BỘ GD&ĐT KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA
LỚP 12 THPT
ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: SINH HỌC
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề )
Ngày thi: 08/02/2007
Câu1:
a) Bào quan chứa enzim thực hiện quá trình tiêu hoá nội bào ở tế bào nhân thực có cấu tạo như thế nào?
b) Tế bào của cơ thể đa bào có đặc tính cơ bản nào mà người ta có thể lợi dụng để tạo ra một cơ thể hoàn chỉnh? Giải thích.
Câu2:
Nêu cấu tạo chung của các enzim trong cơ thể sống và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của chúng.
Câu3:
Khi ngâm mô lá còn tươi và dễ phân giải vào một cốc nước, sau một thời gian có các hiện tượng gì xảy ra? Giải thích.
Câu4:
Vi khuẩn có những đặc điểm cơ bản nào mà người ta đã sử dụng rộng rãi chúng trong các nghiên cứu di truyền học hiện đại.
Câu5:
Giả sử một tế bào nhân tạo có màng thấm chọn lọc chứa 0,06M saccarôzơ và 0,04M glucozơ được đặt trong một bình đựng dung dịch 0,03M Saccarôzơ và 0,02M glucozơ, 0,01M fructôzơ.
a) Kích thước của tế bào nhân tạo có thay đổi không? Vì sao?
b) Các chất tan đã cho ở trên khuếch tán như thế nào?
Câu6 :
a) Nguyên nhân chủ yếu làm cho nhiều loài cây trồng không sống được ở đất có nồng độ muối cao?
b) Hoạt động của coenzim NAD+ trong hô hấp tế bào và quá trình lên men có gì khác nhau?
Câu7:
a) Oxi được sinh ra từ pha nào của quá trình quang hợp? Hãy biểu thị đường đi của oxi qua các lớp màng để ra khỏi tế bào kể từ nơi nó được sinh ra.
b) Trong nuôi cấy mô thực vật người ta thường dung chủ yếu hai nhóm hoomôn nào? Tác dụng sinh lý chính của chúng trong nuôi cấy mô thực vật là gì?
Câu8 :
a) Quá trình hình thành loài mới bằng con đường lai xa nhưng không kèm theo sự đa bội hoá có thể được hay không? Giải thích.
b) Vì sao các dạng thực vật đa bội thường gặp ở những vùng khí hậu lạnh khắc nghiệt?
Câu9 :
Trong một quần thể ngẫu phối, tần số alen lặn ( có hại ) càng thấp thì tương quan về tần số giữa các kiểu gen dị hợp với đồng hợp lặn phản ánh điều gì?
Câu10:
Nêu những dạng đột biến cấu trúc NST không làm thay đổi hàm lượng ADN của một NST. Hậu quả và cách phát hiện các dạng đột biến này?
Câu11:
Ở một quần thể sinh vật ngẫu phối, xét 3 locus trên NST thường, mỗi locus đều có 2 alen khác nhau. Hãy xác định số kiểu gen khác nhau có trong quần thể đó trong trường hợp:
a) Tất cả các locus đều phân ly độc lập.
b) Tất cả các locus đều lien kết với nhau. (Ở đây không quan tâm đến thứ tự các gen )
Câu12:
Cho lai hai cơ thể thực vật cùng loài và khác nhau về ba cặp tính trạng tương phản thuần chủng. F1 thu được 100% cây than cao quả đỏ, hạt tròn. Sau đó cho cây F1 lai với cây khác cùng loài thu được thế hệ lai gồm:
802 cây thân cao, quả vàng, hạt dài.
199 cây than cao, quả vàng, hạt tròn
798 cây than thấp, quả đỏ, hạt tròn
204 cây than thấp, quả đỏ, hạt dài.
( Cho biết mỗi tính trạng đều do 1 gen qui định )
a) Hãy xác định qui luật di truyền chi phối đồng thời ba tính trạng trên.
b) Viết các kiểu gen có thể có của P và F1 ( không cần viết sơ đồ lai)
Câu13:
Trong kĩ thuật di truyền, việc lựa chọn vectơ plasmid cần quan tâm đến những đặc điểm nào?
Câu14:
Ở người, bệnh hoã xơ nang ( cystic fibrosis) và alcapton niệu (alkaptonuria) đều do một alen lặn trên các nhiễm sắc thể thường khác nhau qui định. Một cặp vợ chồng không mắc các bệnh trên đã sinh ra một người con mắc cả hai bệnh đó. Nếu họ sinh con thứ hai thì xác suất đứa trẻ này mắc cả hai bệnh là bao nhiêu? Giải thích.
Câu15:
Mạch đập ở cổ tay hoặc thái dương có phải do máu chảy trong mạch gây nên hay không? Giải thích.
Câu16:
Hãy nêu thành phần của dịch tuỵ được tiết ra từ phần ngoại tiết của tuyến tuỵ. Vì sao tripxin được xem là enzim quan trọng nhất trong sự phân giải prôtêin?
Câu17:
Hiện tượng vàng da thường gặp ở trẻ sơ sinh trong tháng đầu tiên có phải là hiện tượng bệnh lý không? Tại sao?
Câu18:
Nêu ý nghĩa sinh học và thực tiễn của hiện tượng khống chế sinh học. Cho ví dụ về hiện tượng khống chế sinh học trong sản xuất nông nghiệp.
Câu19:
Tại sao chuỗi thức ăn trong các hệ sinh thái trên cạn thường ngắn hơn so với chuỗi thức ăn trong các hệ sinh thái dưới nước?
Câu20:
Diện tích rừng trên trái đất ngày một giảm gây ra hậu quả gì?
Câu 1:
a) Dựa vào nhu cầu õy cần cho sinh trưởng thì động vật nguyên sinh, vi khuẩn uốn ván, nấm men rượu và vi khuẩn giang mai được xếp vào nhóm vi sinh vật nào?
b) Hô hấp hiếu khí, hô hấp kỵ khí và lên men ở các vi sinh vật khác nhau như thế nào về sản phẩm và chất nhận điện tử cuối cùng?
Câu 2:
Nêu những điểm khác nhau cơ bản trong cấu trúc và biểu hiện chức năng của plasmit và phage ôn hòa ở vi khuẩn.
Câu 3:
Người ta dùng một màng nhân tạo chỉ có 1 lớp phopholipid kép để tiến hành thí nghiệm xác định tính thấm của màng này với glixerol và ionNa+ nhằm so sánh với tính thấm của màng sinh chất. Hãy dự đoán kết quả và giải thích.
Câu 4:
Nêu sự khác nhau trong chuỗi truyền điện tử xảy ra trên màng tilacoit của lục lạp và trên màng ty thể. Năng lượng của dòng vận chuyển điện tử được sử dụng như thế nào?
Câu 5:
Thực vật có thể hấp thụ qua hệ rễ từ đất những dạng nitơ nào? Trình bày sơ đồ tóm tắt sự hình thành các dạng nitơ đó qua các quá trình vật lý - hóa học, cố định nitơ khí quyển và phân giải bởi các vi sinh vật đất.
Câu 6:
Ở thực vật, hoạt động của enzyme Rubisco diễn ra như thế nào trong điều kiện đầy đủ CO2 và thiếu CO2.
Câu 7:
Cây Thanh long ở miền Nam nước ta thường ra hoa, kết quả từ cuối tháng 3 đến tháng 9 dương lịch. Trong những năm gần đây, vào khoảng đầu tháng 10 đến cuối tháng 1 năm sau, nông dân ở một số địa phương miền Nam áp dụng biện pháp kỹ thuật "thắp đèn" nhằm kích thích cây ra hoa để thu quả trái vụ. Hãy giải thích cơ sở khoa học của việc áp dụng biện pháp trên.
Câu 8:
Ở người, trong chu kỳ tim, khi tâm thất co thì lượng máu ở hai tâm thất tống đi bằng nhau và không bằng nhau trong những trường hợp nào? Giải thích?
Câu 9:
a) Ở người, khi căng thẳng thần kinh thì nhịp tim và nồng độ glucose trong máu thay đổi như thế nào? Giải thích?
b) Ở chuột thí nghiệm bị hỏng chức năng tuyến tụy, mặc dù đã được tiêm hoocmon tuyến tụy với liều phù hợp, nhưng con vật vẫn chết. Dựa vào chức năng tuyến tụy, giải thích vì sao con vật vẫn chết.
Câu 10:
Ở người, khi nồng độ CO2 trong máu tăng thì huyết áp, nhịp và độ sau hô hấp thay đổi như thế nào? Tại sao?
Câu 11:
a) Giả sử một cây có kiểu gen AaBbDd tự thụ phấn qua nhiều thế hệ, cho biết:
- Hiện tượng di truyền nào xảy ra? Giải thích.
- Viết kiểu gen của các dòng thuần có thể được tạo ra về cả 3 locus trên.
b) Ở một loài thực vật có hai đột biến gen lặn cùng gây ra kiểu hình thân thấp. Bằng phép lai nào có thể nhận biết hai đột biến gen trên có thuộc cùng locus hay không?
Câu 12:
Sử dụng 5-BU để gây đột biến ở Operon Lac của E. coli thu được đột biến ở giữa vùng mã hóa của gen Lac Z. Hãy nêu hậu quả của đột biến này đối với sản phẩm của các gen cấu trúc.
Câu 13:
Trong một quần thể động vật có vú, tính trạng màu lông do một gen quy định, đang ở trạng thái cân bằng di truyền. Trong đó, tính trạng lông nâu do alen lặn (ký hiệu là fB) quy định được tìm thấy ở 40% con đực và 16% con cái. Hãy xác định:
a) Tần số của alen fB
b) Tỉ lệ con cái có kiểu gen dị hợp tử mang alen fB so với tổng số cá thể của quần thể .
c) Tỉ lệ con đực có kiểu gen dị hợp tử mang alen fB so với tổng số cá thể của quần thể .
Câu 14:
Cho giao phấn giữa hai cây cùng loài (P) khác nhau về 2 cặp tính trạng thuần chủng, thu được F1 gồm 100% cây thân cao, quả tròn. Cho giao phấn giữa các cây F1, thu được F2 phân ly theo tỷ lệ 50,16% thân cao, quả tròn : 24,84% thân cao, quả dài : 24,84% thân thấp, quả tròn : 0,16% thân thấp, quả dài. Tiếp tục cho hai cây F2 giao phấn với nhau, thu được F3 phân ly theo tỷ lệ 1 thân cao, quả tròn : 1 thân cao, quả dài : 1 thân thấp, quả tròn : 1 thân thấp, quả dài.
Hãy xác định kiểu gen của P và hai cây F2 được dùng để giao phấn. Biết rằng, mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn.
Câu 16:
Tại sao lặp gen là một cơ chế phổ biến trong quá trình tiến hóa dẫn đến sự hình thành một gen có chức năng mới? Từ một vùng không mã hóa của hệ gen, hãy chỉ ra một cách khác cũng có thể dẫn đến sự hình thành một gen mới.
Câu 17:
a) Theo quan điểm của tiến hóa hiện đại, những nhận định sau về cơ chế tiến hóa là đúng hay sai? Giải thích.
- Trong điều kiện bình thường, chọn lọc tự nhiên luôn đào thải hết một alen lặn gây chết ra khỏi quần thể giao phối.
- Chọn lọc tự nhiên là nhâ tố trực tiếp tạo ra những kiểu gen thích nghi với môi trường.
b) Nêu mối quan hệ giữa đột biến và giao phối trong tiến hóa nhỏ.
Câu 18:
Trong tự nhiên, sự tăng trưởng quần thể phụ thuộc và chịu sự điều chỉnh của những nhân tố sinh thái chủ yếu nào? Nêu ảnh hưởng của những nhân tố đó.
Câu 19:
Tại sao kích thước quần thể động vật khi vượt quá mức tối đa hoặc giảm xuống dưới mức tối thiểu đều bất lợi đối với quần thể đó.
Câu 20:
Giả sử có hai quần thể A và B khác loài sống trong khu vực và có các nhu cầu sống giống nhau, hãy nêu xu hướng biến động số lượng cá thể của hai quần thể sau một thời gian xảy ra cạnh tranh.