Chủ nghĩa thực dụng, với tư cách là một trường phái triết học, đã ra đời trong các năm 1871 – 1874, khi Câu lạc bộ siêu hình học ở trường Đại học Cambrit được thành lập. Đó là một hội học thuật do một số giáo viên của trường tổ chức ra.
Người sáng lập ra chủ nghĩa thực dụng là Piếcxơ và trong số những thành viên của nó, người sau đó trở thành một trong những đại biểu chủ yếu là Giêmxơ.
Để tìm hiểu hơn về nó, mời bạn đọc tham khảo bài viết về vài nét về tư tưởng chủ đạo của chủ nghĩa thực dụng.
Sự ra đời của chủ nghĩa thực dụng
Chủ nghĩa thực dụng với tính cách một trào lưu triết học ra đời tại Mỹ. Những nguyên lý của triết học này được nhà lôgíc học Ch. Peirce (1839 - 1914) xác lập từ những năm 30 của thế kỷ XIX, sau đó trở nên phổ biến nhờ các công trình của nhà tâm lý và triết gia W. James (1642 - 1910). Người tổng kết và hệ thống hóa chủ nghĩa thực dụng là J. Dewey (1859 - 1952).
Tại Mỹ chủ nghĩa thực dụng trở thành khuynh hướng thống trị ở hầu hết các lĩnh vực của đời sống tinh thần, khuynh đảo cả hệ thống giáo dục, và được xem như triết học bán chính thức của lối sống Mỹ.
Tuyên ngôn tổng quát của chủ nghĩa thực dụng là cái gì hữu dụng và tiện lợi, dẫn tới thành công, thì cái đó là chân lý. Cũng do vậy mà các nhà thực dụng chú trọng đặc biệt đến phương pháp, hay công cụ nhằm đạt đến mục đích.
Chủ nghĩa thực dụng của Peirce
+ Lý luận hoài nghi - niềm tin: Peirce xem xét các phương pháp khác nhau để khắc phục hoài nghi hiện thực, đạt tới niềm tin vững chắc.
Phương pháp thứ nhất là phương pháp kiên định, hay cố chấp, tức bảo vệ đến cùng những quan điểm của mình, bỏ ngoài tai mọi phê phán. Phương pháp này đạt được mục tiêu nhanh chóng, nhưng khó áp dụng trong hoạt động, một khi chưa trở thành cái phổ biến.
Phương pháp uy quyền - một quyền lực tập trung nào đó thiết lập niềm tin có tính cưỡng chế đối với tất cả, và truy bức những người không đồng chính kiến. Mức độ thành công của phương pháp này khá cao, nhưng chưa hẳn đủ sức thuyết phục các lực lượng xã hội khác nhau.
Phương pháp thứ ba - tiên nghiệm, hình thành nhờ căn cứ trên một nguyên lý trừu tượng nào đó. Hạn chế của phương pháp này là khó tìm ra tiếng nói chung giữa các nhà tư tưởng, không khắc phục được sự tùy tiện, chủ quan trong cách nghiên cứu và giải quyết vấn đề. Để niềm tin nhất trí với thực tế cần có phương pháp khoa học. Ở đây sự nhất trí được đảm bảo bằng chính tri thức khoa học về thế giới, về những sự vật và hiện tượng tồn tại khách quan. Đó là ưu thế lớn nhất của phương pháp khoa học so với các phương pháp khác.
+ Lý luận ý nghĩa là sự phát triển tiếp tục lý luận hoài nghi - niềm tin. Tuyên bố của Peirce: để làm cho tư tưởng hay khái niệm trở nên rõ ràng cần phải xác lập ý nghĩa của chúng càng nhiều càng tốt, xác định xem chúng là gì. Ý nghĩa của khái niệm và tư tưởng thể hiện ở kết quả thực tế của chúng đối với con người. Tương tự như vậy đối với chân lý khoa học. Chân lý là niềm tin nhất quán và vững chắc, niềm tin mang tính cưỡng chế. Trong quan niệm về thiết lập chân lý Peirce nhấn mạnh vai trò của các nhà chuyên môn, các nhà bác học cùng làm việc trong một lĩnh vực, nghiên cứu cùng một đối tượng.
W. James và chủ nghĩa kinh nghiệm triệt để
+ Tín ngưỡng luận đặc trưng. James xem tín ngưỡng như một trong những tôn chỉ bền vững của đời sống xã hội, vì vậy ông chống chủ nghĩa vô thần và chủ nghĩa duy vật. Khái niệm về Thượng đế, theo James, có giá trị thiêng liêng, vì nó đảm bảo một trật tự thế giới lý tưởng và vĩnh hằng. “Nhu cầu về trật tự đạo đức thế giới là một trong những nhu cầu sâu xa nhất của trái tim”. Cơ sở của tín ngưỡng luận là chủ nghĩa kinh nghiệm: do chỗ “những chứng cứ của con tim”, lòng tin vào cái Tuyệt đối đem đến cho con người sự yên tâm và mãn nguyện, nên nó được chấp nhận. ”Chủ nghĩa thực dụng mở rộng môi trường cho sự tìm kiếm Thượng đế” (tr, 34-Mel. ).
+ Phương pháp dàn xếp các cuộc tranh cãi triết học. Phương pháp này thể hiện ở chỗ phải vạch ra xem việc tiếp nhận quan điểm này hay quan điểm khác có ý nghĩa gì đối với cuộc sống con người, nếu nó là quan điểm đúng đắn. Một lần nữa ý nghĩa của tranh luận khoa học đối với con người được nhấn mạnh. Chúng ta đứng về phía quan điểm này hay quan điểm khác không hẳn vì nó đúng, mà vì chúng ta nhất trí cho nó là đúng, xuất phát từ chỗ nó phù hợp hơn với suy nghĩ của chúng ta, với trạng thái xúc cảm và lợi ích của chúng ta.
Chủ nghĩa kinh nghiệm triệt để của James quy mọi vấn đề triết học như cái chủ quan, cái khách quan, vật chất, ý thức…về môi trường kinh nghiệm để tìm hiểu. Những khái niệm và tư tưởng không phải là những bản sao của thực tại khách quan, mà chỉ là phương tiện dùng để thâu tóm chất liệu kinh nghiệm, hướng tới mục tiêu. Tư tưởng tự nó không đúng không sai; nó trở nên đúng trong quá trình kiểm chứng thực tế, nếu xác định được rằng nó “làm việc” cho chúng ta một cách có hiệu quả.
+ Cách ngôn thực dụng của James trong quan niệm về chân lý. “Cái gì hữu dụng, cái đó là chân lý; cái gì là chân lý, cái đó tất phải hữu dụng - cả hai ý này đồng nghĩa với nhau” (Mel. 37). Như vậy, trong học thuyết về chân lý của James nổi lên hai điểm: 1) tri thức chân lý là tri thức đem đến lợi ích, hiệu quả; 2) sự kiểm chứng thực tế đối với tư tưởng dưới những hình thức khác nhau là tiêu chuẩn đáng tin cậy duy nhất của chân lý. Hạn chế của CNTD chính là ở việc xem tính hữu dụng như cái tạo nên nội dung của tri thức chân lý.
+ Chủ nghĩa thực dụng trong đời sống xã hội. Đời sống xã hội là dòng chảy của kinh nghiệm. Lời khuyên từ môi trường đó là “hãy làm điều gì xứng với công sức mà mình bỏ ra”. James chống lại cả chủ nghĩa bi quan lẫn chủ nghĩa lạc quan thiếu cơ sở, chủ trương thuyết khả thiện (meliorism), nghĩa là thừa nhận khả năng biến đổi thế giới một cách tích cực nhờ những nổ lực không ngừng của cá nhân.
John Dewey - người tổng kết và hệ thống hóa chủ nghĩa thực dụng
+ Phương pháp công cụ. Cuộc sống đặt con người vào tình huống có vấn đề, trạng thái hoài nghi mà lúc đầu chưa tìm ra lối thoát. Bị rơi vào tình huống ấy con người cần đến phương tiện của tư duy. Chức năng của tư duy là cải tạo tình huống chưa xác định thành tình huống xác định. Để thực hiện điều này con người tạo ra những ý tưởng, khái niệm, luật lệ khác nhau; chúng không có ý nghĩa nhận thức, mà chỉ có ý nghĩa “công cụ”, được sử dụng vì mục đích hữu dụng và tiện lợi. Khoa học - đó là một loại hộp đựng công cụ (khái niệm, học thuyết…) mà từ đó người ta lựa chọn những gì tiện lợi, có hiệu quả trong những điều kiện nhất định.
Phương pháp công cụ gồm năm bước: 1) cảm nhận nan giải; 2) ý thức vấn đề; 3) dự thảo giải pháp (giả thiết); 4) khai mở ý tưởng về giải pháp đến những kết quả kinh nghiệm của nó; 5) quan sát và kiểm chứng giả thiết. Từ bước thứ hai trở đi đòi hỏi có sự tham gia tích cực của lý trí. Theo Dewey, phương pháp công cụ đòi hỏi một kinh nghiệm luôn mở rộng và sự nghiên cứu tự do, không bị ràng buộc bởi chủ nghĩa giáo điều.
+ Phương pháp thử - sai. Sử dụng phương pháp này tỏ ra cần thiết và hiệu quả trong việc giải quyết các vấn đề xã hội, đưa đến sự lựa chọn cách thức tiến hành hợp lý trong từng tình huống. Trong lĩnh vực đạo dức phương pháp thử - sai cũng phát huy tác dụng do tính tương đối của quá trình lựa chọn hành vi. Hành vi nào loại trừ tình huống có vấn đề, đưa tâm hồn về sự cân bằng, thư thái, thì được ủng hộ.
Chủ nghĩa thực dụng thống trị trong đời sống tinh thần của xã hội Mỹ, ảnh hưởng to lớn đến các nhà khoa học, các triết gia, các nhà hoạt động chính trị và xã hội. Nội dung tư tưởng của nó thâm nhập vào các nước châu Âu và một số nước châu Á. Yếu tố thực dụng luôn thể hiện khá đậm nét trong đời sống mỗi cá nhân.
Nguồn: triethoc.info
Bài viết trên cung cấp cho bạn thêm kiến thức về chủ nghĩa thực dụng trong triết học. Biết lợi dụng những giá trị tốt đẹp của Chủ nghĩa thực dụng cũng như mọi trào lưu tư tưởng tiến bộ của cả phương đông và phương tây, không ngừng tu dưỡng đạo đức, bồi dưỡng nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa để sống có ích.
Người sáng lập ra chủ nghĩa thực dụng là Piếcxơ và trong số những thành viên của nó, người sau đó trở thành một trong những đại biểu chủ yếu là Giêmxơ.
Để tìm hiểu hơn về nó, mời bạn đọc tham khảo bài viết về vài nét về tư tưởng chủ đạo của chủ nghĩa thực dụng.
Sự ra đời của chủ nghĩa thực dụng
Chủ nghĩa thực dụng với tính cách một trào lưu triết học ra đời tại Mỹ. Những nguyên lý của triết học này được nhà lôgíc học Ch. Peirce (1839 - 1914) xác lập từ những năm 30 của thế kỷ XIX, sau đó trở nên phổ biến nhờ các công trình của nhà tâm lý và triết gia W. James (1642 - 1910). Người tổng kết và hệ thống hóa chủ nghĩa thực dụng là J. Dewey (1859 - 1952).
Tại Mỹ chủ nghĩa thực dụng trở thành khuynh hướng thống trị ở hầu hết các lĩnh vực của đời sống tinh thần, khuynh đảo cả hệ thống giáo dục, và được xem như triết học bán chính thức của lối sống Mỹ.
Tuyên ngôn tổng quát của chủ nghĩa thực dụng là cái gì hữu dụng và tiện lợi, dẫn tới thành công, thì cái đó là chân lý. Cũng do vậy mà các nhà thực dụng chú trọng đặc biệt đến phương pháp, hay công cụ nhằm đạt đến mục đích.
Chủ nghĩa thực dụng của Peirce
+ Lý luận hoài nghi - niềm tin: Peirce xem xét các phương pháp khác nhau để khắc phục hoài nghi hiện thực, đạt tới niềm tin vững chắc.
Phương pháp thứ nhất là phương pháp kiên định, hay cố chấp, tức bảo vệ đến cùng những quan điểm của mình, bỏ ngoài tai mọi phê phán. Phương pháp này đạt được mục tiêu nhanh chóng, nhưng khó áp dụng trong hoạt động, một khi chưa trở thành cái phổ biến.
Phương pháp uy quyền - một quyền lực tập trung nào đó thiết lập niềm tin có tính cưỡng chế đối với tất cả, và truy bức những người không đồng chính kiến. Mức độ thành công của phương pháp này khá cao, nhưng chưa hẳn đủ sức thuyết phục các lực lượng xã hội khác nhau.
Phương pháp thứ ba - tiên nghiệm, hình thành nhờ căn cứ trên một nguyên lý trừu tượng nào đó. Hạn chế của phương pháp này là khó tìm ra tiếng nói chung giữa các nhà tư tưởng, không khắc phục được sự tùy tiện, chủ quan trong cách nghiên cứu và giải quyết vấn đề. Để niềm tin nhất trí với thực tế cần có phương pháp khoa học. Ở đây sự nhất trí được đảm bảo bằng chính tri thức khoa học về thế giới, về những sự vật và hiện tượng tồn tại khách quan. Đó là ưu thế lớn nhất của phương pháp khoa học so với các phương pháp khác.
+ Lý luận ý nghĩa là sự phát triển tiếp tục lý luận hoài nghi - niềm tin. Tuyên bố của Peirce: để làm cho tư tưởng hay khái niệm trở nên rõ ràng cần phải xác lập ý nghĩa của chúng càng nhiều càng tốt, xác định xem chúng là gì. Ý nghĩa của khái niệm và tư tưởng thể hiện ở kết quả thực tế của chúng đối với con người. Tương tự như vậy đối với chân lý khoa học. Chân lý là niềm tin nhất quán và vững chắc, niềm tin mang tính cưỡng chế. Trong quan niệm về thiết lập chân lý Peirce nhấn mạnh vai trò của các nhà chuyên môn, các nhà bác học cùng làm việc trong một lĩnh vực, nghiên cứu cùng một đối tượng.
W. James và chủ nghĩa kinh nghiệm triệt để
+ Tín ngưỡng luận đặc trưng. James xem tín ngưỡng như một trong những tôn chỉ bền vững của đời sống xã hội, vì vậy ông chống chủ nghĩa vô thần và chủ nghĩa duy vật. Khái niệm về Thượng đế, theo James, có giá trị thiêng liêng, vì nó đảm bảo một trật tự thế giới lý tưởng và vĩnh hằng. “Nhu cầu về trật tự đạo đức thế giới là một trong những nhu cầu sâu xa nhất của trái tim”. Cơ sở của tín ngưỡng luận là chủ nghĩa kinh nghiệm: do chỗ “những chứng cứ của con tim”, lòng tin vào cái Tuyệt đối đem đến cho con người sự yên tâm và mãn nguyện, nên nó được chấp nhận. ”Chủ nghĩa thực dụng mở rộng môi trường cho sự tìm kiếm Thượng đế” (tr, 34-Mel. ).
+ Phương pháp dàn xếp các cuộc tranh cãi triết học. Phương pháp này thể hiện ở chỗ phải vạch ra xem việc tiếp nhận quan điểm này hay quan điểm khác có ý nghĩa gì đối với cuộc sống con người, nếu nó là quan điểm đúng đắn. Một lần nữa ý nghĩa của tranh luận khoa học đối với con người được nhấn mạnh. Chúng ta đứng về phía quan điểm này hay quan điểm khác không hẳn vì nó đúng, mà vì chúng ta nhất trí cho nó là đúng, xuất phát từ chỗ nó phù hợp hơn với suy nghĩ của chúng ta, với trạng thái xúc cảm và lợi ích của chúng ta.
Chủ nghĩa kinh nghiệm triệt để của James quy mọi vấn đề triết học như cái chủ quan, cái khách quan, vật chất, ý thức…về môi trường kinh nghiệm để tìm hiểu. Những khái niệm và tư tưởng không phải là những bản sao của thực tại khách quan, mà chỉ là phương tiện dùng để thâu tóm chất liệu kinh nghiệm, hướng tới mục tiêu. Tư tưởng tự nó không đúng không sai; nó trở nên đúng trong quá trình kiểm chứng thực tế, nếu xác định được rằng nó “làm việc” cho chúng ta một cách có hiệu quả.
+ Cách ngôn thực dụng của James trong quan niệm về chân lý. “Cái gì hữu dụng, cái đó là chân lý; cái gì là chân lý, cái đó tất phải hữu dụng - cả hai ý này đồng nghĩa với nhau” (Mel. 37). Như vậy, trong học thuyết về chân lý của James nổi lên hai điểm: 1) tri thức chân lý là tri thức đem đến lợi ích, hiệu quả; 2) sự kiểm chứng thực tế đối với tư tưởng dưới những hình thức khác nhau là tiêu chuẩn đáng tin cậy duy nhất của chân lý. Hạn chế của CNTD chính là ở việc xem tính hữu dụng như cái tạo nên nội dung của tri thức chân lý.
+ Chủ nghĩa thực dụng trong đời sống xã hội. Đời sống xã hội là dòng chảy của kinh nghiệm. Lời khuyên từ môi trường đó là “hãy làm điều gì xứng với công sức mà mình bỏ ra”. James chống lại cả chủ nghĩa bi quan lẫn chủ nghĩa lạc quan thiếu cơ sở, chủ trương thuyết khả thiện (meliorism), nghĩa là thừa nhận khả năng biến đổi thế giới một cách tích cực nhờ những nổ lực không ngừng của cá nhân.
John Dewey - người tổng kết và hệ thống hóa chủ nghĩa thực dụng
+ Phương pháp công cụ. Cuộc sống đặt con người vào tình huống có vấn đề, trạng thái hoài nghi mà lúc đầu chưa tìm ra lối thoát. Bị rơi vào tình huống ấy con người cần đến phương tiện của tư duy. Chức năng của tư duy là cải tạo tình huống chưa xác định thành tình huống xác định. Để thực hiện điều này con người tạo ra những ý tưởng, khái niệm, luật lệ khác nhau; chúng không có ý nghĩa nhận thức, mà chỉ có ý nghĩa “công cụ”, được sử dụng vì mục đích hữu dụng và tiện lợi. Khoa học - đó là một loại hộp đựng công cụ (khái niệm, học thuyết…) mà từ đó người ta lựa chọn những gì tiện lợi, có hiệu quả trong những điều kiện nhất định.
Phương pháp công cụ gồm năm bước: 1) cảm nhận nan giải; 2) ý thức vấn đề; 3) dự thảo giải pháp (giả thiết); 4) khai mở ý tưởng về giải pháp đến những kết quả kinh nghiệm của nó; 5) quan sát và kiểm chứng giả thiết. Từ bước thứ hai trở đi đòi hỏi có sự tham gia tích cực của lý trí. Theo Dewey, phương pháp công cụ đòi hỏi một kinh nghiệm luôn mở rộng và sự nghiên cứu tự do, không bị ràng buộc bởi chủ nghĩa giáo điều.
+ Phương pháp thử - sai. Sử dụng phương pháp này tỏ ra cần thiết và hiệu quả trong việc giải quyết các vấn đề xã hội, đưa đến sự lựa chọn cách thức tiến hành hợp lý trong từng tình huống. Trong lĩnh vực đạo dức phương pháp thử - sai cũng phát huy tác dụng do tính tương đối của quá trình lựa chọn hành vi. Hành vi nào loại trừ tình huống có vấn đề, đưa tâm hồn về sự cân bằng, thư thái, thì được ủng hộ.
Chủ nghĩa thực dụng thống trị trong đời sống tinh thần của xã hội Mỹ, ảnh hưởng to lớn đến các nhà khoa học, các triết gia, các nhà hoạt động chính trị và xã hội. Nội dung tư tưởng của nó thâm nhập vào các nước châu Âu và một số nước châu Á. Yếu tố thực dụng luôn thể hiện khá đậm nét trong đời sống mỗi cá nhân.
Nguồn: triethoc.info
Bài viết trên cung cấp cho bạn thêm kiến thức về chủ nghĩa thực dụng trong triết học. Biết lợi dụng những giá trị tốt đẹp của Chủ nghĩa thực dụng cũng như mọi trào lưu tư tưởng tiến bộ của cả phương đông và phương tây, không ngừng tu dưỡng đạo đức, bồi dưỡng nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa để sống có ích.