Vai trò của Gandhi trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc chống thực dân Anh.

Trang Dimple

New member
Xu
38
Vai trò của Gandhi trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc chống thực dân Anh.


Trước sự xâm lược của thực dân Anh, nhân dân Ấn Độ đã đứng lên đấu tranh kiên cường nhưng cuối cùng bị thất bại, chứng tỏ

cách mạng Ấn Độ chưa có một đường lối đúng đắn, thiếu một lực lượng lãnh đạo thống nhất yêu cầu của lịch sử Ấn Độ là phải có

một đường lối cách mạng phù hợp để lãnh đạo phong trào cách mạng đến thắng lợi. Muốn làm được việc này thì phải giải quyết

được các mâu thuẫn nội tại trong lòng xã hội Ấn Độ là mâu thuẫn tôn giáo, đẳng cấp gay gắt. Giữa lúc đó, M.Gandhi xuất hiện

cùng với đường lối của ông đã tạo ra bước ngoặt quan trọng cho cách mạng Ấn Độ.

Đường lối cách mạng của Gandhi ra đời trên cơ sở lí luận và thực tiễn phù hợp với tình hình đặc điểm dân tộc Ấn Độ, cho

nên nó đã tranh thủ được sự ủng hộ đông đảo của quần chúng. Gandhi không những là một nhà chính trị, mà còn là một nhà tư

tưởng. Tư tưởng Gandhi có nội dung chủ yếu bao gồm lấy yêu thương, chân lý, phi bạo lực làm nội dung chủ yếu của quan

niệm
triết học và tôn giáo, tranh thủ sự tự trị và độc lập cho Ấn Độ là tư tưởng chủ yếu về chính trị; chủ trương đoàn kết

giữa các tín
đồ Ấn Độ giáo và tín đồ Hồi giáo, xoá bỏ chế độ đẳng cấp, thực hành nam nữ bình đẳng, người giàu đùm bọc

người nghèo là tư
tưởng về xã hội; hạn chế phát triển về đại công nghiệp, phát triển công nghiệp nông thôn, đề xướng

dệt vải thủ công là tư tưởng
kinh tế. Nó là cơ sở lý luận cho phong trào tranh thủ tự trị, độc lập ở Ấn Độ, đồng thời cũng là

cơ sở quan trọng thể hiện đường
lối phát triển sau khi Ấn Độ được độc lập.

Trong khoảng thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới, ông đích thân lãnh đạo hai phong trào bất bạo động, bất hợp

tác. Trong những phong trào nói trên, Gandhi đã áp dụng biện pháp tẩy chay hàng vải Phương Tây, chống việc độc quyền mua

bán muối, yêu cầu hạ thấp thuế đất,.. có tác dụng hết sức tích cực trong việc phát động và tổ chức quần chúng nhân dân

chống lại bọn thực dân Anh.


Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: Gandhi "đã đặt viên đá đầu tiên để xây dựng lên thuyết bất hợp tác và bất bạo động". "Bất

hợp tác" và "bất bạo động" đều là những tư tưởng phương pháp đấu tranh trong con đường cứu nước Ấn Độ đó là sự sáng tạo

tuyệt vời của Gandhi. Học thuyết " bất bạo động " của M.Gandhi có cội rễ từ lịch sử tôn giáo ở Ấn Độ mà trực tiếp là Ấn Độ giáo.

Gia đình M.Gandhi và bản thân M.Gandhi đều theo Ấn Độ giáo, thuộc phái Jain. Giáo lý của giáo phái này được xây dựng chủ yếu

trên hai nguyên tắc: thứ nhất là "Ahimsa" tức là không làm điều ác, không được sát sinh; thứ hai là "Satyagraha" nghĩa là kiên trì

chân lý, giữ vững lòng tin. Có thực hiện được hai điều này, con người mới được siêu thoát và lên cõi Niết bàn. Ở mộtt xứ sở có

nhiều tôn giáo như Ấn Độ, M.Gandhi đã tìm đến cái chung giữa các tôn giáo để đoàn kết lực lượng, đó là Đức tin và cái Thiện. Con

đường đấu tranh hoà bình "bất bạo động" đã phù hợp với tình hình Ên Độ nó được quần chúng nhân dân Ấn Độ chấp nhận và nó đã

chỉ đường cho nhân dân Ấn Độ đi đến thắng lợi cuối cùng.


Bằng "lòng nhân ái" của mình, Gandhi đã "thức tỉnh" đoàn kết nhân dân Ấn Độ vì một mục tiêu nhất quán. Đó là giải phóng

dân tộc Ấn Độ ra khỏi ách áp bức của chế độ thực dân. Sự tài tình của ông là đã giải quyết rất thành công vấn đề ở một xứ sở

"đa dạng và phức tạp" về tôn giáo.


Tư tưởng "bất bạo động" đã được nhân dân Ấn Độ theo đuổi một cách thắng lợi. Con đường cứu nước mà Gandhi đưa ra,

phần nào đấy đã quy định con đường đấu tranh của nhân dân Ấn Độ, con đường chuyển hoá tuần tự: tự trị - độc lập hoàn toàn.

Đường lối cách mạng của Gandhi đã được thực tiễn cuộc cách mạng giải phóng dân téc Ấn Độ kiểm nghiệm và chứng minh. Công

lao lớn nhất của Gadhi là đoàn kết đông đảo quần chúng, kêu gọi củng cố tình hữu nghị giữa các dân tộc, khẳng định những mối

quan hệ bình đẳng giữa các quốc gia và giải quyết mọi xung đột quốc tế bằng đàm phán hoà bình.


Như vậy, với một tinh thần kiên trì bất khuất đã theo đuổi sự nghiệp giải phóng dân tộc của Ấn Độ. Trong cuộc đời của

ông từng 17 lần ngồi tù và lần dài nhất là 6 năm, ông đã tuyệt thực 17 lần và lần dài nhất 21 ngày. Cho dù như thế, ông chưa

bao giờ buông bỏ mục tiêu thực hiện sự tự trị và độc lập của Ấn Độ. Chính vậy mà ông được nhân dân Ấn Độ xem là bậc "thánh".

Có thể nói mỗi một dân tộc đều có những con người kiệt xuất. Với dân tộc Ấn Độ, Gandhi là con người kiệt xuất,

có đực hi
sinh cao cả đã hiến dâng trọn đời mình cho sự nghiệp cứu nước vì dân. Ông không những đã đề ra đường lối mà

còn lãnh đạo trực
tiếp cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ. Gandhi là người mở cửa cho Ấn Độ bước

vào thời kỳ mới. Thời kỳ
xây dựng và phát triển, thời kỳ làm chủ thực sự của dân tộc Ấn Độ.

Hiện nay, trong công cuộc xây dựng đất nước, vấn đề xây dựng một cộng đồng bền vững gắn kết các dân téc, tôn giáo

đẳng cấp Ấn Độ luôn là vấn đề có tính thời sự nóng bỏng, đặc biệt là vấn đề xung đột Ấn - Hồi, có ảnh hưởng quyết định tới quá

trình xây dựng và phát triển đất nước. Tư tưởng và hành động của Gandhi luôn là kinh nghiệm lịch sử quý báu với nhân dân và

những nhà lãnh đạo Ấn Độ.

Nguồn : diendankienthuc.net*
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top