Trong vòng nhiều năm, phòng thí nghiệm của Lobasov đã nghiên cứu các vấn đề có liên quan với cơ sở di truyền của phản xạ có điều kiện
Trong vòng nhiều năm, phòng thí nghiệm của Lobasov đã nghiên cứu các vấn đề có liên quan với cơ sở di truyền của phản xạ có điều kiện. Những vấn đề cơ bản được quan tâm là:
1. Đặc điểm di truyền xác định ngưỡng hưng phấn của bộ máy thần kinh- cơ dưới tác động của từng xung điện riêng biệt với thời gian kéo dài bằng 50 ms?
2. Vai trò của gen kiểm soát ngưỡng hưng phấn thần kinh- cơ dưới tác động của kích thích kéo dài (2 và 50 ms) trong việc xác định tính chất di truyền của ngưỡng hưng phấn khi tác động các kích thích kéo dài 0.01 ms (hưng phấn ngắn)?
3. Vai trò của các gen, kiểm soát ngưỡng hưng phấn của bộ máy thần kinh- cơ trong việc xác định các chỉ tiêu đặc trưng cho quá trình hưng phấn như: cường độ của quá trình hưng phấn, tính linh hoạt, tính cân bằng, mức độ lan toả, tốc độ dẫn truyền xung thần kinh?
4. Vai trò của các gen kiểm soát ngưỡng hưng phấn của bộ máy thần kinh- cơ trong việc xác định tính chất di truyền của hưng phấn các phần ngoại và trung ương của hệ thần kinh?
5. Vai trò của các gen kiểm soát ngưỡng hưng phấn của thần kinh- cơ trong việc xác định khả năng tạo phản xạ có điều kiện và với một số dạng hoạt động hành vi bẩm sinh (hoạt động vận động và định hướng- tìm tòi, phản ứng cảm xúc)?
6. Các cách ảnh hưởng của gen kiểm soát hưng tính thần kinh- cơ lên khả năng tạo phản xạ có điều kiện.
Các nghiên cứu đã được tiến hành trên các loài động vật khác nhau về mặt tiến hoá (côn trùng, cá, chim, động vật có vú, loài gặm nhấm). Trên cơ sở giả thiết của Lobasov về sự khác nhau của các tính chất trong hệ thần kinh, có thể xác định được sự phân ly các giống động vật theo các phản xạ không điều kiện bằng các thí nghiệm sử dụng các mô hình di truyền tự nhiên như: các loài cá hồi, các giống gà mái, các chủng ong mật sinh thái. Việc lựa chọn được thực hiện sao cho các loài, giống và chủng động vật khác nhau về những đặc điểm nhất định của các phản xạ không điều kiện liên quan với các hệ thống cảm giác, vận động và cảm xúc của cơ thể. Điều này cho phép ta có được câu trả lời trong thời gian ngắn nhất về vai trò của sự khác nhau về mặt di truyền trong hoạt động của các phần khác nhau của hệ thần kinh trong quá trình phân ly hoạt động phản xạ. Ngoài cách này ra, người ta còn sử dụng cách chọn các dòng ruồi dấm khác nhau về các đặc điểm thần kinh và hành vi. Sự lựa chọn các động vật có vị trí thấp hơn động vật có vú trên bậc thang tiến hoá cho phép loại bỏ được những ảnh hưởng của cơ thể mẹ và sự giáo dục hành vi của nòi giống, chỉ thực hiện được qua các tế bào sinh dục và là con đường duy nhất liên kết các thế hệ với nhau.
Trong các thí nghiệm trên loài gặm nhấm, người ta đã sử dụng các dòng chuột nhắt không có họ hàng với nhau, cũng như các dòng chuột cống như: a/ được chọn theo ngưỡng hưng phấn của thần kinh- cơ; b/ chọn theo tốc độ tạo phản xạ có điều kiện.
Về tính chất của tính trạng di truyên - ngưỡng hưng phấn thần kinh- cơ.
Các thí nghiệm di truyền so sánh và chọn giống đã cho thấy sự phụ thuộc chặt chẽ của dấu hiệu ngưỡng hưng phấn thần kinh- cơ vào kiểu gen. Đặc điểm của các nghiên cứu này là, đã cho thấy sự phụ thuộc của đặc điểm trên vào dòng và loài động vật được sử dụng trong lai phân tích. Khi nghiên cứu các giống gà mái lai bắt chéo giữa các loài, Golovatriev G.D. (1967) đã cho thấy, chúng có ngưỡng hưng phấn kéo dài cao. Trên cơ sở phân tích các con lai của thế hệ F1, Ponomarenko (1975) đã cho thấy, tính chất di truyền theo dòng mẹ của ngưỡng hưng phấn thần kinh - cơ. Kết quả tương tự về tính di truyền của ngưỡng hưng phấn thần kinh- cơ có thể thấy trong công trình nghiên cứu của Lopachina (1979) trên ong mật. Sự khác nhau trong hai trường hợp này chỉ do các thí nghiệm đã tiến hành trên các giống gà mái khác nhau cũng như trong các điều kiện thực nghiệm việc sử dụng các phương pháp khác nhau. Kết quả nghiên cứu trên ruồi dấm của Xavvachieva (1976) khi lai ghép bốn dòng với nhau cũng cho thấy kết quả tương tự. Vaido A.I. (1981) cũng cho thấy, khi lai ghép các loài động vật với nhau, ngưỡng hưng phấn thần kinh - cơ cũng di truyền theo các cách khác nhau. Ví dụ, khi ta lai hai dòng A và B với nhau sẽ thấy các con lai có các đặc điểm di truyền trung gian. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, các dấu hiểu nêu ra ở trên do nhiều gen xác định. Còn sự khác nhau giữa các dòng phụ thuộc vào các hệ thống gen khác nhau.
Các kết quả nghiên cứu của Đmitriev U. X. (1981) cho thấy, vị trí của gen kiểm soát hoạt động của ngưỡng hưng phấn thần kinh- cơ ở chuột nhắt. Nó cho phép tách từng gen riêng biệt ra khỏi hệ thống đa gen, cũng như xác định mối liên quan của gen này với vị trí nhất định trên bản đồ nhiễm sắc thể. Việc cụ thể hoá vị trí của gen kiểm soát ngưỡng hưng phấn thần kinh - cơ là cơ sở để chứng minh sự định loại của các đặc điểm, nó cho phép nghiên cứu mức độ thể hiện của gen này trong trường hợp hệ thần kinh hoạt động ở các mức độ khác nhau cho đến khi tạo được phản xạ có điều kiện.
Vai trò của các gen kiểm soát ngưỡng dài hạn của hưng phấn thần kinh- cơ đối với việc xác định ngưỡng ngắn hạn của hưng phấn thần kinh- cơ.
Các thí nghiệm được tiến hành theo hướng này đã cho thấy, tính chất của mối liên quan giữa ngưỡng dài hạn và ngưỡng ngắn hạn của hưng phấn thần kinh- cơ phụ thuộc vào giống và dòng động vật cụ thể tham gia vào nghiện cứu. Theo Dmitriev U.X. (1981) thì, sự khác nhau về mặt ngưỡng hưng phấn đối với tác động của kích thích điện kéo dài hay ngắn của các dòng chuột nhắt được chọn trong nghiên cứu do cùng một gen Exnm kiểm soát. Về sự tồn tại của các gen chung này trọng việc xác định tính trạng di truyền của ngưỡng hưng phấn thần kinh- cơ đối với tác động của các kích thích điện kéo dài hay ngắn ở ruồi dấm, chuột cống và ong có thể thấy trong nhiều công trình nghiên cứu (Xavvchieva, Lopatina, 1979; Ponomarenko,1981). Trong khi đó thì, công trình nghiên cứu của Golovatrev (1967) lại cho thấy, đặc điểm xác định tính trạng di truyền của các dấu hiệu trên không giống nhau.
Vai trò của gen kiểm soát ngưỡng hưng phấn của thần kinh- cơ trong việc xác định tính trạng di truyền hưng phấn của thần kinh ngoại biên.
Các công trình nghiên cứu di truyền so sánh và lai phân tích để xác định ngưỡng hưng phấn trong các phần khác nhau của hệ thần kinh ngoại biên trên 16 dòng chuột nhắt của Dmitriev (1983) đã cho thấy, tồn tại mối tương quan thuận, chặt chẽ giữa chúng. Các kết quả nghiên cứu đã cho thấy, sự tham gia của các gen cơ bản, chung vào việc xác định ngưỡng hưng phấn trong các phần khác nhau của hệ thần kinh ngoại biên.
Vai trò của các gen kiểm soát ngưỡng hưng phấn thần kinh- cơ trong việc xác định hưng tính của các phần khác nhau của hệ thần kinh.
Khi so sánh ngưỡng hưng phấn của hệ thần kinh ngoại biên [Dmitriev U.X., 1983) với ngưỡng hưng phấn của các phần khác nhau thuộc hệ thần kinh trung ương (Cazala et al., 1974) các tác giả đã cho thấy, cũng tồn tại quy luật giống như đã nêu ở trên.
TSKH: Mai Văn Hưng - ĐHQG Hà Nội
Trong vòng nhiều năm, phòng thí nghiệm của Lobasov đã nghiên cứu các vấn đề có liên quan với cơ sở di truyền của phản xạ có điều kiện. Những vấn đề cơ bản được quan tâm là:
1. Đặc điểm di truyền xác định ngưỡng hưng phấn của bộ máy thần kinh- cơ dưới tác động của từng xung điện riêng biệt với thời gian kéo dài bằng 50 ms?
2. Vai trò của gen kiểm soát ngưỡng hưng phấn thần kinh- cơ dưới tác động của kích thích kéo dài (2 và 50 ms) trong việc xác định tính chất di truyền của ngưỡng hưng phấn khi tác động các kích thích kéo dài 0.01 ms (hưng phấn ngắn)?
3. Vai trò của các gen, kiểm soát ngưỡng hưng phấn của bộ máy thần kinh- cơ trong việc xác định các chỉ tiêu đặc trưng cho quá trình hưng phấn như: cường độ của quá trình hưng phấn, tính linh hoạt, tính cân bằng, mức độ lan toả, tốc độ dẫn truyền xung thần kinh?
4. Vai trò của các gen kiểm soát ngưỡng hưng phấn của bộ máy thần kinh- cơ trong việc xác định tính chất di truyền của hưng phấn các phần ngoại và trung ương của hệ thần kinh?
5. Vai trò của các gen kiểm soát ngưỡng hưng phấn của thần kinh- cơ trong việc xác định khả năng tạo phản xạ có điều kiện và với một số dạng hoạt động hành vi bẩm sinh (hoạt động vận động và định hướng- tìm tòi, phản ứng cảm xúc)?
6. Các cách ảnh hưởng của gen kiểm soát hưng tính thần kinh- cơ lên khả năng tạo phản xạ có điều kiện.
Các nghiên cứu đã được tiến hành trên các loài động vật khác nhau về mặt tiến hoá (côn trùng, cá, chim, động vật có vú, loài gặm nhấm). Trên cơ sở giả thiết của Lobasov về sự khác nhau của các tính chất trong hệ thần kinh, có thể xác định được sự phân ly các giống động vật theo các phản xạ không điều kiện bằng các thí nghiệm sử dụng các mô hình di truyền tự nhiên như: các loài cá hồi, các giống gà mái, các chủng ong mật sinh thái. Việc lựa chọn được thực hiện sao cho các loài, giống và chủng động vật khác nhau về những đặc điểm nhất định của các phản xạ không điều kiện liên quan với các hệ thống cảm giác, vận động và cảm xúc của cơ thể. Điều này cho phép ta có được câu trả lời trong thời gian ngắn nhất về vai trò của sự khác nhau về mặt di truyền trong hoạt động của các phần khác nhau của hệ thần kinh trong quá trình phân ly hoạt động phản xạ. Ngoài cách này ra, người ta còn sử dụng cách chọn các dòng ruồi dấm khác nhau về các đặc điểm thần kinh và hành vi. Sự lựa chọn các động vật có vị trí thấp hơn động vật có vú trên bậc thang tiến hoá cho phép loại bỏ được những ảnh hưởng của cơ thể mẹ và sự giáo dục hành vi của nòi giống, chỉ thực hiện được qua các tế bào sinh dục và là con đường duy nhất liên kết các thế hệ với nhau.
Trong các thí nghiệm trên loài gặm nhấm, người ta đã sử dụng các dòng chuột nhắt không có họ hàng với nhau, cũng như các dòng chuột cống như: a/ được chọn theo ngưỡng hưng phấn của thần kinh- cơ; b/ chọn theo tốc độ tạo phản xạ có điều kiện.
Về tính chất của tính trạng di truyên - ngưỡng hưng phấn thần kinh- cơ.
Các thí nghiệm di truyền so sánh và chọn giống đã cho thấy sự phụ thuộc chặt chẽ của dấu hiệu ngưỡng hưng phấn thần kinh- cơ vào kiểu gen. Đặc điểm của các nghiên cứu này là, đã cho thấy sự phụ thuộc của đặc điểm trên vào dòng và loài động vật được sử dụng trong lai phân tích. Khi nghiên cứu các giống gà mái lai bắt chéo giữa các loài, Golovatriev G.D. (1967) đã cho thấy, chúng có ngưỡng hưng phấn kéo dài cao. Trên cơ sở phân tích các con lai của thế hệ F1, Ponomarenko (1975) đã cho thấy, tính chất di truyền theo dòng mẹ của ngưỡng hưng phấn thần kinh - cơ. Kết quả tương tự về tính di truyền của ngưỡng hưng phấn thần kinh- cơ có thể thấy trong công trình nghiên cứu của Lopachina (1979) trên ong mật. Sự khác nhau trong hai trường hợp này chỉ do các thí nghiệm đã tiến hành trên các giống gà mái khác nhau cũng như trong các điều kiện thực nghiệm việc sử dụng các phương pháp khác nhau. Kết quả nghiên cứu trên ruồi dấm của Xavvachieva (1976) khi lai ghép bốn dòng với nhau cũng cho thấy kết quả tương tự. Vaido A.I. (1981) cũng cho thấy, khi lai ghép các loài động vật với nhau, ngưỡng hưng phấn thần kinh - cơ cũng di truyền theo các cách khác nhau. Ví dụ, khi ta lai hai dòng A và B với nhau sẽ thấy các con lai có các đặc điểm di truyền trung gian. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, các dấu hiểu nêu ra ở trên do nhiều gen xác định. Còn sự khác nhau giữa các dòng phụ thuộc vào các hệ thống gen khác nhau.
Các kết quả nghiên cứu của Đmitriev U. X. (1981) cho thấy, vị trí của gen kiểm soát hoạt động của ngưỡng hưng phấn thần kinh- cơ ở chuột nhắt. Nó cho phép tách từng gen riêng biệt ra khỏi hệ thống đa gen, cũng như xác định mối liên quan của gen này với vị trí nhất định trên bản đồ nhiễm sắc thể. Việc cụ thể hoá vị trí của gen kiểm soát ngưỡng hưng phấn thần kinh - cơ là cơ sở để chứng minh sự định loại của các đặc điểm, nó cho phép nghiên cứu mức độ thể hiện của gen này trong trường hợp hệ thần kinh hoạt động ở các mức độ khác nhau cho đến khi tạo được phản xạ có điều kiện.
Vai trò của các gen kiểm soát ngưỡng dài hạn của hưng phấn thần kinh- cơ đối với việc xác định ngưỡng ngắn hạn của hưng phấn thần kinh- cơ.
Các thí nghiệm được tiến hành theo hướng này đã cho thấy, tính chất của mối liên quan giữa ngưỡng dài hạn và ngưỡng ngắn hạn của hưng phấn thần kinh- cơ phụ thuộc vào giống và dòng động vật cụ thể tham gia vào nghiện cứu. Theo Dmitriev U.X. (1981) thì, sự khác nhau về mặt ngưỡng hưng phấn đối với tác động của kích thích điện kéo dài hay ngắn của các dòng chuột nhắt được chọn trong nghiên cứu do cùng một gen Exnm kiểm soát. Về sự tồn tại của các gen chung này trọng việc xác định tính trạng di truyền của ngưỡng hưng phấn thần kinh- cơ đối với tác động của các kích thích điện kéo dài hay ngắn ở ruồi dấm, chuột cống và ong có thể thấy trong nhiều công trình nghiên cứu (Xavvchieva, Lopatina, 1979; Ponomarenko,1981). Trong khi đó thì, công trình nghiên cứu của Golovatrev (1967) lại cho thấy, đặc điểm xác định tính trạng di truyền của các dấu hiệu trên không giống nhau.
Vai trò của gen kiểm soát ngưỡng hưng phấn của thần kinh- cơ trong việc xác định tính trạng di truyền hưng phấn của thần kinh ngoại biên.
Các công trình nghiên cứu di truyền so sánh và lai phân tích để xác định ngưỡng hưng phấn trong các phần khác nhau của hệ thần kinh ngoại biên trên 16 dòng chuột nhắt của Dmitriev (1983) đã cho thấy, tồn tại mối tương quan thuận, chặt chẽ giữa chúng. Các kết quả nghiên cứu đã cho thấy, sự tham gia của các gen cơ bản, chung vào việc xác định ngưỡng hưng phấn trong các phần khác nhau của hệ thần kinh ngoại biên.
Vai trò của các gen kiểm soát ngưỡng hưng phấn thần kinh- cơ trong việc xác định hưng tính của các phần khác nhau của hệ thần kinh.
Khi so sánh ngưỡng hưng phấn của hệ thần kinh ngoại biên [Dmitriev U.X., 1983) với ngưỡng hưng phấn của các phần khác nhau thuộc hệ thần kinh trung ương (Cazala et al., 1974) các tác giả đã cho thấy, cũng tồn tại quy luật giống như đã nêu ở trên.
TSKH: Mai Văn Hưng - ĐHQG Hà Nội