TUYỂN TẬP BÀI TẬP TRẮC NGHIỆN VẬT LÝ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
cái đề này hỏng bít post đâu cho đúng nữa
Câu hỏi 1:
Một con lắc lò xo được tạo thành do một vật nặng M nhỏ, khối lượng m gắn vào đầu một lò xo khối lượng không đáng kể, độ cứng k. Đầu kia của lò xo treo vào một điểm cố định O. Cho M dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với tần số f = 2Hz. Người ta thấy chiều dài của lò xo biến thiên trong khoảng l1 = 18cm đến l2 = 22cm. Cho g = 10m/s2; π2 ≈ 10. Lấy gốc thời gian lúc M ở vị trí thấp nhất, chiều dương hướng xuống dưới. Viết phương trình chuyển động của vật.
A. x = cos4πt cm
B. x = sin4πt cm
C. x = 2cos2πtcm
D. x = 2sin2πt cm
E. x = 2cos4πt cm
Câu hỏi 2:
Một con lắc lò xo được tạo thành do một vật nặng M nhỏ, khối lượng m gắn vào đầu một lò xo khối lượng không đáng kể, độ cứng k. Đầu kia của lò xo treo vào một điểm cố định O. Cho M dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với tần số f = 2Hz. Người ta thấy chiều dài của lò xo biến thiên trong khoảng l1 = 18cm đến l2 = 22cm. Cho g = 10m/s2; π2 ≈ 10. Tính vận tốc của M khi vật qua vị trí cân bằng.
A. 25,12 cm/s
B. 28,71 cm/s
C. 31,4 cm/s
D. 33,49 cm/s
E. 40,19 cm/s
Câu hỏi 3:
Một con lắc lò xo được tạo thành do một vật nặng M nhỏ, khối lượng m gắn vào đầu một lò xo khối lượng không đáng kể, độ cứng k. Đầu kia của lò xo treo vào một điểm cố định O. Cho M dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với tần số f = 2Hz. Người ta thấy chiều dài của lò xo biến thiên trong khoảng l1 = 18cm đến l2 = 22cm. Cho g = 10m/s2; π2 ≈ 10. Tính gia tốc của M khi vật qua vị trí cân bằng.
A. 320 cm/s2
B. 256 cm/s2
C. 192 cm/s2
D. 160 cm/s2
E. 0 cm/s2
Câu hỏi 4:
Một con lắc lò xo được tạo thành do một vật nặng M nhỏ, khối lượng m gắn vào đầu một lò xo khối lượng không đáng kể, độ cứng k. Đầu kia của lò xo treo vào một điểm cố định O. Cho M dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với tần số f = 2Hz. Người ta thấy chiều dài của lò xo biến thiên trong khoảng l1 = 18cm đến l2 = 22cm. Cho g = 10m/s2; π2 ≈ 10. Tính độ dài l0 của lò xo khi chưa có vật nặng M.
A. 12 cm
B. 13,75 cm
C. 15,24 cm
D. 16,75 cm
E. 18 cm
Câu hỏi 5:
Một con lắc lò xo được tạo thành do một vật nặng M nhỏ, khối lượng m gắn vào đầu một lò xo khối lượng không đáng kể, độ cứng k. Đầu kia của lò xo treo vào một điểm cố định O. Treo thêm vào lò xo một vật nhỏ M1 khối lượng m1 = 8,4g thì khi hệ hai vật dao động theo phương thẳng đứng với biên độ a = 3cm, tần số dao động của hệ là f1 = 10Hz. Khi treo thêm một vật nhỏ khác M2, khối lượng m2 = 21,6g thì hệ ba vật dao động với tần số f2 = 8Hz. Lấy gốc thời gian t = 0 lúc các vật nặng đi qua vị trí cân bằng, hãy viết phương trình chuyển động của hệ hai vật m và m1.
A. x = 1,5cos10πt cm
B. x = 1,5sin10πt cm
C. x = 3cos20πt cm
D. x = 3cos40πt cm
E. x = 3sin20πt cm
Câu hỏi 6:
Một con lắc lò xo được tạo thành do một vật nặng M nhỏ, khối lượng m gắn vào đầu một lò xo khối lượng không đáng kể, độ cứng k. Đầu kia của lò xo treo vào một điểm cố định O. Treo thêm vào lò xo một vật nhỏ M1 khối lượng m1 = 8,4g thì khi hệ hai vật dao động theo phương thẳng đứng với biên độ a = 3cm, tần số dao động của hệ là f1 = 10Hz. Khi treo thêm một vật nhỏ khác M2, khối lượng m2 = 21,6g thì hệ ba vật dao động với tần số f2 = 8Hz. Tính khối lượng vật m.
A. 15g
B. 20g
C. 30g
D. 40g
E. 45g
Câu hỏi 7:
Một con lắc lò xo được tạo thành do một vật nặng M nhỏ, khối lượng m gắn vào đầu một lò xo khối lượng không đáng kể, độ cứng k. Đầu kia của lò xo treo vào một điểm cố định O. Treo thêm vào lò xo một vật nhỏ M1 khối lượng m1 = 8,4g thì khi hệ hai vật dao động theo phương thẳng đứng với biên độ a = 3cm, tần số dao động của hệ là f1 = 10Hz. Tính độ cứng của lò xo.
A. 140 N/m
B. 151,6 N/m
C. 168,4 N/m
D. 173,3 N/m
E. 200 N/m
Câu hỏi 8:
Một con lắc lò xo được tạo thành do một vật nặng M nhỏ, khối lượng m gắn vào đầu một lò xo khối lượng không đáng kể, độ cứng k. Đầu kia của lò xo treo vào một điểm cố định O. Treo thêm vào lò xo một vật nhỏ M1 khối lượng m1 = 8,4g thì khi hệ hai vật dao động theo phương thẳng đứng với biên độ a = 3cm, tần số dao động của hệ là f1 = 10Hz. Tìm tần số góc của dao động khi chỉ có vật m treo vào lò xo.
A. 71,08 rad/s
B. 75,71 rad/s
C. 80,38 rad/s
D. 85,05 rad/s
E. 89,71 rad/s
Câu hỏi 9:
Để quan sát hiện tượng giao thoa trên sóng nước, người ta dùng hai nguồn kết hợp A,B dao động với tần số 10Hz và cùng pha. Tại một điểm M cách hai nguồn những khoảng d1 = 20 cm và d2 = 22cm, sóng có biên độ cực đại. Giữa M và đường trung trực của AB không có cực đại nào khác. Tính vận tốc truyền sóng trên mặt nước.
A. 11 cm/s
B. 15 cm/s
C. 16 cm/s
D. 20 cm/s
E. 25 cm/s
Câu hỏi 10:
Một âm thoa rung với tần số 440 Hz, mũi nhọn chạm nhẹ vào ặmt nước lặn trong một cái bể lớn. Khoảng cách giữa hai gợn sóng liên tiếp là 2,5mm. Tính vận tốc truyền sóng.
A. 0,77 m/s
B. 0,88 m/s
C. 0,99 m/s
D. 1,1 m/s
E. 2,2 m/s
Câu hỏi 11:
Một máy phát điện xoay chiều một pha mà phần cảm gồm ba cặp cực và phần ứng gồm 3 cặp cuộn dây mắc nối tiếp, có suất điện động hiệu dụng 110V, tần số 60Hz. Từ thông cực đại qua mỗi vòng dây là Φ0 = 2,45.10-3Wb. Tính số vòng dây của mỗi cuộn dây trong phần ứng.
A. 22 vòng/cuộn
B. 28 vòng/cuộn
C. 33 vòng/cuộn
D. 42 vòng/cuộn
E. 56 vòng/cuộn
Câu hỏi 12:
Cho một vật AB đặt trước một hệ gồm hai thấu kính dồng trục, L1 hội tụ có tiêu cự f1 = 25cm, L2 phân kỳ tiêu cự f2 = -5cm. AB cách L1 600cm. Mắt nhìn rõ mọi vật từ vô cùng đến khoảng cách D = 25cm, có quang tâm trùng với quang tâm L2. Xác định vị trí ảnh cuối cùng A'B' của AB qua hệ thấu kính.
A. Trước L2 28cm
B. Sau L2 28cm
C. Trước L2 35cm
D. Sau L2 35cm
E. Trước L2 42cm
Câu hỏi 13:
Cho một vật AB đặt trước một hệ gồm hai thấu kính dồng trục, L1 hội tụ có tiêu cự f1 = 25cm, L2 phân kỳ tiêu cự f2 = -5cm. AB cách L1 600cm. Mắt nhìn rõ mọi vật từ vô cùng đến khoảng cách D = 25cm, có quang tâm trùng với quang tâm L2. Xác định độ phóng đại của ảnh A'B' của AB qua hệ thấu kính.
A. k = 2
B. k = 1,2
C. k = 0,8
D. k = 0,4
E. k = 0,2
Câu hỏi 14:
Cho một vật AB đặt trước một hệ gồm hai thấu kính dồng trục, L1 hội tụ có tiêu cự f1 = 25cm, L2 phân kỳ tiêu cự f2 = -5cm. AB cách L1 600cm. Mắt nhìn rõ mọi vật từ vô cùng đến khoảng cách D = 25cm, có quang tâm trùng với quang tâm L2. Khi di chuyển vật AB phía trước và tiến đến gần L1, độ phóng đại k thay đổi như thế nào?
A. k tăng dần
B. k giảm dần
C. k không thay đổi
D. k tăng trong khoảng f1 ≤ d1 ≤ 2f1
E. k giảm trong khoảng f1 ≤ d1 ≤ 2f1
Câu hỏi 15:
Cho một vật AB đặt trước một hệ gồm hai thấu kính dồng trục, L1 hội tụ có tiêu cự f1 = 25cm, L2 phân kỳ tiêu cự f2 = -5cm. AB cách L1 600cm. Mắt nhìn rõ mọi vật từ vô cùng đến khoảng cách D = 25cm, có quang tâm trùng với quang tâm L2. Gọi α là góc trông ảnh. Tính độ phóng đại góc G = α'/α trong trường hợp vật đặt trước và cách L1 600cm.
A. G = 4,05
B. G = 4,17
C. G = 4,29
D. G = 4,60
E. G = 4,84
Câu hỏi 16:
Cho một vật AB đặt trước một hệ gồm hai thấu kính dồng trục, L1 hội tụ có tiêu cự f1 = 25cm, L2 phân kỳ tiêu cự f2 = -5cm. AB cách L1 600cm. Mắt nhìn rõ mọi vật từ vô cùng đến khoảng cách D = 25cm, có quang tâm trùng với quang tâm L2. Xác định phạm vi trong đó có thể dịch chuyển vật để mắt vẵn nhìn rõ ảnh của vật.
A. 25cm ≤ d1 ≤ 525cm
B. d1 ≥ 525cm
C. 25cm ≤ d1 ≤ ∞
D. 2f1 ≤ d1 ≤ 41
E. d1 ≥ 4f1
Câu hỏi 17:
Một vật phẳng nhỏ AB được đặt vuông góc với trục chính của một gương cầu lõm bán kính cong R = 40cm, cách gương một khoảng d = 30cm. Xác định vị trí của ảnh A'B' của vật.
A. d' = 62 cm
B. d' = 60 cm
C. d' = 58,5 cm
D. d' = 55 cm
E. d' = 52,5 cm
Câu hỏi 18:
Một vật phẳng nhỏ AB được đặt vuông góc với trục chính của một gương cầu lõm bán kính cong R = 40cm, cách gương một khoảng d = 30cm. Đặt giữa vật và gương một bản mặt song song chiết suất n = 1,6, bề dày e = 2cm. Xác định độ dịch chuyển và chiều dịch chuyển của ảnh A'B'.
A. Δd = 3cm theo chiều ra xa gương
B. Δd = 3,5cm theo chiều đến gần gương
C. Δd = 3,61cm theo chiều ra xa gương
C. Δd = 3,84cm theo chiều đến gần gương
D. Δd = 3,99cm theo chiều ra xa gương
Câu hỏi 19:
Một vật phẳng nhỏ AB được đặt vuông góc với trục chính của một gương cầu lõm bán kính cong R = 40cm, cách gương một khoảng d = 30cm. So sánh độ phóng đại của ảnh trước (k) và sau (k1) khi có bản mặt song song.
A. k1/k = 0,90
B. k1/k = 0,93
C. k1/k = 1,08
D. k1/k = 1,11
E. k1/k = 1,25