Đừng làm ngữ pháp tiếng Việt thêm 'phong ba, bão táp'

Hide Nguyễn

Du mục số
Chúng ta cứ chạy theo những cái quá cao siêu nhưng lại quên đi cái cụ thể nhất, cần thiết nhất. Các nhà soạn SGK đừng làm "phong ba" thêm, "bão táp" thêm ngữ pháp tiếng Việt để các em học sinh phải quay cuồng trong trong những trận tố lốc. (Khánh Hiền)


Người gửi: Khánh Hiền

Theo tôi, môn Văn (cả tập làm văn và ngữ pháp) trong trường phổ thông là giúp cho học sinh diễn đạt được suy nghĩ của mình (theo chức năng ngôn ngữ là vỏ vật chất của tư duy) và có khả năng cảm nhận được các tác phẩm văn học.

Ngoài ra thông qua học văn, học sinh sẽ được nâng cao khả năng quan sát, đánh giá các vấn đề văn hóa, xã hội và con người, đồng thời bồi dưỡng tính chân, thiện, mỹ cho các em. Theo yêu cầu ấy, rõ ràng môn văn trong trường hiện chưa đạt.

Trong môn ngữ pháp, tôi có cảm tưởng nhà trường phổ thông đào tạo các em thành những nhà nghiên cứu ngôn ngữ tiếng Việt khi phân tích quá chi tiết về hình thức cú pháp, từ vựng, ngữ nghĩa... của tiếng Việt.
Điều này quả vô ích vì các em học xong cũng chẳng để làm gì khi các em theo học chuyên ngành khác không phải ngôn ngữ, trong khi đó việc giúp các em diễn đạt lại ít được chú trọng. (Đọc các bài thi đại học môn Văn, Sử của các học sinh thì sẽ hiểu năng lực diễn đạt của các em như thế nào).

Việc cảm thụ văn học của học sinh cũng có nhiều vấn đề cần xem lại. Một học sinh được xem là giỏi văn mà không thể cảm nhận được bài "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" và cho rằng vì không sinh ra thời đó nên không yêu bài văn này thì quả là... hết nói.

Việc tổ chức thi trắc nghiệm môn văn theo kiểu "cô Tấm chui ra từ quả gì" cũng chẳng giúp chút gì cho việc cảm nhận văn học. Truyện Tấm Cám gửi đến chúng ta triết lý nhân sinh "ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ", vì vậy Tấm chui ra từ quả gì thực ra không quan trọng lắm. Thi trắc nghiệm môn văn theo kiểu ấy chính là một sự thô thiển hoá môn văn, làm khô cứng cảm xúc và khả năng cảm nhận văn học của học sinh.

Chúng ta cứ chạy theo những cái quá cao siêu nhưng lại quên đi cái cụ thể nhất, cần thiết nhất. Học sinh phổ thông cần gì phải biết sâu về âm vị, hình vị... nhưng họ cần phải biết thế nào là chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, trạng ngữ, thế nào là danh từ, động từ, tính từ... thế nào là câu què, câu cụt , câu sai ngữ pháp và phải viết đúng chính tả để sử dụng tiếng Việt một cách thuần thục và trong sáng.

Cái cần phải biết ấy đã không được dạy một cách đến nơi đến chốn trong trường phổ thông. Vì vậy, giờ đây một cử nhân văn khoa viết sai chính tả và viết câu cụt cũng là chuyện thường gặp - bởi đó chính là kỹ năng ngay từ thời phổ thông không được rèn dũa nên đã thành thói quen không thể thay đổi ngay cả khi vào đại học.

Hiện nay, trong nghiên cứu ngôn ngữ tiếng Việt đang có quá nhiều quan điểm, trường phái, vậy thì hãy chọn những cái gì được nhiều người đồng ý nhất, phổ biến nhất để giảng dạy trong trường phổ thông, đừng đưa các quan điểm đang tranh luận ra dạy các em để rồi các em không biết thế nào là... phổ thông.

"Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam" vậy thì các nhà soạn SGK đừng làm "phong ba" thêm, "bão táp" thêm ngữ pháp tiếng Việt để các em học sinh phải quay cuồng trong trong những trận tố lốc.
Không biết những giáo viên dạy môn Văn và những nhà sọan SGK môn văn nghĩ gì khi rất nhiều học sinh lớp 12 viết không nổi một bức thư?

Nguồn :VnExpress
______________________


Sau khi đọc bài viết trên, bạn có cùng suy nghĩ hay không cùng suy nghĩ với Khánh Hiền ? Bạn có thể nói đôi dòng về những suy nghĩ của bạn đối với vấn đề này ?
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top