• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Tuyển viên chức giáo viên - cần một quy chế cụ thể và ưu việt

  • Thread starter Thread starter Butchi
  • Ngày gửi Ngày gửi

Butchi

VPP Sơn Ca
Xu
92
TUYỂN VIÊN CHỨC GIÁO VIÊN - CẦN MỘT QUY CHẾ CỤ THỂ VÀ ƯU VIỆT

Mấy năm gần đây, việc tuyển viên chức giáo viên, nhất là ở cấp THCS, TH trên cả nước đang thiếu một quy chế ưu việt. Ở một số địa phương, mỗi kỳ tuyển viên chức giáo viên lại gây bức xúc không chỉ riêng với các thầy cô giáo mà còn với cả dư luận xã hội.

images397900_3.jpg


(ảnh minh họa: Internet)

Nguyên nhân có nhiều, nhưng cơ bản tại quy chế tuyển dụng chưa rõ ràng, chưa đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng cũng như nguyện vọng của những người tham gia tuyển dụng.

Trong công tác tuyển dụng, các địa phương chiểu theo Nghị định 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị của nhà nước (gọi tắt là Nghị định 116); Nghị định 121/2006/NĐ-CP ngày 23/10/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 116. Ngoài ra, công tác tuyển dụng còn dựa vào hàng loạt các thông tư của Bộ Nội vụ, hướng dẫn của Sở Nội vụ và các cấp chính quyền...để đưa ra các tiêu chí tuyển dụng.


Thực tế trong công tác tuyển dụng giáo viên THCS, TH những năm gần đây, không ít các địa phương vận dụng Nghị định 116 một cách máy móc, tạo ra không khí căng thẳng, bất hợp lý thậm chí bất công trong các kỳ tuyển dụng.


Quy chế tuyển dụng của không ít địa phương không phân loại được trình độ của những giáo viên tham gia dự tuyển, dẫn đến không tuyển được những giáo viên giỏi cho ngành. Quy chế tuyển dụng của các địa phương đa phần không quan tâm đến tính đặc thù của các hệ, bậc đào tạo như chính quy, tại chức, chuyên tu hay ĐH, CĐ, THSP...mà chỉ xét số điểm tổng kết khóa học của mỗi ứng viên dự tuyển. Điều không thể phủ nhận rằng trình độ của ứng viên tốt nghiệp ĐHSP phải cao hơn ứng viên tốt nghiệp CĐ hay THSP. Và nữa, trình độ của sinh viên hệ chính quy rõ ràng phải cao hơn, bài bản hơn các hệ chuyên tu hay tại chức.

Như vậy, vô hình trung hội đồng tuyển dụng đã "ném tất cả các đối tượng dự tuyển vào một rọ", dẫn đến những đối tượng tốt nghiệp hệ chuyên tu, tại chức có điểm tổng kết cao thì được tuyển, còn đối tượng học hệ chính quy, điểm không thể cao bằng điểm của hệ chuyên tu, tại chức thì bị loại.

Cách đây mấy năm, hội đồng tuyển dụng của huyện D ở một tỉnh nọ tuyển được toàn con em thương binh, liệt sĩ- đối tượng ưu tiên và sinh viên tốt nghiệp các hệ chuyên tu, tại chức vào biên chế, còn đa số sinh viên tốt nghiệp hệ chính quy đều bị loại. Kỳ lạ thay, những thầy cô giáo tốt nghiệp ĐHSP HN1 hệ chính quy không được vào biên chế nhưng vẫn được huyện mời dạy hợp đồng để ôn luyện cho đội tuyển HSG của huyện chuẩn bị cho các kỳ thi HSG của tỉnh và quốc gia!?

Mới đây, Báo GD&TĐ nhận được mấy chục lá đơn kêu cứu của thầy cô giáo dạy Tiểu học theo diện hợp đồng ở huyện PB (tỉnh T). Trong số mấy chục thầy cô giáo "hợp đồng" ấy, người dạy ít nhất cũng được 10 năm, người nhiều là 14 năm. Vậy mà trước kỳ xét tuyển viên chức giáo viên TH, huyện PB không hề có chính sách ưu tiên cho họ, coi họ như những sinh viên... mới ra trường!?


Vẫn biết chính sách kế hoạch hóa gia đình của ta có hiệu lực làm số lượng học sinh TH ở các địa phương giảm đi đáng kể. Có địa phương không có nhu cầu tuyển GV trong thời gian dài. Trong khi đó, các giáo viên dạy hợp đồng vẫn bám lớp với đồng phụ cấp không đủ sống để chờ được tuyển dụng, để chính thức được làm cái việc mà họ hằng ấp ủ suốt cả cuộc đời - nghề dạy học. Vậy mà đến khi có chỉ tiêu tuyển dụng, những giáo viên hợp đồng lại không được ưu tiên. Cái tình để ở đâu? Còn cái lý, cứ xét tuyển như tiêu chí của một số địa phương trên, ngành GD lấy đâu ra thầy giỏi?


Bước đột phá nhằm nâng cao chất lượng GD chính là nâng cao trình độ của giáo viên. Nếu không có quy chế tuyển dụng giáo viên cụ thể và ưu việt thì khó có thể xây dựng được đội ngũ giáo viên giỏi, những người được coi là rường cột cho công cuộc đổi mới giáo dục nước nhà.


Thụy Anh - GDTĐ

 
Ra trường, đi dạy hợp đồng 5 năm, cố gắng phấn đấu để có được danh hiệu giáo viên giỏi tỉnh, giáo viên giỏi cơ sở để hy vọng có cơ hội hơn trong kì xét tuyển biên chế của ngành giáo dục . Vậy mà những điều đó cũng chả có nghĩa lý gì trong việc xét tuyển cả. Không có 1 chế độ ưu tiên nào với những người ra trường trước, những người ra trường sau, chỉ chăm chăm vào điểm phẩy ra trường mới nhất, thử hỏi mấy ai có điểm phảy cao đấy có chính xác với năng lực thật hay không, hay cơ chế xin + tiền = cho điểm diễn ra ngay trong các trường đại học hiện nay, rồi ô, rồi dù, rồi tiền, rồi quyền.......! Ôi...

Chúng tôi cầu cứu các lãnh đạo cấp cao trong ngành giáo dục, hãy có 1 giải pháp nào đó đối với những người như chúng tôi!
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
" Thừa thì vẫn thừa, thiếu thì vẫn thiếu"
Đó là câu mình đã nghe rất nhiều lần khi đi xin việc
Không hiểu câu nói đó có ý gì?. Họ nói về sự thừa thiếu giáo viên hay họ nói mình: thừa sự nhiệt tình nhưng thiếu tiền?
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top