyến vận tải lớn,các đầu mối giao thông cũng là nơi tập trung phân bố sản xuất và dân cư
Những tiến bộ của ngành GTVT đã mở rộng các mối liên hệ vận tải và đảm bảo sự giao thông thuận tiện giữa các địa phương trên thế giới những tiến bộ về khoa học kỹ thuật và quản lý làm cho tốc độ vận chuyển , chi phí vận chuyển giảm đáng để trong khi mức độ tiện nghi ,an toàn tăng lên.
Vì vậy mà cơ sở sản xuất đặt ở các vị trí gần các tuyến vận tải lớn ,các đầu mối giao thông vận tải cũng đồng nghĩa là gần nguyên liệu và gần nơi tiêu thụ.việc giảm chi phí đáng kể vận tải ở nhiều ngành sản xuất,nhất là các ngành đòi hỏi nhiều chi phí vận tải trong cơ cấu giá thành sản phẩm (Như máy móc thiết bị )

Ngoài ra những tiến bộ trong khoa học kỹ thuật GTVT như các tuyến đường siêu tốc ,những phương tiện vận tải hiện đại như:( tàu cao tốc TGV của pháp có tốc độ chạy tàu tới 260 km/giờ ) với những tiến bộ của ngành GTVT đã làm cho quan niệm về khoảng cách không gian thay đổi căn bản chẳng hạn ở các nước phát triển khi hỏi về khoảng cách giữa 2 địa điểm người ta thường hỏi phải mất bao nhiêu giờ (phút) nếu đi bằng ôto hay tàu hỏa..mà không diễn đạt bằng km=>người ta dùng thời gian tiêu phí để đo khoảng cách chứ không dùng đơn vị đo khoảng cách thực sự

Ngoài ra hiện nay trên thế giới có những xu hướng mới trong phân bố công nghiệp là các trung tâm công nghiệp lớn gắn với các cảng và sự phân bố công nghiệp hướng mạnh hơn tới các vùng ven biển.
Dân cư lại không cần ở tập trung gần các công sở (nơi họ làm việc )hay gần các trung tâm thành phố gần nơi họ làm việc mà có thể ở xa nơi làm việc hàng chục km các vùng ngoại ô mà vẫn đi về hàng ngày chính điều này đã làm cho các thành phố lớn có thể trải rộng không gian sản xuất còn ở các vùng miền núi xa xôi ,hẻo lánh cũng nhờ có GTVT mà có thể di dân quy mô lớn đến khai khẩn tài nguyên
Hay nói cách khác chính GTVT đã thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ
- Thúc đẩy hoạt động kinh tế, văn hoá ở những vùng xa xôi.

GTVT khắc phục những trở ngại về địa hình,tăng cường giao lưu kinh tế_xã hội giữa các địa phương khác ,góp phần khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên ở miền núi,...
VD:Ở vùng tây bắc và tây nguyên nước ta khi giao thông còn khó khăn đường giao thông chủ yếu là các tuyến đường kém chất lượng và đường dân sinh nhưng khi giao thông được nâng cấp mở rộng với các tuyến đường như quốc lộ 6 lên tây bắc,tuyến đường 14,19,24...ở tây nguyên làm cho kinh tế văn hóa, phát triển dân cư vào 2 vùng này vào khai khẩn đất đai...

Mở rộng :GTVT làm cho giao thương giữa các địa phương trong nước được mật thiết,dễ dàng hơn,quản lý của chính quyền được chặt chẽ hơn.Như vậy GTVT góp phần tăng cường tính thống nhất về mặt nhà nước.GTVT phát triển tốt cho phép xây dựng tập trung các công trình y tế ,văn hóa,giáo dục và dịch vụ công cộng và khai thác hiệu quả hơn hiệu suất của các công trình này
Củng cố tính thống nhất của nền kinh tế; tạo nên mối giao lưu kinh tế giữa các nước trên thế giới
GTVT có mối quan hệ qua lại mật thiết đối với các ngành kinh tế cung cấp nguyên nhiên liệu vận chuyển máy móc thiết bị cho công nghiệp vật tư kỹ thuật cho nông nghiệp tăng cường quá trình chuyên môn hóa cho các ngành kinh tế sau khi thành phẩm GTVT lại chuyên chở các mặt hàng đến nơi tiêu thụ ngược lại các ngành kinh tế làm tăng khối lượng và cư ly vận chuyển giao thông vận tải
Ngoài ra GTVT còn làm cho các ngành kinh tế có sự gắn kết với nhau GTVT vận chuyển các sản phẩm nông nghiệp đến các nhà máy xí nghiệp công nghiệp chế biến nông sản và lại chuyên chở máy móc thiết bị công nghiệp, vật tư kỹ thuật nông nghiệp cho nông nghiệp . Như vậy GTVT đã làm cho các ngành kinh tế có mối liên hệ với nhau
VD: kênh đào Xuyê nối địa trung hải và biển đỏ ,đã làm cho việc giao thông đường biển từ châu Âu sang châu Á rút ngắn khoảng cách hoặc các tuyến đường hàng không quốc tế tạo nên mối giao lưu kinh tế giữa các nước
GTVT tạo nên mối giao lưu kinh tế giữa các nước đều này rất rõ ràng sự phát triển của các tuyến đường hàng không ,đường biển ,đường ôtô đa quốc gia làm cho việc thông thương giữa các nước trên

- Tăng cường sức mạnh quốc phòng.

Ý nghĩa của GTVT đối với quốc phòng thật rõ ràng vì mọi hoạt động tác chiến hậu cần đều không thể tách rời khỏi GTVT

Với những vai trò quan trọng trên cho ta thấy sự phát triển của GTVT có thể làm thước đo về trình độ phát triển kinh tế xã hội của đất nước được ví như là mạch máu trong tổ chức nền kinh tế.Nếu hệ thống này không thông suốt thì tổn thất cho nền kinh tế khó có thể đánh giá hết được.chính vì ý nghĩa to lớn của ngành giao thông vận tải mà hiện nay trên thế giới ngành GTVT quản lý hơn 9/10 công suất ổn định của tất cẩ các động cơ vốn cơ bản chiếm từ 1/10 đến 1/5 tài sản quốc gia ở những nước khác nhau.

Tongthieugia
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Giao thông là mạch máu của tổ chức. Giao thông tốt thì mọi việc dễ dàng. Giao thông xấu thì các việc đình trệ

Đó là câu nói của Bác Hồ về tầm quan trọng của ngành giao thông vận tải. Câu nói giản dị của Bác không chỉ nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của ngành giao thông vận tải trong sự nghịêp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mà còn là lời nhắc nhở nhiệm vụ đối với những người làm công tác ngành giao thông vận tải trong quá khứ, hiện tại và tương lai sau này.

Ngay sau khi cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 28/8/.1945, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã ký quyết định thành lập Bộ Giao thông Công chính thuộc Chính phủ. Thời kỳ mới thành lập Bộ Giao thông Công chính thực hiện 6 nhiệm vụ quan trọng: Vận tải quân, lương phục vụ cho kháng chiến Nam Bộ và các chiến trường; Phá hoại cầu đường ngăn chặn quân địch tiến quân đánh chiếm các vùng tự do, các căn cứ kháng chiến; Thiết lập các đường dây giao liên, giữ giao thông liên lạc thông suốt phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Chính phủ; Sửa chữa, mở đường các vùng tự do, vùng kháng chiến và đi sâu vào các vùng hậu cứ của địch để phục vụ các chiến dịch đánh địch trên khắp các chiến trường đồng thời gia tăng phục vụ sản xuất; Vận tải hàng hoá, hành khách, vận chuyển lương thực, quân đội tham gia các chiến dịch tấn công giai đoạn 1945 - 1954; Làm nhiệm vụ quốc tế chi viện cho Lào, Campuchia …

Trong kháng chiến chống Mỹ, Ngành giao thông vận tải để lại dấu ấn quan trọng là xây dựng đường mòn Hồ Chí Minh. Đường Hồ Chí Minh trên bộ, đường Hồ Chí Minh trên biển đã đóng vai trò quan trọng, nhất là trong việc vận chuyển lương thực, thực phẩm, vũ khí cho chiến trường miền Nam. Lịch sử sẽ còn nhắc lại những chiến công dũng cảm của cán bộ chiến sĩ, nhân viên Ngành giao thông vận tải với các sáng kiến đã đi vào huyền thoại trong cả vận tải đường bộ, đường thuỷ và hàng không.

Nhớ về truyền thống ngành giao thông vân tải, chúng ta không thể không nhớ đến những anh hùng, những tấm gương hy sinh dũng liệt “sống bám cầu bám đư­ờng, chết kiên cường dũng cảm”. Đó là hàng loạt tấm gư­ơng anh hùng của các cán bộ chiến sỹ, ngành giao thông vận tải đ­ược cả nư­ớc biết đến và học tập: các Anh hùng Nguyễn Thị Kim Huế, Nguyên Tri Ân, Đinh Thị Thu Hiệp, các liệt sỹ Lê Viết Lân, Nguyễn Thị Vân Liệu, Nguyễn Thị Nhạ, dũng sỹ đếm bom La Thị Tám, 10 cô gái Đồng Lộc, 13 cô gái hy sinh ở Truông Bồn, 13 cô gái TNXP hy sinh ở núi Nhồi (Thanh Hóa) 60 nam nữ thanh niên xung phong giao thông vận tải hy sinh trong một trận bom ở ga L­ưu Xá (Thái Nguyên)... Đó là những tấm gương của ngành giao thông vận tải tiêu biểu nhất, các anh các chị đã cống hiến cả tuổi xuân với tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”.

Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngành giao thông vận tải đã khắc phục nhiều khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ của mình với những công trình đáng tự hào.

Các dịch vụ vận tải đã đáp ứng kịp thời những yêu cầu hết sức đa dạng của thị trường. Chưa bao giờ người dân lại đi lại dễ dàng và thuận tiện như hiện nay nay với nhiều tuyến vận tải đường bộ đi khắp nơi, tới mọi “hang cùng, ngõ hẻm” với nhiều loại ô tô hiện đại, phục vụ nhiều tiện nghi như điều hoà, tivi... Tàu hoả Bắc - Nam ngày càng tăng chuyến.

Hàng không Việt Nam ngày càng có thêm nhiều máy bay đời mới, hiện đại như Boeing B767, B777, Airbus A321... đưa vào khai thác nhiều tuyến bay mới cả trong nước và quốc tế. Các đội tàu biển, tàu sông của Việt Nam cũng vươn tới nhiều điểm đến trên toàn thế giới. Nhiều công trình lớn như: cầu Mỹ Thuận, Thanh Trì, Vĩnh Tuy, Thuận Phước, Rạch Miễu, Hàm Luông, Cần Thơ...; các trục đường Thăng Long - Nội Bài, Quốc lộ 51, đường Xuyên Á, đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương; sân bay quốc tế Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Cần Thơ (giai đoạn 1), các cảng biển Cái Lân, Vũng Áng, Chân Mây, Tiên Sa, Dung Quất; Đài thông tin Duyên hải… đã được đưa vào khai thác.

Nhiều dự án, công trình giao thông vận tải hiện đang được triển khai trên khắp đất nước như: cầu Nhật Tân, cầu Rồng; Đường Hồ Chí Minh (giai đoạn 2), tuyến đường bộ cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, Nội Bài- Lào Cai, Hà Nội - Thái Nguyên; cảng Trung chuyển Quốc tế Vân Phong, cảng Cái Mép- Thị Vải, dự án Kênh Quan Chánh Bố; Nhà ga Quốc tế sân bay Đà Nẵng, Cần Thơ; Đường vành đai 3 Hà Nội…Các dự án công trình Giao thông vận tải này sẽ góp phần đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp …

Kế thừa truyền thống Dũng cảm - Thông minh - Sáng tạocủa các thế hệ cán bộ, công nhân viên và người lao động của ngành trong những năm trước, đội ngũ cán bộ, công nhân viên, những người lao động ngành giao thông vận tải hôm nay tiếp tục phát huy truyền thống của ngành, góp phần quan trọng vào tăng trưởng của nền kinh tế với tốc độ nhanh, bền vững nhằm tạo tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top