Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
VĂN HÓA
Văn hóa Việt Nam
Vài nét về văn hóa Chămpa
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="Butchi" data-source="post: 4693" data-attributes="member: 7"><p>Xác định niên đại và phong cách nghệ thuật cho di tích kiến trúc và tác phẩm điêu khắc Chămpa là một vấn đề cho đến nay chưa có sự nhất trí hoàn toàn giữa các nhà Chămpa học. Những nhà nghiên cứu phải dựa vào sự phát triển nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Chămpa, đồng thời phải so sánh đối chiếu với các nền nghệ thuật có liên quan như Ấn Độ, Môn, Khmer, Đại Việt, Java… để có thể định niên đại và phân chia giai đoạn cho kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc Chămpa từ thế kỷ VII đến thế kỷ XV. Vì vậy cho đến nay có nhiều cách phân chia những giai đoạn và phong cách của nghệ thuật Chămpa, những cách này có khác nhau đôi chút về tên gọi và niên đại. Theo nhà nghiên cứu Trần Kỳ Phương, dựa vào kết quả nghiên cứu của P. Stern, theo nghệ thuật trang trí, bình đồ kiến trúc cùng với sự phân tích kỹ thuật xây dựng của từng giai đoạn kiến trúc, đồng thời so sánh với những biến cố lịch sử có liên quan đến sự hưng vong của các vương triều Chămpa, dựa trên những minh văn liên quan đến từng di tích, quá trình chuyển hóa của nghệ thuật Chămpa, có thể sắp xếp phế tích đền tháp Chămpa theo những giai đoạn và phong cách một cách chi tiết như sau. </p><p></p><p>Phong cách Trà Kiệu sớm – cuối thế kỷ VII. Đây là giai đoạn và phong cách cổ nhất của nghệ thuật Chămpa. Hiện vật hầu hết tìm thấy từ Quảng Bình đến Quảng Nam, tiêu biểu là đài thờ Trà Kiệu niên đại cuối thế kỷ VII, hiện đang trưng bày ở Bảo tàng điêu khắc Chămpa (Đà Nẵng). Phong cách này chịu nhiều ảnh hưởng của miền Amavarati (Nam Ấn Độ). </p><p></p><p>- Phong cách An Mỹ – đầu thế kỷ VIII. Tiêu biểu là sưu tập các bức tượng bán thân các vị thần Ấn giáo phát hiện ở An Mỹ (Tam Kỳ, Quảng Nam). Bên cạnh sự ảnh hưởng của nghệ thuật Ấn Độ, nghệ thuật Môn (miền trung Thái Lan) phong cách này mang yếu tố bản địa Chămpa rõ hơn. </p><p></p><p>- Phong cách Mỹ Sơn E1 – thế kỷ VIII - IX. Hiện vật của phong cách này tìm thấy ở nhiều nơi nhưng tập trung trong khu Mỹ Sơn. Tác phẩm tiêu biểu là đài thờ và mi cửa kalan E1 và pho tượng Ganesa đứng ở E5 Mỹ Sơn. Giai đoạn này ảnh hưởng Ấn Độ mờ dần, mối liên hệ với khu vực láng giềng như Môn, Khmer được tăng cường, tính chất bản địa ngày càng khẳng định.</p><p></p><p>- Phong cách Đồng Dương – nửa cuối thế kỷ IX – đầu TK X: Phần lớn hiện vật thuộc phong cách này tìm thấy ở Đồng Dương (Thăng Bình, Quảng Nam) và ở khu Mỹ Sơn, trong đó có tấm bia tìm thấy tại Đồng Dương có niên đại năm 875 nói về việc xây dựng một Phật điện lớn. Phong cách này đạt đến đỉnh cao của những yếu tố bản địa, nhất là trong việc bộc lộ nội tâm con người. </p><p></p><p>- Phong cách Khương Mỹ – thế kỷ X. Phong cách này kế thừa phong cách bản địa trước đó và có thêm ảnh hưởng của nghệ thuật Khmer. Các tác phẩm diễn tả chân thực, mộc mạc, mang vẻ đẹp hiện thực. </p><p></p><p>- Phong cách Trà Kiệu muộn – cuối thế kỷ X. Phong cách này thể hiện sự hiền hòa, duyên dáng, tiêu biểu là các vũ nữ Trà Kiệu trên các bệ thờ tại đây. Đây là giai đoạn đạt đỉnh cao của nghệ thuật Chămpa cùng với giai đoạn Đồng Dương, nhưng phong cách Trà Kiệu muộn còn có sự tiếp thu yếu tố của nghệ thuật Java và Khmer. </p><p></p><p>- Phong cách Chánh Lộ – thế kỷ XI. Đây là khu phế tích kiến trúc, các hiện vật tìm thấy ở đây mang những đặc điểm bảo lưu và kế thừa của phong cách Trà Kiệu muộn. Trong giai đoạn này có các nhóm tháp Chiên Đàn (Quảng Nam), Pô Nagar (Nha Trang), Bánh Ít, Tháp Bạc, Bình Lâm (Bình Định),Tháp Nhạn (Phú Yên), một số tháp trong khu Mỹ Sơn. </p><p></p><p>- Phong cách Tháp Mẫm – thế kỷ XII đến XIII. Chủ yếu thể hiện trên các nhóm tháp và tác phẩm tìm thấy từ Quảng Ngãi đến Bình Định. Nổi bật là tính hoành tráng và những đặc trưng thống nhất dễ nhận biết bở các tác phẩm. Tấm bia ở nhóm G khu Mỹ Sơn có niên đại năm 1157 xác định niên đại cho phong cách này. Ngoài ra có thể nhận thấy ảnh hưởng của nghệ thuật Bayon, Angkor Vat, và nghệ thuật Đại Việt thời Lý trong phong cách này.</p><p></p><p>- Phong cách Pô Kloong Garai – cuối thế kỷ XIV đến đầu thế kỷ XVI. Đây là phong cách cuối cùng của nghệ thuật Chămpa, thể hiện ở vùng Ninh Thuận – Bình Thuận và Tây Nguyên. Sau giai đoạn này nghệ thuật Chămpa dần dần mai một. Có thể tham khảo thêm cách một phân chia phong cách nghệ thuật Chămpa trong một công trình nghiên cứu gần đây: </p><p></p><p>- Phong cách Mỹ Sơn E1: phong cách cổ, thế kỷ VIII.</p><p></p><p>- Phong cách Hòa Lai: cuối thế kỷ VIII – giữa thế kỷ IX.</p><p></p><p>- Phong cách Đồng Dương: Giữa thế kỷ IX – đầu thế kỷ X.</p><p></p><p>- Phong cách Mỹ Sơn A1: Thế kỷ X</p><p></p><p>- Phong cách Chiên Đàn: Thế kỷ XI – XII.</p><p></p><p>- Phong cách Bình Định: Thế kỷ XII, XIII, XIV.</p><p></p><p>- Phong cách Pô Kloong Garai: Thế kỷ XIV – XVI (4) </p><p></p><p>Những năm gần đây loại hình di tích thành cổ Chămpa đã được phát hiện và khai quật ở nhiều tỉnh miền Trung nước ta. Người Chăm đã xây đắp nhiều tòa thành cổ có chức năng quân sự và làm trung tâm chính trị của từng tiểu vương quốc cũng như của cả vương quốc Chămpa. Các tòa thành cổ được ghi chép trong sử liệu cũng như được phát hiện trên thực địa đều có một số đặc điểm chung: </p><p></p><p>- Thành thường được xây dựng ở vị trí trọng yếu của các đồng bằng lớn ven biển miền trung như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa… ven các con sông lớn Thu Bồn, Trà Khúc, Sông Côn, Đà Rằng… </p><p></p><p>- Quy mô các thành khá lớn, quy chỉnh hình vuông hay chữ nhật, có hệ thống hào nước bao quanh tạo thành căn cứ vững chắc. </p><p></p><p>- Kỹ thuật xây thành tương đối giống nhau, đắp đất và xây gạch bên ngoài. </p><p></p><p>Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử những tòa thành ấy đã mất dần vai trò quan trọng của chúng. Do chiến tranh hay thiên nhiên phá hủy rồi dần bị lãng quên, hay được thời sau sử dụng lại nên ở nhiều di tích thành cổ yếu tố văn hóa Chămpa không còn nhiều mà thường bị phủ một lớp văn hóa muộn hơn. </p><p></p><p>Tài liệu tham khảo </p><p></p><p><em>(1) Trần Quốc Vượng (1998), Miền Trung Việt Nam và văn hóa Chămpa (một cái nhìn địa văn hóa). Việt Nam cái nhìn địa văn hóa. NXB. Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.</em></p><p><em></em></p><p><em>(2) Hà Văn Tấn chủ biên, Khảo cổ học Việt Nam, tập 3, NXB Khoa học xã hội, 2002.</em></p><p><em></em></p><p><em>(3) Nguyễn Hồng Kiên (2000), Đền tháp Chămpa, Trùng tu di tích, số 7, Trung tâm Tu bổ di tích – Bộ VHTT.</em></p><p><em></em></p><p><em>(4) Trần Kỳ Phương – Shigeeda Yutaka ( 2002), Phế tích Chămpa, khảo luận về kiến trúc đền tháp, Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Thừa Thiên – Huế, số 2.</em></p><p><strong>Theo Nguyễn Thị Hậu - Văn Chương Việt</strong></p><p></p><p>Bài liên quan: <u><a href="https://diendankienthuc.net/diendan/showthread.php?t=19" target="_blank">Cổ vật gốm trong Văn hóa Óc Eo</a></u></p></blockquote><p></p>
[QUOTE="Butchi, post: 4693, member: 7"] Xác định niên đại và phong cách nghệ thuật cho di tích kiến trúc và tác phẩm điêu khắc Chămpa là một vấn đề cho đến nay chưa có sự nhất trí hoàn toàn giữa các nhà Chămpa học. Những nhà nghiên cứu phải dựa vào sự phát triển nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Chămpa, đồng thời phải so sánh đối chiếu với các nền nghệ thuật có liên quan như Ấn Độ, Môn, Khmer, Đại Việt, Java… để có thể định niên đại và phân chia giai đoạn cho kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc Chămpa từ thế kỷ VII đến thế kỷ XV. Vì vậy cho đến nay có nhiều cách phân chia những giai đoạn và phong cách của nghệ thuật Chămpa, những cách này có khác nhau đôi chút về tên gọi và niên đại. Theo nhà nghiên cứu Trần Kỳ Phương, dựa vào kết quả nghiên cứu của P. Stern, theo nghệ thuật trang trí, bình đồ kiến trúc cùng với sự phân tích kỹ thuật xây dựng của từng giai đoạn kiến trúc, đồng thời so sánh với những biến cố lịch sử có liên quan đến sự hưng vong của các vương triều Chămpa, dựa trên những minh văn liên quan đến từng di tích, quá trình chuyển hóa của nghệ thuật Chămpa, có thể sắp xếp phế tích đền tháp Chămpa theo những giai đoạn và phong cách một cách chi tiết như sau. Phong cách Trà Kiệu sớm – cuối thế kỷ VII. Đây là giai đoạn và phong cách cổ nhất của nghệ thuật Chămpa. Hiện vật hầu hết tìm thấy từ Quảng Bình đến Quảng Nam, tiêu biểu là đài thờ Trà Kiệu niên đại cuối thế kỷ VII, hiện đang trưng bày ở Bảo tàng điêu khắc Chămpa (Đà Nẵng). Phong cách này chịu nhiều ảnh hưởng của miền Amavarati (Nam Ấn Độ). - Phong cách An Mỹ – đầu thế kỷ VIII. Tiêu biểu là sưu tập các bức tượng bán thân các vị thần Ấn giáo phát hiện ở An Mỹ (Tam Kỳ, Quảng Nam). Bên cạnh sự ảnh hưởng của nghệ thuật Ấn Độ, nghệ thuật Môn (miền trung Thái Lan) phong cách này mang yếu tố bản địa Chămpa rõ hơn. - Phong cách Mỹ Sơn E1 – thế kỷ VIII - IX. Hiện vật của phong cách này tìm thấy ở nhiều nơi nhưng tập trung trong khu Mỹ Sơn. Tác phẩm tiêu biểu là đài thờ và mi cửa kalan E1 và pho tượng Ganesa đứng ở E5 Mỹ Sơn. Giai đoạn này ảnh hưởng Ấn Độ mờ dần, mối liên hệ với khu vực láng giềng như Môn, Khmer được tăng cường, tính chất bản địa ngày càng khẳng định. - Phong cách Đồng Dương – nửa cuối thế kỷ IX – đầu TK X: Phần lớn hiện vật thuộc phong cách này tìm thấy ở Đồng Dương (Thăng Bình, Quảng Nam) và ở khu Mỹ Sơn, trong đó có tấm bia tìm thấy tại Đồng Dương có niên đại năm 875 nói về việc xây dựng một Phật điện lớn. Phong cách này đạt đến đỉnh cao của những yếu tố bản địa, nhất là trong việc bộc lộ nội tâm con người. - Phong cách Khương Mỹ – thế kỷ X. Phong cách này kế thừa phong cách bản địa trước đó và có thêm ảnh hưởng của nghệ thuật Khmer. Các tác phẩm diễn tả chân thực, mộc mạc, mang vẻ đẹp hiện thực. - Phong cách Trà Kiệu muộn – cuối thế kỷ X. Phong cách này thể hiện sự hiền hòa, duyên dáng, tiêu biểu là các vũ nữ Trà Kiệu trên các bệ thờ tại đây. Đây là giai đoạn đạt đỉnh cao của nghệ thuật Chămpa cùng với giai đoạn Đồng Dương, nhưng phong cách Trà Kiệu muộn còn có sự tiếp thu yếu tố của nghệ thuật Java và Khmer. - Phong cách Chánh Lộ – thế kỷ XI. Đây là khu phế tích kiến trúc, các hiện vật tìm thấy ở đây mang những đặc điểm bảo lưu và kế thừa của phong cách Trà Kiệu muộn. Trong giai đoạn này có các nhóm tháp Chiên Đàn (Quảng Nam), Pô Nagar (Nha Trang), Bánh Ít, Tháp Bạc, Bình Lâm (Bình Định),Tháp Nhạn (Phú Yên), một số tháp trong khu Mỹ Sơn. - Phong cách Tháp Mẫm – thế kỷ XII đến XIII. Chủ yếu thể hiện trên các nhóm tháp và tác phẩm tìm thấy từ Quảng Ngãi đến Bình Định. Nổi bật là tính hoành tráng và những đặc trưng thống nhất dễ nhận biết bở các tác phẩm. Tấm bia ở nhóm G khu Mỹ Sơn có niên đại năm 1157 xác định niên đại cho phong cách này. Ngoài ra có thể nhận thấy ảnh hưởng của nghệ thuật Bayon, Angkor Vat, và nghệ thuật Đại Việt thời Lý trong phong cách này. - Phong cách Pô Kloong Garai – cuối thế kỷ XIV đến đầu thế kỷ XVI. Đây là phong cách cuối cùng của nghệ thuật Chămpa, thể hiện ở vùng Ninh Thuận – Bình Thuận và Tây Nguyên. Sau giai đoạn này nghệ thuật Chămpa dần dần mai một. Có thể tham khảo thêm cách một phân chia phong cách nghệ thuật Chămpa trong một công trình nghiên cứu gần đây: - Phong cách Mỹ Sơn E1: phong cách cổ, thế kỷ VIII. - Phong cách Hòa Lai: cuối thế kỷ VIII – giữa thế kỷ IX. - Phong cách Đồng Dương: Giữa thế kỷ IX – đầu thế kỷ X. - Phong cách Mỹ Sơn A1: Thế kỷ X - Phong cách Chiên Đàn: Thế kỷ XI – XII. - Phong cách Bình Định: Thế kỷ XII, XIII, XIV. - Phong cách Pô Kloong Garai: Thế kỷ XIV – XVI (4) Những năm gần đây loại hình di tích thành cổ Chămpa đã được phát hiện và khai quật ở nhiều tỉnh miền Trung nước ta. Người Chăm đã xây đắp nhiều tòa thành cổ có chức năng quân sự và làm trung tâm chính trị của từng tiểu vương quốc cũng như của cả vương quốc Chămpa. Các tòa thành cổ được ghi chép trong sử liệu cũng như được phát hiện trên thực địa đều có một số đặc điểm chung: - Thành thường được xây dựng ở vị trí trọng yếu của các đồng bằng lớn ven biển miền trung như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa… ven các con sông lớn Thu Bồn, Trà Khúc, Sông Côn, Đà Rằng… - Quy mô các thành khá lớn, quy chỉnh hình vuông hay chữ nhật, có hệ thống hào nước bao quanh tạo thành căn cứ vững chắc. - Kỹ thuật xây thành tương đối giống nhau, đắp đất và xây gạch bên ngoài. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử những tòa thành ấy đã mất dần vai trò quan trọng của chúng. Do chiến tranh hay thiên nhiên phá hủy rồi dần bị lãng quên, hay được thời sau sử dụng lại nên ở nhiều di tích thành cổ yếu tố văn hóa Chămpa không còn nhiều mà thường bị phủ một lớp văn hóa muộn hơn. Tài liệu tham khảo [I](1) Trần Quốc Vượng (1998), Miền Trung Việt Nam và văn hóa Chămpa (một cái nhìn địa văn hóa). Việt Nam cái nhìn địa văn hóa. NXB. Văn hóa Dân tộc, Hà Nội. (2) Hà Văn Tấn chủ biên, Khảo cổ học Việt Nam, tập 3, NXB Khoa học xã hội, 2002. (3) Nguyễn Hồng Kiên (2000), Đền tháp Chămpa, Trùng tu di tích, số 7, Trung tâm Tu bổ di tích – Bộ VHTT. (4) Trần Kỳ Phương – Shigeeda Yutaka ( 2002), Phế tích Chămpa, khảo luận về kiến trúc đền tháp, Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Thừa Thiên – Huế, số 2.[/I] [B]Theo Nguyễn Thị Hậu - Văn Chương Việt[/B] Bài liên quan: [U][URL="https://diendankienthuc.net/diendan/showthread.php?t=19"]Cổ vật gốm trong Văn hóa Óc Eo[/URL][/U] [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
VĂN HÓA
Văn hóa Việt Nam
Vài nét về văn hóa Chămpa
Top