• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Vai trò của sản xuất vật chất và phương thức sản xuất đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội?

lo kien

New member
Xu
0
Vai trò của sản xuất vật chất và phương thức sản xuất đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội?

Sản xuất vật chất giữ vai trò quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội, là hoạt động nền tảng làm phát sinh, phát triển những mối quan hệ xã hội của con người; nó là cơ sở của sự hình thành, biến đổi và phát triển của xã hội loài người.


Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

Lực lượng sản xuất và các yếu tố cơ bản cấu thành lực lượng sản xuất Lực lượng sản xuất là toàn bộ các nhân tố vật chất, kỹ thuật của quá trình sản xuất, chúng tồn tại trong mối quan hệ biện chứng với nhau tạo ra sức sản xuất làm cải biến các đối tượng trong quá trình sản xuất, tức là tạo ra năng lực thực tiễn làm biến đổi các đối tượng vật chất của giới tự nhiên theo nhu cầu nhất định của con người và xã hội.

Lực lượng sản xuất bao gồm: Người lao động (như năng lực, kỹ năng, tri thức...) và các tư liệu sản xuất (gồm đối tượng lao động và tư liệu lao động) trong đó nhân tố người lao động giữ vai trò quyết định. Sở dĩ như vậy là vì suy đến cùng các tư liệu sản xuất chỉ là sản phẩm lao động của con người, đồng thời giá trị và hiệu quả thực tế của các tư liệu sản xuất phụ thuộc vào trình độ sử dụng của người lao động. Trong tư liệu sản xuất, nhân tố công cụ lao động do con người sáng tạo ra phản ánh rõ nhất trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Ngày nay, với sự phát triển và ứng dụng nhanh chóng những thành tựu của khoa học, kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào quá trình sản xuất làm cho các tri thức khoa học kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, thúc đẩy sự phát triển và chuyển từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức.

Quan hệ sản xuất bao gồm: quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất, quan hệ trong tổ chức quản lý sản xuất và quan hệ phân phối sản phẩm.

Những quan hệ sản xuất này tồn tại trong mối quan hệ thống nhất và chi phối, tác động lẫn nhau, trong đó quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất giữa vaitrò quyết định.

Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất là mối quan hệ thống nhất biện chứng trong đó lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất và quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt cơ bản, tất yếu của quá trình sản xuất, trong đó lực lượng sản xuất là nội dung vật chất của quá trình sản xuất, còn quan hệ sản xuất là hình thức kinh tế của quá trình đó.

Mối quan hệ thống nhất giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tuân theo nguyên tắc khách quan: quan hệ sản xuất phụ thuộc vào thực trạng phát triển của lực lượng sản xuất trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định. Vai trò quyết định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất được thể hiện ở chỗ:

- Lực lượng sản xuất thế nào thì quan hệ sản xuất phải thế ấy tức là quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. - Khi lực lượng sản xuất biến đổi quan hệ sản xuất sớm muộn cũng phải biến đổi theo. - Lực lượng sản xuất quyết định cả ba mặt của quan hệ sản xuất tức là quyết định cả về chế độ sở hữu, cơ chế tổ chức quản lý và phương thức phân phối sản phẩm.

Tuy nhiên, quan hệ sản xuất với tư cách là hình thức kinh tế của quá trình sản xuất luôn có tác động trở lại lực lượng sản xuất. Sự tác động này diễn ra theo cả hai chiều hướng tích cực và tiêu cực, điều đó phụ thuộc vào tính phù hợp hay không phù hợp của quan hệ sản xuất với thực trạng của lực lượng sản xuất.

- Nếu quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất sẽ tạo ra tác động tích cực, thúc đẩy và tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất phát triển.

- Nếu không phù hợp sẽ tạo ra tác động tiêu cực, tức là kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ thống nhất có bao hàm khả năng chuyển hóa thành các mặt đối lập và phát sinh mâu thuẫn.

Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất thống nhất với nhau trong một phương thức sản xuất, tạo nên sự ổn định tương đối, đảm bảo sự tương thích giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, tạo điều kiện cho sản xuất phát triển.

Lực lượng sản xuất không ngừng biến đổi, phát triển, tạo ra khả năng phá vỡ sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất làm xuất hiện nhu cầu khách quan phải tái thiết lập quan hệ thống nhất giữa chúng theo nguyên tắc quan hệ sản xuất phải phù hợp với yêu cầu phát triển của lực

Sự vận động của mâu thuẫn biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là nguồn gốc và động lực cơ bản của sự vận động, phát triển các phương thức sản xuất. Nó là cơ sở để giải thích một cách khoa học vềnguồn gốc sâu xa của toàn bộ hiện tượng xã hội và sự biến động trong đời sống chính trị, văn hóa của xã hội.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top