Tác giả: Nguyễn Minh Thuyết
Có hai hướng trái ngược nhau trong việc lý giải vai trò của các từ được, bị trong câu bị động (ví dụ “Tôi được thầy khen”):
- Xem chúng là hư từ dùng để cấu tạo hình thái bị động của động từ vị ngữ;
- Xem chúng là động từ vị ngữ.
Theo chúng tôi, ít nhất cũng có những lý do sau bác bỏ khả năng xếp các từ nói trên vào khối hư từ:
1. Hư từ là những từ đơn chức năng, tức là chỉ xuất hiện trong một kiểu loại bối cảnh nhất định, trong khi đó hai từ được, bịđược hoặc bị đồng âm là không thực tế vì: cùng có khả năng xuất hiện trong ba kiểu loại bối cảnh sau: A. Trước danh từ: “Tôi được thư”, B. Trước nội động từ hoặc mệnh đề có nội động từ làm vị ngữ: “Tôi được nghỉ”, C. Trước ngoại động từ hoặc mệnh đề có ngoại động từ làm vị ngữ: “Tôi được thầy khen”. Chứng minh rằng trong các trường hợp A, B, C có ba từ:
- Trong nhiều câu, các “từ đồng âm” ấy có quan hệ bình đẳng nhau, không thể giải thích một từ là hư từ cấu tạo hình thái bị động của động từ, còn một từ là động từ. Ví dụ: “Năm Sài Gòn vừa bị bắt vừa bị đòn đau.”
- Nhiều khi không thể xác định được dứt khoát từ được hay bị thuộc kiểu A, B hay C. Ví dụ: “Cái hôn đang chực sa xuống, ngừng sững lại, bị đeo lơ lửng ở trên không”.
2. Nếu coi được, bị là hư từ đi kèm động từ để cấu tạo hình thái bị động thì giải pháp chấp nhận một kiểu động ngữ có danh từ đứng chen giữa phần đầu với phần trung tâm. Trên thực tế, chính bộ phận đứng sau, được, bị mới là thành tố phụ của động ngữ này vì:
- Chúng đã được thay thế bằng các từ nghi vấn: “Được gì ? (Được thầy khen”), “Bị làm sao ? (Bị thầy chê)”.
- Chúng có thể được đảo lên đầu câu: “Thầy khen tôi cũng được vài lần còn chê thì chưa hề bị”.
3. Khi đằng sau được, bị xuất hiện một chuỗi động từ quan hệ bình đẳng với nhau, trong đó có những động từ không có ý nghĩa bị động và không quan hệ trực tiếp với được, bị. Nếu giải thích được, bị là hư từ cấu tạo hình thái bị động của một động từ trong chuỗi thì sẽ rất lúng túng khi phải giải thích quan hệ giữa “hư từ” ấy với những động từ còn lại. Ví dụ: “Nhà vua bị họ Mạc sai người vào ngục giết chết”.
4. Nếu tổ hợp “được” (bị) + ngoại động từ “có là hình thái bị động của động từ tiếng Việt thì đó vẫn là một cái gì khác với hình thái bị động trong các ngôn ngữ Ấn – Âu vì ở “hình thái bị động” này, động từ tiếng Việt vẫn giữ khả năng có bổ ngữ trực tiếp. Ví dụ: “Con người bị những của cải mà nó tạo ra thống trị lại nó, và chi phối nó.”
Vì những lý do đã nêu, chúng tôi cho rằng xếp các từ được / bị vào từ loại động từ là hướng giải quyết có sức thuyết phục hơn. Giải quyết theo hướng này chỉ còn phải băn khoăn có một điều: Nếu chúng là động từ thì tình huống mà câu bị động miêu tả có trội hơn một hành động so với tình huống ở câu chủ động tương ứng không ? Để trả lời câu hỏi này, trước hết phải giải quyết một vấn đề căn bản: câu bị động có phải là một cải biến từ câu chủ động không ? Trong các ngôn ngữ Ấn – Âu thì đúng là như vậy, và phép cải biến không thay đổi những thành phần từ vựng của câu, nghĩa là không thêm vào tình huống được miêu tả một hành động nào. Nhưng trong tiếng Việt, quan hệ giữa hai loại câu này không phải là quan hệ cải biến. Chứng cớ là có những câu bị động không chuyển đổi về dạng chủ động được, ví dụ: “Hai đứa bị tàu bay địch thả bom lửa”. Ngược lại, cũng có những câu chủ động không chuyển thành bị động được (ví dụ câu có bổ ngữ là mện đề: “Anh ngắm em cười”) hoặc chỉ có thể chuyển thành bị động trong điều kiện nhất định (ví dụ câu có bổ ngữ chỉ bất động vật: “Nó ăn cơm”, “Nó xây nhà”. Trường hợp đầu không đặt được câu bị động là do không chấp nhận loại chủ ngữ là mệnh đề. Trường hợp sau nhân tố quyết định lại là đặc điểm ngữ nghĩa của được, bị. Trong những câu bị động có chủ ngữ là danh từ chỉ người và động vật, các từ này mang đủ hai nét nghĩa: 1) Sự tiếp nhận một cách thụ động hành động hoặc kết quả hành động của kẻ khác, 2) Sự đánh giá hành động là tốt, có lợi hoặc xấu, có hại. Trong những câu bị động có chủ ngữ là danh từ chỉ bất động vật, đối lập “hành động thụ động / hành động chủ động (của sự vật nêu ở chủ ngữ)” bị triệt tiêu, hai từ được, bị chỉ còn giữ nét nghĩa đánh giá. Có lẽ vì điều này mà muốn đổi những câu như “Nó ăm cơm”, “Nó xây nhà” thành bị động thì phải bổ sung hoặc thay đổi một số từ ngữ làm cho nghĩa của câu phù hợp với sự đánh giá hàm chứa ở các từ được hay bị.
Như vậy, câu bị động trong tiếng Việt không phải là cải biến của câu chủ động mà chỉ liên quan với nó về nghĩa mà thôi. Chúng được tạo ra một cách độc lập với câu chủ động, bằng phương tiện từ vựng là các động từ được, bị. Các động từ này đóng vai trò vị ngữ, còn bộ phận đứng sau chúng là một mệnh đề để làm bổ ngữ chứ không phải hai bổ ngữ riêng rẽ. Cách giải thích này tỏ ra thuận tiện khi phân tích những câu kiểu “Nhà vua bị họ Mạc sai người vào ngục giết chết”.
Nguồn: e-tiengviet.com
Có hai hướng trái ngược nhau trong việc lý giải vai trò của các từ được, bị trong câu bị động (ví dụ “Tôi được thầy khen”):
- Xem chúng là hư từ dùng để cấu tạo hình thái bị động của động từ vị ngữ;
- Xem chúng là động từ vị ngữ.
Theo chúng tôi, ít nhất cũng có những lý do sau bác bỏ khả năng xếp các từ nói trên vào khối hư từ:
1. Hư từ là những từ đơn chức năng, tức là chỉ xuất hiện trong một kiểu loại bối cảnh nhất định, trong khi đó hai từ được, bịđược hoặc bị đồng âm là không thực tế vì: cùng có khả năng xuất hiện trong ba kiểu loại bối cảnh sau: A. Trước danh từ: “Tôi được thư”, B. Trước nội động từ hoặc mệnh đề có nội động từ làm vị ngữ: “Tôi được nghỉ”, C. Trước ngoại động từ hoặc mệnh đề có ngoại động từ làm vị ngữ: “Tôi được thầy khen”. Chứng minh rằng trong các trường hợp A, B, C có ba từ:
- Trong nhiều câu, các “từ đồng âm” ấy có quan hệ bình đẳng nhau, không thể giải thích một từ là hư từ cấu tạo hình thái bị động của động từ, còn một từ là động từ. Ví dụ: “Năm Sài Gòn vừa bị bắt vừa bị đòn đau.”
- Nhiều khi không thể xác định được dứt khoát từ được hay bị thuộc kiểu A, B hay C. Ví dụ: “Cái hôn đang chực sa xuống, ngừng sững lại, bị đeo lơ lửng ở trên không”.
2. Nếu coi được, bị là hư từ đi kèm động từ để cấu tạo hình thái bị động thì giải pháp chấp nhận một kiểu động ngữ có danh từ đứng chen giữa phần đầu với phần trung tâm. Trên thực tế, chính bộ phận đứng sau, được, bị mới là thành tố phụ của động ngữ này vì:
- Chúng đã được thay thế bằng các từ nghi vấn: “Được gì ? (Được thầy khen”), “Bị làm sao ? (Bị thầy chê)”.
- Chúng có thể được đảo lên đầu câu: “Thầy khen tôi cũng được vài lần còn chê thì chưa hề bị”.
3. Khi đằng sau được, bị xuất hiện một chuỗi động từ quan hệ bình đẳng với nhau, trong đó có những động từ không có ý nghĩa bị động và không quan hệ trực tiếp với được, bị. Nếu giải thích được, bị là hư từ cấu tạo hình thái bị động của một động từ trong chuỗi thì sẽ rất lúng túng khi phải giải thích quan hệ giữa “hư từ” ấy với những động từ còn lại. Ví dụ: “Nhà vua bị họ Mạc sai người vào ngục giết chết”.
4. Nếu tổ hợp “được” (bị) + ngoại động từ “có là hình thái bị động của động từ tiếng Việt thì đó vẫn là một cái gì khác với hình thái bị động trong các ngôn ngữ Ấn – Âu vì ở “hình thái bị động” này, động từ tiếng Việt vẫn giữ khả năng có bổ ngữ trực tiếp. Ví dụ: “Con người bị những của cải mà nó tạo ra thống trị lại nó, và chi phối nó.”
Vì những lý do đã nêu, chúng tôi cho rằng xếp các từ được / bị vào từ loại động từ là hướng giải quyết có sức thuyết phục hơn. Giải quyết theo hướng này chỉ còn phải băn khoăn có một điều: Nếu chúng là động từ thì tình huống mà câu bị động miêu tả có trội hơn một hành động so với tình huống ở câu chủ động tương ứng không ? Để trả lời câu hỏi này, trước hết phải giải quyết một vấn đề căn bản: câu bị động có phải là một cải biến từ câu chủ động không ? Trong các ngôn ngữ Ấn – Âu thì đúng là như vậy, và phép cải biến không thay đổi những thành phần từ vựng của câu, nghĩa là không thêm vào tình huống được miêu tả một hành động nào. Nhưng trong tiếng Việt, quan hệ giữa hai loại câu này không phải là quan hệ cải biến. Chứng cớ là có những câu bị động không chuyển đổi về dạng chủ động được, ví dụ: “Hai đứa bị tàu bay địch thả bom lửa”. Ngược lại, cũng có những câu chủ động không chuyển thành bị động được (ví dụ câu có bổ ngữ là mện đề: “Anh ngắm em cười”) hoặc chỉ có thể chuyển thành bị động trong điều kiện nhất định (ví dụ câu có bổ ngữ chỉ bất động vật: “Nó ăn cơm”, “Nó xây nhà”. Trường hợp đầu không đặt được câu bị động là do không chấp nhận loại chủ ngữ là mệnh đề. Trường hợp sau nhân tố quyết định lại là đặc điểm ngữ nghĩa của được, bị. Trong những câu bị động có chủ ngữ là danh từ chỉ người và động vật, các từ này mang đủ hai nét nghĩa: 1) Sự tiếp nhận một cách thụ động hành động hoặc kết quả hành động của kẻ khác, 2) Sự đánh giá hành động là tốt, có lợi hoặc xấu, có hại. Trong những câu bị động có chủ ngữ là danh từ chỉ bất động vật, đối lập “hành động thụ động / hành động chủ động (của sự vật nêu ở chủ ngữ)” bị triệt tiêu, hai từ được, bị chỉ còn giữ nét nghĩa đánh giá. Có lẽ vì điều này mà muốn đổi những câu như “Nó ăm cơm”, “Nó xây nhà” thành bị động thì phải bổ sung hoặc thay đổi một số từ ngữ làm cho nghĩa của câu phù hợp với sự đánh giá hàm chứa ở các từ được hay bị.
Như vậy, câu bị động trong tiếng Việt không phải là cải biến của câu chủ động mà chỉ liên quan với nó về nghĩa mà thôi. Chúng được tạo ra một cách độc lập với câu chủ động, bằng phương tiện từ vựng là các động từ được, bị. Các động từ này đóng vai trò vị ngữ, còn bộ phận đứng sau chúng là một mệnh đề để làm bổ ngữ chứ không phải hai bổ ngữ riêng rẽ. Cách giải thích này tỏ ra thuận tiện khi phân tích những câu kiểu “Nhà vua bị họ Mạc sai người vào ngục giết chết”.
Nguồn: e-tiengviet.com