Vai trò của hậu phương miền Bắc trong kháng chiến chống Mỹ?

- Miền Bắc xã hội chủ nghĩa luôn là hậu phương lớn, chi viện sức người, sức của cho miền Nam: đưa 300 000 cán bộ, bộ đội vào Nam tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu, xây dựng kt văn hóa tại các vùng giải phóng, gửi vào miền Nam hàng chục vạn tấn vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng, xăng dầu, lương thực, dược phẩm,...

- Miền Bắc xã hội chủ nghĩa luôn là chiếc cầu nối giữa cách mạng nước ta và cách mạng thế giới để làm nên đại thắng Mùa Xuân 1975: Thông qua vai trò to lớn của Đảng, của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Miền Bắc, chúng ta đã nhận được sự giúp đỡ to lớn về mọi mặt của Liên Xô, Trung Quốc, Cu Ba và các nước trong phe xã hội chủ nghĩa.

- Miền Bắc xã hội chủ nghĩa luôn là cội nguồn phát huy sức mạnh chính trị, tinh thần của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến
: Cuộc đụng đầu lịch sử giữa dân tộc ta và đế quốc Mỹ xâm lược đã đặt dân tộc ta trước sự lựa chọn khó khăn; hoặc là, chịu khuất phục đế quốc Mỹ và tay sai chia cắt lâu dài nước ta, biến nước ta thành căn cứ quân sự và là thuộc địa kiểu mới của chúng; hoặc là, phát huy sức mạnh của toàn dân tộc, của chế độ xã hội chủ nghĩa Miền Bắc để đánh thắng chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ và bè lũ phản động tay sai, giải phóng hoàn toàn Miền Nam, thống nhất đất nước, đưa cả nước tiến theo con đường xã hội chủ nghĩa. Không một chút do dự, chúng ta đã chọn con đường chấp nhận đọ sức với đế quốc Mỹ xâm lược để thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng là giành cho được tự do vào độc lập cho dân tộc.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
[FONT=Times New Roman,Times, serif] Cuộc kháng chiến chống Mỹ diễn ra trong bối cảnh đất nước tạm thời chia làm hai miền, mỗi miền có một chế độ chính trị khác nhau. Miền Bắc cơ bản đã hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, miền Nam còn bị đặt dưới ách thống trị của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai bán nước, đòi hỏi Đảng phải có chủ trương đúng đắn đưa cách mạng từng bước phát triển. Từ thực tế đó, nhận thức sâu sắc và vận dụng trung thành, sáng tạo lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin về vai trò của hậu phương trong chiến tranh, cũng như mối quan hệ giữa hai giai đoạn cách mạng vô sản, Đảng ta quyết định tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng: Cách mạng XHCN ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.[/FONT]

[FONT=Times New Roman,Times, serif] Xây dựng miền Bắc trở thành hậu phương chiến lược, căn cứ địa cách mạng - chỗ dựa vững chắc cho miền Nam đánh Mỹ là một trong những nhân tố quyết định đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Đề cập đến mối quan hệ giữa cách mạng hai miền, đồng chí Lê Duẩn khái quát: “Nếu không xây dựng CNXH ở miền Bắc thì không thể đánh thắng Mỹ ở miền Nam. Ngược lại, nếu không đánh Mỹ ở miền Nam thì cũng không thể xây dựng được CNXH ở miền Bắc”. Trong suốt cuộc kháng chiến, nhân dân ta vừa đẩy mạnh các hoạt động đấu tranh với Mỹ, ngụy ở miền Nam, vừa từng bước xây dựng CNXH ở miền Bắc. Đảng đặc biệt quan tâm chỉ đạo xây dựng củng cố hậu phương căn cứ địa cách mạng, tạo chỗ dựa vững chắc, tạo nguồn sức mạnh to lớn, cung cấp kịp thời sức người, sức của cho miền Nam đánh Mỹ. Ngay sau khi miền Bắc được giải phóng, đánh giá đúng âm mưu, thủ đoạn của đế quốc Mỹ, nhận thức rõ vai trò của miền Bắc trong đấu tranh thống nhất đất nước, Đảng ta quyết định đưa miền Bắc đi lên xây dựng CNXH. Đây là chủ trương đúng đắn, là cơ sở quan trọng đầu tiên cho xây dựng căn cứ địa cách mạng, hậu phương vững chắc của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. [/FONT][FONT=Times New Roman,Times, serif]
[/FONT]
[FONT=Times New Roman,Times, serif] Hội nghị lần thứ 12 Ban chấp hành Trung ương Đảng (tháng 12 năm 1965) khẳng định thành tựu của hơn 10 năm khắc phục hậu quả của chiến tranh, cải tạo XHCN và xây dựng CNXH: “Miền Bắc đã trở thành căn cứ địa vững chắc cho cách mạng Việt Nam trong cả nước, với một chế độ chính trị ưu việt, với lực lượng kinh tế và quốc phòng lớn mạnh”. Những thắng lợi trong xây dựng CNXH ở miền Bắc là cơ sở vững chắc cho Đảng củng cố, giữ vững quyết tâm chống Mỹ, cứu nước.[/FONT][FONT=Times New Roman,Times, serif]
[/FONT]
[FONT=Times New Roman,Times, serif] Nhận thấy vai trò của hậu phương lớn miền Bắc đối với chiến trường miền Nam, đế quốc Mỹ xác định đánh phá hậu phương miền Bắc là mục tiêu chiến lược có ý nghĩa quyết định nhằm phá hoại tận gốc tiềm lực mọi mặt của ta, làm cho ta không còn khả năng chiến đấu. Với âm mưu thâm độc đó, Mỹ đã buộc quân và dân miền Bắc phải đương đầu với cuộc chiến tranh phá hoại ác liệt chưa từng có của không quân, hải quân Mỹ. Đế quốc Mỹ sử dụng số lượng lớn máy bay và bom đạn hòng đánh hủy diệt miền Bắc, đẩy miền Bắc “trở lại thời kỳ đồ đá”. Tuy Mỹ không đạt được ý định chiến lược, nhưng miền Bắc nước ta đã bị tàn phá nặng nề. Mặc dù chiến tranh ác liệt, miền Bắc vẫn tiếp tục xây dựng CNXH, làm tròn nghĩa vụ của hậu phương lớn với tiền tuyến lớn miền Nam. Miền Bắc vừa là hậu phương của miền Nam, vừa là căn cứ địa cách mạng của cả nước… Sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thắng lợi, đánh giá về vai trò của hậu phương miền Bắc, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (12 năm 1976) khẳng định: “Không thể nào có thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nếu không có miền Bắc XHCN, suốt 16 năm qua luôn cùng một lúc phải làm hai nhiệm vụ chiến lược. Đặc biệt từ năm 1965 trở đi, miền Bắc đã dốc vào chiến tranh cứu nước và giữ nước toàn bộ sức mạnh của chế độ XHCN và làm tròn một cách xuất sắc nghĩa vụ căn cứ địa cách mạng của cả nước xứng đáng là pháo đài vô địch của CNXH”.[/FONT]

[FONT=Times New Roman,Times, serif] Ở miền Nam, Đảng ta chỉ đạo xây dựng chiến khu trong các vùng tự do và chủ trương mở rộng các vùng giải phóng mà hạt nhân là các căn cứ địa được xây dựng từ trong kháng chiến chống Pháp. Đến cuối cuộc kháng chiến, vùng giải phóng từng bước được mở rộng, nối liền các căn cứ địa từ Trị - Thiên đến Liên khu V, từ Tây Nguyên tới Đông Nam Bộ vây quanh Sài Gòn, nối liền với Đồng bằng sông Cửu Long, trở thành hậu phương chiến lược tại chỗ vững chắc ở miền Nam, tiêu biểu là Chiến khu Dương Minh Châu, Chiến khu Đ.[/FONT][FONT=Times New Roman,Times, serif]
[/FONT]
[FONT=Times New Roman,Times, serif] Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, hậu phương tại chỗ ở miền Nam được Đảng chỉ đạo xây dựng phát triển rất phong phú. Hậu phương tại chỗ không chỉ là vùng giải phóng và các căn cứ vững chắc mà còn bao gồm cả các “căn cứ lõm”, các cơ sở nằm sâu trong vùng địch kiểm soát. Tuy nhiên, trong chỉ đạo xây dựng căn cứ địa cách mạng, thành công lớn nhất của Đảng ta là đã xây dựng được “thế trận trong lòng dân”, “căn cứ trong lòng dân”.[/FONT][FONT=Times New Roman,Times, serif]
[/FONT]
[FONT=Times New Roman,Times, serif] Ngoài những căn cứ được xây dựng ở trong nước, Đảng ta còn phối hợp với hai nước bạn Lào và Cam-pu-chia xây dựng căn cứ địa, mở rộng vùng giải phóng dựa lưng vào nhau tạo thành hậu phương chiến lược tại chỗ trên chiến trường miền Nam. Đây là một nhân tố quan trọng góp phần quyết định trực tiếp đến thắng lợi của cuộc kháng chiến.[/FONT][FONT=Times New Roman,Times, serif]
[/FONT]
[FONT=Times New Roman,Times, serif] Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đảng ta chỉ đạo xây dựng hậu phương căn cứ địa cách mạng vững chắc, tạo điều kiện để duy trì, đẩy mạnh đấu tranh quân sự, chính trị đưa cuộc kháng chiến đến giành thắng lợi hoàn toàn, giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc.
[/FONT]
[FONT=Times New Roman,Times, serif] Đảng lãnh đạo xây dựng hậu phương căn cứ địa cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, không chỉ có ý nghĩa lịch sử mà còn có giá trị hiện thực sâu sắc. Trong tình hình mới, để sẵn sàng ứng phó thắng lợi với các tình huống chiến lược, nhất là tình huống chiến tranh, ngay từ thời bình Đảng và nhân dân ta có nhiều việc phải làm. Đặc biệt Đảng cần có chủ trương, biện pháp đúng đắn chỉ đạo xây dựng các căn cứ hậu phương, nhất là “hậu phương lòng dân”, “thế trận lòng dân” tạo chỗ dựa vững chắc cho chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc (nếu xảy ra) giành thắng lợi. [/FONT]
 
Hậu phương miền Bắc trong chiến tranh chống Mỹ​

Riêng 4 tháng đầu của năm 1975, miền Bắc đưa nhanh vào hơn 110.000 cán bộ, chiến sĩ, 230.000 tấn vật chất các loại, góp phần quyết định để quân và dân ta mở cuộc tổng tấn công và nổi dậy giành thắng lợi hoàn toàn

Ba mươi năm sau Đại thắng mùa Xuân 1975, bây giờ nhìn lại, chúng ta càng thấy rõ hơn những nhân tố nền tảng mang ý nghĩa quyết định làm nên thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của toàn dân tộc Việt Nam; bao gồm trong đó đường lối xây dựng, bảo vệ và phát huy sức mạnh của hậu phương lớn miền Bắc.

Chỗ đứng của ta

Trong lãnh đạo, chỉ đạo cuộc đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược, Đảng ta sớm xác định rất rõ kẻ thù chủ yếu, trực tiếp của nhân dân ta, của cách mạng nước ta và lường định con đường đấu tranh để hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước sẽ diễn ra lâu dài, gian khổ, ác liệt. Trong cuộc đấu tranh đó, vai trò, vị trí của miền Bắc được xác định rõ ngay từ đầu. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 nhận định: “Miền Bắc là chỗ đứng của ta. Bất kể trong tình hình nào, miền Bắc cũng phải củng cố”.

Như vậy, từ đầu, vai trò, vị trí của miền Bắc đã được xác định rất rõ. Để làm tròn vai trò đó, miền Bắc phải tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa (XHCN); chỉ có tiến hành cách mạng XHCN, miền Bắc mới trở thành hậu phương - căn cứ địa cách mạng của cả nước, mới đảm đương được vai trò “nền gốc” cho lực lượng đấu tranh cách mạng của nhân dân ta ở miền Nam.

Đi đôi với xây dựng miền Bắc vững mạnh về chính trị, Đảng, Nhà nước đề ra và tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh tế ngắn hạn và dài hạn nhằm từng bước biến đổi sâu rộng nền kinh tế miền Bắc, làm cho miền Bắc vững mạnh về kinh tế.

70% số gia đình miền Bắc có người thân chiến đấu ở miền Nam

Suốt 21 năm chiến tranh, đặc biệt từ sau Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 15, miền Bắc đã chi viện liên tục, toàn diện với nhịp độ ngày càng tăng, đáp ứng đòi hỏi của chiến trường miền Nam, cách mạng miền Nam, cách mạng Lào và tiếp đó, cho cách mạng Campuchia. Năm 1959, miền Bắc đưa vào miền Nam hơn 500 người. Năm 1964, con số đó tăng lên hơn 17.000 người. Trong vòng 10 năm (từ năm 1965 đến 1975), miền Bắc đã động viên hàng triệu lao động, chủ yếu là thanh niên trẻ, khỏe, ưu tú để bổ sung, mở rộng lực lượng vũ trang và phục vụ chiến đấu. Trong thời gian diễn ra những cuộc tiến công chiến lược (1968, 1972, 1975), nhân lực động viên ở miền Bắc phục vụ nhu cầu chiến tranh tăng gấp 4 đến 5 lần so với trước. Không tính số quân bảo vệ miền Bắc, làm lực lượng dự bị chiến lược, chiến đấu và công tác trên tuyến vận tải 559, chỉ tính riêng số quân đưa vào miền Nam trong các năm kể trên như sau: năm 1968 là 141.000 người, năm 1972 xấp xỉ 153.000 người, năm 1975 là 117.000 người. Ngoài lực lượng trực tiếp chiến đấu, các lực lượng vận tải, bảo đảm giao thông, mở đường và các lực lượng bảo đảm khác gồm hàng chục vạn người cũng được động viên từ miền Bắc.

Về vật chất, miền Bắc đã tổ chức tiếp nhận hàng triệu tấn vật chất, vũ khí, phương tiện kỹ thuật do nước ngoài viện trợ; tổ chức nghiên cứu, thiết kế, cải biên, cải tiến nhiều loại vũ khí, khí tài; tổ chức vận chuyển vượt hàng nghìn km dưới bom đạn đánh phá của địch tới các chiến trường, các vùng giải phóng. Trong những năm từ 1965 đến 1968, miền Bắc đưa vào miền Nam khối lượng vật chất gấp 10 lần so với những năm từ 1961 đến 1964. Con số đó trong những năm chống chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh còn tăng gấp nhiều lần. Vào giai đoạn cuối chiến tranh, 81% vũ khí đạn dược, 60% tổng lượng xăng dầu, hơn 85% xe vận tải và 65% dược phẩm sử dụng trên chiến trường là từ miền Bắc đưa vào. Chỉ riêng trên tuyến vận tải Trường Sơn, đến cuối cuộc chiến tranh, quân số lên tới hơn 100.000 người. Toàn bộ lực lượng trên đây đều động viên từ hậu phương miền Bắc.

Làm tròn nghĩa vụ căn cứ địa cách mạng

Riêng 4 tháng đầu của năm 1975, miền Bắc đưa nhanh vào hơn 110.000 cán bộ, chiến sĩ, 230.000 tấn vật chất các loại, góp phần quyết định để quân và dân ta mở cuộc tổng tiến công và nổi dậy giành thắng lợi hoàn toàn.

Có thể nói, miền Bắc đã dốc vào cuộc chiến tranh toàn bộ sức mạnh to lớn và tiềm tàng của mình để miền Nam đánh Mỹ. 21 năm chiến tranh, 70% số gia đình miền Bắc có người thân chiến đấu ngoài mặt trận, nhiều gia đình hai thế hệ cha, con cùng chiến đấu ở miền Nam; trên ruộng đồng, 63% là lao động nữ.

Vai trò của miền Bắc XHCN trong cuộc chống Mỹ, cứu nước được Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ IV (1976) khẳng định: “Không thể nào có thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nếu không có miền Bắc XHCN suốt 16 năm qua luôn luôn cùng một lúc làm hai nhiệm vụ chiến lược. Đặc biệt từ năm 1965, khi Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khẳng định chống Mỹ, cứu nước là nhiệm vụ hàng đầu của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân thì miền Bắc đã dốc vào chiến tranh cứu nước và giữ nước toàn bộ sức mạnh của chế độ XHCN, và đã làm tròn một cách xuất sắc nghĩa vụ căn cứ địa cách mạng của cả nước”.

Đại tá - TS Hồ Khang
 
Miền Bắc dốc sức chi viện miền Nam kết thúc kháng chiến chống Mỹ
Sau Hiệp định Pa-ri được ký kết (27-1-1973), cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới: Miền Bắc tiến hành hàn gắn vết thương do chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ để lại và thực hiện khôi phục, phát triển kinh tế trong 3 năm 1973-1975; miền Nam tiếp tục đấu tranh buộc địch thi hành Hiệp định.

Từ tình hình thực tiễn cách mạng miền Nam, Đảng ta khẳng định: Nếu địch không thi hành Hiệp định Pa-ri, tiếp tục chính sách thực dân mới thì ta không có con đường nào khác là phải tiến hành chiến tranh cách mạng, dùng bạo lực vũ trang để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Yêu cầu cấp thiết đặt ra cho miền Nam lúc này là phải tăng cường sức mạnh mọi mặt, mà trước hết là nhanh chóng bổ sung và tăng cường lực lượng của cả ba thứ quân. Thực tế đó đòi hỏi miền Bắc phải dốc sức chi viện cho miền Nam.

Nhờ sự nỗ lực hàn gắn vết thương chiến tranh và phát triển kinh tế - xã hội của nhân dân nên kinh tế miền Bắc nhanh chóng khôi phục và phát triển, đời sống nhân dân miền Bắc được cải thiện và có điều kiện bảo đảm yêu cầu chi viện cho miền Nam để kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ. Trong những năm 1973-1975, gần 50 vạn thanh niên miền Bắc nhập ngũ lên đường ra mặt trận. Sự tăng viện này có ý nghĩa rất lớn cho việc củng cố, phát triển khối quân chủ lực ở miền Nam. Đến cuối năm 1974, trên chiến trường miền Nam chúng ta đã có 113 trung đoàn bộ binh, 5 trung đoàn tăng - thiết giáp với 700 xe các loại, 1.300 khẩu pháo cao xạ... Thực hiện chủ trương của Đảng, để tăng cường sức mạnh chiến đấu cho quân đội đáp ứng yêu cầu kết thúc chiến tranh, từ tháng 10-1973 đến đầu năm 1975, ta đã thành lập 4 quân đoàn chủ lực. Đồng thời Đảng và Nhà nước cũng chú trọng xây dựng các sư đoàn, trung đoàn chủ lực cơ động trực thuộc các quân khu mà cán bộ, chiến sĩ của những đơn vị này chủ yếu là đưa từ miền Bắc vào.

Nhằm tăng cường sức cơ động của quân đội và khả năng chi viện vật chất kịp thời cho miền Nam, Hội đồng Chính phủ đã phê chuẩn kế hoạch xây dựng hệ thống đường Đông Trường Sơn và nâng cấp đường Tây Trường Sơn. Hơn 3 vạn cán bộ, chiến sĩ, công nhân, thanh niên xung phong từ miền Bắc đã được điều động vào Trường Sơn cùng tham gia nâng cấp và mở đường với cán bộ, chiến sĩ Đoàn 559. Vượt qua khó khăn ác liệt đến đầu năm 1975, ta đã mở được 1.200km đường từ Đông Trường Sơn vào tới Lộc Ninh và 1.240km đường được nâng cấp ở Tây Trường Sơn. Hệ thống đường ống xăng dầu mới được xây dựng dài 1.311 km nối liền với hệ thống của cả nước, bao gồm 113 trạm bơm, 46 kho dự trữ với hệ thống bể chứa khoảng 327.800m3. Ngày 17-1-1975, xăng dầu vận hành bằng đường ống đã vào tới Đông Nam Bộ. Nhờ hệ thống đường được mở rộng và khả năng cung cấp xăng dầu nên việc vận chuyển, cơ động chiến lược của ta từ miền Bắc vào miền Nam nhanh và nhiều hơn so với những năm trước.

Trước tình hình phát triển thuận lợi của cách mạng miền Nam, Hội nghị Bộ Chính trị tháng 10-1974 và tháng 1-1975 đã chỉ rõ thời cơ lịch sử đang đến gần và hạ quyết tâm chiến lược giải phóng hoàn toàn miền Nam. Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương quyết định trong năm 1975, miền Bắc cung cấp cho miền Nam 560.000 tấn vật chất, trong đó tăng cường chi viện cho Nam Bộ gấp 4 lần, Khu V gấp 2 lần và tăng cường dự trữ gấp 4 lần so với năm trước. Bằng sự cố gắng lớn của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta nên chỉ trong tháng 1 và tháng 2 năm 1975, miền Bắc đã huy động được 57.000 chiến sĩ; 260.000 tấn vật chất, trong đó có 46.000 tấn vũ khí, đạn dược; 124.000 tấn gạo; 32.000 tấn xăng dầu. Đến tháng 4 năm 1975, miền Bắc đã chuyển giao khối lượng vật chất cho các chiến trường đạt 119% kế hoạch.

Để huy động sức người, sức của cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, Bộ Chính trị thành lập Hội đồng Chi viện chiến trường. Thực hiện phương châm “thần tốc, quyết thắng”, hậu phương miền Bắc đã chuyển nhanh một khối lượng vật chất hết sức to lớn, đưa tổng số vật chất kỹ thuật đã dự trữ ở chiến trường lên gần 255.000 tấn, trong đó có 93.540 tấn xăng dầu, 103.455 tấn vũ khí. Để phục vụ cho Chiến dịch Tây Nguyên vào đầu tháng 3-1975, ta đã dự trữ ở đây gần 54.000 tấn vật chất, trong đó có 7.286 tấn gạo đủ bảo đảm cho lực lượng vũ trang hoạt động dài ngày. Đặc biệt trong chiến dịch Hồ Chí Minh, ta đã sử dụng lực lượng 5 quân đoàn binh chủng hợp thành gồm nhiều đơn vị được cơ động thần tốc từ miền Bắc vào cùng với lực lượng vũ trang Nam Bộ, cực Nam Trung Bộ và thành phố Sài Gòn với 270.000 người, lực lượng phục vụ hậu cần chiến dịch lên tới 180.000 người. Nhờ sức mạnh áp đảo, ta đã nhanh chóng đè bẹp bộ máy ngụy quyền, ngụyquân của địch từ trung ương đến cơ sở, giải phóng hoàn toàn miền Nam kết thúc sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước. Trong thắng lợi chung đó, hậu phương lớn miền Bắc đóng vai trò hết sức quan trọng.

Ngày ấy cách đây đã 35 năm nhưng nhìn lại những sự kiện đã qua để suy nghĩ về việc huy động sức người, sức của cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc cả hiện tại và tương lai là việc rất hệ trọng. Trong con mắt của Mỹ - ngụy, vai trò của hậu phương miền Bắc có thể chỉ đơn giản là nơi cung cấp cơ sở vật chất, vũ khí đạn dược cho chiến trường. Nhưng với Đảng, nhân dân và quân đội Việt Nam thì ngoài vai trò nguồn cung cấp sức người, sức của cho tiền tuyến, căn cứ hậu phương miền Bắc còn là chỗ dựa tinh thần, còn là nơi tạo ra thế và lực để phát huy sức mạnh tổng hợp giành chiến thắng. Một câu hỏi đặt ra là trong điều kiện miền Bắc kinh tế còn nghèo, lại vừa phải đương đầu với 2 cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của giặc Mỹ làm sao có thể khôi phục nhanh và huy động được một khối lượng vật chất khổng lồ đến thế? Không gì khác chính sức mạnh yếu tố chính trị, tinh thần là động lực thôi thúc chúng ta làm nên những điều kỳ diệu ấy. Thời đại ngày nay đã khác xa cách đây 35 năm nhưng những bài học về phát huy nhân tố chính trị, tinh thần để dốc sức chi viện cho tiền tuyến trong giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vẫn còn nguyên tính thời sự.


Đại tá, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Tú
(THEO QĐND)
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top