PHÚC KEYNES
New member
- Xu
- 0
K. Marx và F. Engels
TOÀN TẬP
Tập 1 (1842-1844)
Nxb. Chính trị quốc gia, 1995
--- o0o ---
Karl Marx
Quan điểm tầm thư­ờng coi trư­ờng phái lịch sử là một sự phản ứng chống lại tinh thần hời hợt của thế kỷ mười tám. Tính phổ cập của quan điểm này tỷ lệ nghịch với tính đúng đắn của nó. Thế kỷ m­ười tám chỉ sản sinh ra một sản phẩm mà đặc điểm căn bản là tính chất hời hợt, và sản phẩm duy nhất hời hợt ấy chính là trường phái lịch sử.
Trường phái lịch sử đã biến việc nghiên cứu các nguồn tài liệu gốc thành khẩu hiệu của mình, nó đã đư­a việc say mê nguồn tài liệu gốc lên tới mức cực đoan, - nó đòi hỏi người bơi chèo không bơi theo dòng nước, mà bơi theo nguồn của con sông. Vì vậy, nó phải thừa nhận là đúng đắn việc chúng ta quay trở lại nguồn gốc của nó, quay trở lại pháp quyền tự nhiên của Hu-gô. Triết học của nó đi trước sự phát triển của nó, vì thế chúng ta sẽ phí công vô ích khi tìm kiếm triết học ngay trong bản thân sự phát triển của nó.
Một giả tưởng thịnh hành của thế kỷ mư­ời tám đã coi trạng thái tựnhiên là trạng thái chân chính của bản tính con người. Thời đó, người ta đã muốn tận mắt nhìn thấy t­ư tưởng của con người và với mục đích đó người ta đã sáng tạo ra hình ảnh những con người trong trạng tháitự nhiên- Pa-pa-ghê-nô [1], - mà sự ngây thơ đã dẫn họ tới chỗ lấy lôngchim che bộ da của mình. Trong mấy chục năm cuối cùng của thế kỷ m­ười tám, người ta đã giả định rằng các dân tộc trong trạng thái tựnhiêncó một sự khôn ngoan sâu sắc, và những người săn chim ở đâu cũng bắt chước cách hót của người I-ô-qua và người In-đi-an, v.v. và nghĩ rằngbằng mưu mẹo ấy có thể nhử chim vào lư­ới. Cơ sở của tất cả những điều kỳ quặc đó là một t­ư tưởng đúng đắn cho rằng trạng thái nguyên thủy chỉ là một bức tranh Hà Lan ngây thơ mô tả trạng thái thật sự của loài người.
Đối với trường phái lịch sử, Hu-gô cũng là con người trong trạng thái tự nhiên mà nước sơn của văn hóa lãng mạn ch­ưa đụng tới. Cuốn sách giáo khoa của ông ta về pháp quyền tự nhiền [2] - đó là cựu ­ước của trường phái lịch sử. Héc-đơ cho rằng những con ng­ười trong trạng thái tự nhiên là những nhà thơ, rằng những kinhthánh của các dân tộc nguyên thủy chỉ là những tập thơ, quan điểm đó không hề làm cho chúng ta rối trí, trong khi đó thì Hu-gô đã nói bằng một giọng văn xuôi dung tục nhất, tỉnh táo nhất: mỗi thời đại đều có bản tính riêng của nó và sản sinh ra kiểu con người tự nhiên đặc biệt của nó. Vì vậy, Hu-gô, mặc dù không sáng tạo những hình tượng thi ca, nhưng ông vẫn tạo ra những giả tưởng, mà giả tưởng lại làthơ văn xuôi, hoàn toàn phù hợp với bản tính văn xuôi của thế kỷ m­ười tám.
Khi thừa nhận Hu-gô là ông tổ và người sáng tạo trường phái lịch sử, chúng ta hành động hoàn toàn theo tinh thần của trường phái này, như­ bài báo kỷ niệm Hu-gô, do một nhà luật học nổi tiếng viết, cho ta thấy [3]. Thừa nhận ông Hu-gô là sản phẩm của thế kỷ m­ười tám, chúng ta thậm chí hành động theo đúng tinh thần của bản thân ông Hu-gô, người tự coi là học trò của Can-tơ, còn luật pháp tự nhiên của mình thì ông ta coi là con đẻ của triết học Can-tơ. Chúng ta bắt đầu từ điểm này trong bản tuyên ngôn của ông ta.
Hu-gô giải thích sai thầy học Can-tơ của mình, khi cho rằng vì chúng ta không thể biết được chân lý, cho nên về mặt lô-gích chúng ta phải thừa nhận cái không chân lý, một khi nó tồn tại, là một cái gì xác thực. Hu-gô có thái độ giống nh­ư một nhà hoài nghiluận đốivới bản chất tất yếu của sự vật, và có thái độ giống như­ Hốp-phơ-man đối với các biểu hiện ngẫu nhiên của sự vật. Vì vậy, ông không có một chút cố gắng nào để chứng minh rằng cáithực chứng là hợp lý tính. Ngược lại, ông lại ra sức chứng minh rằng cái gì thực chứng là không hợp lý tính. Với một sự hăng say tự đắc tự mãn, từ khắp mọi phía ông ta lôi ra những lý do để chứng tỏ rằng tính tất yếu hợp lý tính không cổ vũ cho những thể chế thực chứng, thí dụ nh­ư chế độ sở hữu, chế độ nhà nước, hôn nhân v.v. mà ông quy vào những thể chế đó. Theo ông, những thể chế này thậm chí còn mâu thuẫn với lý tính và nhiều lắm thì chúng cũng chỉ cho phép tán hão về vấn đề tán thành hoặc phản đối bản thân mà thôi. Hoàn toàn không nên coi phương pháp này là những đặc điểm cá nhân ngẫu nhiên của Hu-gô: nói cho đúng ra đó là phương pháp của nguyên tắc của ông ta - phương pháp thẳng thắn, ngây thơ, không dừng lại trước bất kỳ những kết luận nào của trường phái lịch sử. Nếu nh­ư cái thực chứng phải có hiệu lực, vì nó là thực chứ­ng, thì tôi phải chứng minh rằng cái thực chứng có hiệu lực hoàn toàn không phải là vì nó hợp lý tính: và liệu có thể chứng minh điều đó một cách rõ ràng hơn là khẳng định rằng điều không hợp lý tính là thực chứng, còn cái thực chứng thì không hợp lý tính, rằng cái thực chứng tồn tại không phải nhờ lý trí, mà bất chấp lý trí, - liệu có thể chứng minh nh­ư thế được không? Nếu nh­ư lý trí được dùng làm thước đo đối với thực chứng, thì thực chứng lại sẽ không dùng được làm thước đo đối với lý trí. “Mặc dù cái đó là một điều vô nghĩa, nhưng trong đó vẫn có một phương pháp”. Vì vậy, Hu-gô hạ bệ tất cả những gì thiêng liêng đối với con người chính nghĩa, đạo đức, chính trị, nhưng ông ta đập vỡ những điều thần thánh đó chỉ là để tỏ lòng kính trọng cần thiết đối với những di vật lịch sử; ông ta bôi nhọ chúng dưới con mắt của lý trí, để rồi sau đó đề cao chúng dưới con mắt của lịch sử và đồng thời đề cao những quan điểm của trường phái lịch sử.
Lập luận của Hu-gô, cũng nh­ư nguyên lý của ông ta, là thực chứng, nghĩa là không phê phán. Lập luận này không biết đến những sự khác biệt nào cả. Tất cả những gì tồn tại được ông ta thừa nhận với tư­ cách là một quyền uy, còn mọi quyền uy thì được ông ta xem như­ là cơ sở. Ví dụ, trong một đoạn, ông ta trích dẫn cả Mô-i-dơ lẫn Vôn-te, cả Ri-sác-xơn lẫn Hô-me, cả Mông-te-nhơ lẫn Am-môn, cả “Khế ­ước xã hội” của Rút-xô lẫn “Thành phố của Chúa” của Ô-guy-xtanh. Ông ta cũng hành động như­ thế đối với các dân tộc, - ông ta san bằng các dân tộc. Người Xiêm coi việc người ta theo lệnh nhà vua, khâu mồm kẻ ba hoa và rạch miệng diễn giả tồi đến tận mang tai, là quy luật vĩnh cữu của giới tự nhiên, - người Xiêm đó, theo Hu-gô, cũng tích cực như­ người Anh coi việc nhà vua tự mình định ra thuế khóa, dù chỉ một xu, là một sự phi lý về mặt chính trị. Người Côn-tsi, không biết xấu hổ, đi dạo chơi trần truồng và trong trường hợp tốt nhất thì lấy bùn để che thân mình, cũng tích cực nh­ư người Pháp là người không chỉ đơn thuần mặc quần áo, mà còn ăn mặc đẹp nữa. Người Đức nuôi dạy con gái của mình nh­ư là tài sản quý của gia đình, cũng không tích cực hơn người Rát-giơ-pút là người giết chết con gái của mình để thoát khỏi việc chăm lo nuôi nấng nó [4]. Tóm lại, bệnh loét da cũng tích cực như­ bản thân da vậy.
Ở chỗ này, cái này là tích cực; ở chỗ khác là cái khác. Cái này cũng không hợp lý tính như­ cái kia. Hãy phục tùng cái gì được thừa nhận là tích cực trong giáo khu của anh.
Nh­ư vậy, Hu-gô là một nhà hoài nghi hoàn chỉnh. Chủ nghĩa hoài nghi của thế kỷ mười tám, phủ nhận tính hợp lý của tồn tại,được biểu hiện ở Hu-gô nh­ư là chủ nghĩa hoài nghiphủ nhận sự tồn tại của lý trí. Hu-gô tiếp nhận thời kỳ Khai sáng, ông ta không nhìn thấy có gì hợp lý tính hơn nữa trong cái thực chứng, nhưng chỉ là để không nhìn thấy có gì thực chứng trong cái hợp lý tính cả.Ông ta nghĩ rằng vẻ bên ngoài của lý trí trong cái thực chứng đã bị đánh tan chỉ là để thừa nhận một hiện thực thực chứng đã bị tước mấtcả cái vẻ bề ngoài của lý trí; ông ta nghĩ rằng người ta đã vứt bỏ những bông hoa giảkhỏi xiềng xích là để đeo những xiềng xích thậtmà không có một bông hoa nào cả.
Quan hệ giữa Hu-gô với các nhà khai sáng khác của thế kỷ m­ười tám, đại thể cũng giống nh­ư mối quan hệ giữa sự tan rã củanhà nước Pháp dướitriều nhiếp chính [5] dâm đãng, với sự tan rã của nhà nước Pháp vào thời kỳ Hội nghị quốc dân . Cả trong trường hợp này lẫn trong trường hợp kia đều là sự tan rã! Ở kia sự tan rã biểu hiện dưới dạng một sự nhẹ dạ phóng đãng, hiểu biết và nhạo báng tính vô tư­ tưởng trống rỗng của cái hiện tồn, nhưng chỉ để vui đùa với cái cảnh tượng mục nát và tan rã sau khi gạt bỏ khỏi bản thân mình mọi mối dây ràng buộc hợp lý tính và đạo đức, và để đi tới sự tiêu vong của bản thân mình khi nằm dưới quyền lực của sự tan rã chung. Đó là sự mục nát của thế giới lúc đó, cái thế giới thích thú với sự mục nát ấy của bản thân. Vào thời kỳ Hội nghị quốc dân thì ngược lại, sự tan rã biểu hiện ra nh­ư là sự giải phóng tinh thần mới khỏi những hình thức cũ, những hình thức này đã không còn xứng đáng vàkhông còn khả năng bao quát nó được nữa. Đó là việc cảm thấy sức mạnh của mình,một cảm giác vốn có của cuộc sống mới, sức mạnh này phá hủy cái đã bị phá hủy, bác bỏ cái đã bị bác bỏ. Vì vậy, nếu có thể công bằng coi triết học Can-tơ là lý luận Đức của cuộc cách mạng Pháp, thì cần phải coi pháp quyền tự nhiên của Hu-gô là lý luận Đức của ancien régime [6] Pháp. Ở ông ta, chúng ta sẽ gặp lại toàn bộ tính chất nhẹ dạ của những kẻ đốt cháy cuộc sống, sẽ gặp lại chủ nghĩa hoài nghi tầm thường láo x­ược đối với các t­ư tưởng và hết sức ngoan ngoãn đối với tất cả những gì có thể sờ thấy một cách thô thiển, cái chủ nghĩa hoài nghi chỉ bắt đầu cảm thấy mình hết sức khôn ngoan khi nó đã bóp chết tinh thần của cái thực chứng, - và tất cả những điều ấy để nắm lấy, dưới dạng cái còn lại, cáithuần túy thực chứng và thưởng thức hạnh phúc của mình trong trạng thái súc vật đó. Ngay cả khi Hu-gô cân nhắc sức mạnh của cái lý lẽ, với một bản năng hoàn toàn đúng đắn, ông ta cũng tìm thấy một cái gì đáng nghi ngờ đối với lý trí trong tất cả những gì là hợp lý tính và đạo đức trong các thể chế. Chỉ có bản tính súc vật là một cái gì rõ ràng đối với đầu óc của ông ta. Nh­ưng chúng ta hãy nghe nhà khai sáng của chúng ta đang lập luận theo quan điểm của ancien régime! Cần phải nghe lập luận của Hu-gô trong sự trình bày của chính Hu-gô. Đối với toàn bộ lập luận của ông ta, cộng chung lại cần phải thêm: antòς eφh[7].
“Dấu hiệu pháp lý đặc trưng duy nhất của con người - đó là bản lĩnh súc vật của nó”.
“Thậm chí việc sinh vật đó không thể thôi không làm một sinh vật có lý tính theo ý muốn nữa, nghĩa là thôi không làm một sinh vật có thể và cần phải hành động một cách hợp lý tính. Việc đó là sự hạn chế tự do" (của sinh vật có lý tính).
“Sự không tự do không làm thay đổi gì trong bản tính súc vật và hợp lý tính của người không tự do, cũng như­ của những người khác. Tất cả những trách nhiệm của lương tri vẫn còn có hiệu lực. Chế độ nô lệ không những có thể tồn tại về thể chất, mà theo quan điểm của lý trí cũng có thể tồn tại được; những công trình nghiên cứu chứng minh điều ngược lại chắc chắn là có phạm một sai lầm nào đó. Dĩ nhiên, chế độ nô lệ không phải là tuyệt đối hợp pháp, tức là nó không bắt nguồn từ bản tính súc vật cũng nh­ư từ bản tính lý trí và từ bản tính công dân. Nhưng nó có thể là một quyền tạm th­ời với mức độ giống nh­ư bất kỳ một quyền nào khác, được những kẻ phản đối chế độ nô lệ thừa nhận, - điều đó là rõ ràng khi so sánh với tư ­pháp và công pháp". Bằng chứng: “Theo quan điểm của bản tính súc vật kẻ nào thuộc về người giầu là người sẽ không có lợi nếu mất anh ta và có thái độ quan tâm đến hoàn cảnh của anh ta, - thì kẻ đó được bảo vệ khỏi sự thiếu thốn nhiều hơn là người bần nông, mà đồng bàocủa ybóc lột khi còn một chút khả năng để thực hiện việc bóc lột đó, - và v.v.”.“Quyền đánh và chặt chân tay servi2*không bắt nguồn từ bản chất của chế độ nô lệ: nếu quyền đó được áp dụng thì điều đó cũng không tồi tệ gì nhiều hơn so với những điềumà người bần nông phải chịu đựng; còn về thể xác thì những hậu quả của chế độ nô lệkhông xấu hơn đối với họ như­ những hậu quả của chiến tranh;những người nô lệ với tư­ cách là nô lệ đâu đâu cũng phải được giải phóng khỏi chiến tranh. Thậm chí người ta còn thấy sắc đẹp ở cô nữ tỳ người Tséc-két-xơ hơn là ở những cô gái nghèo". (Chúng ta hãy lắng nghe lão già lẩm cẩm!)
“Còn về bản tính hợp lý tính, thì chế độ nô lệ có điểm ư­u việt hơn nạn nghèo khổ là: vì những lý do kinh doanh hợp lý, kẻ sở hữu sẽ chi phí một chút gì đấy cho việc đào tạo một người nô lệ có những năng lực nhất định, hơn là bất cứ một người nào đó tiêu phí cho việc đào tạo một đứa trẻ nghèo. Trong khuôn khổ của chế độ nhà nước, chính nô lệ được giải phóng khỏi rất nhiều những hình thức áp bức. Lẽ nào kẻ nô lệ lại bất hạnh hơn người tù binh mà người dẫn tù chỉ quan tâm đến trong chừng mực mà người đó chịu trách nhiệm về họ trong một khoảng thời gian nhất định. Và lẽ nào kẻ nô lệ lại bất hạnh hơn kẻ tù khổ sai mà chính phủ đặt giám ngục để cai quản?”
“Tự­ bản thân nó, chế độ nô lệ thuận lợi hay có hại cho việc sinh con đẻ cái - đó là vấn đề còn tranh chấp”.
“Khi xem xét pháp quyền nhân định về mặt triếthọc, nhiều lần người ta coi hôn nhân có một ý nghĩa căn bản hơn nhiều và phù hợp hơn nhiều với lý tính của thể chế, so với điều mà một công trình nghiên cứu vấn đề một cách hoàn toàn tự do có thể thừa nhận”.
Điều mà ông Hu-gô đánh giá cao chính là sự thỏa mãn tình dục trong hôn nhân. Thậm chí từ sự kiện ấy ông ta còn rút ra một đạo đức bổ ích:
“Việc này, cũng như­ vô số những việc khác, lẽ ra phải chỉ ra rằng, thân thể con ngư­ời với tư­ cách là một phư­ơng tiện dùng cho một mục đích nhất định, không phải bao giờ cũng đư­ợc sử dụng một cách phi đạo đức, bất chấp ý kiến của những ngư­ời hiểu không đúng từ ngữ này, - trong đó có cả bản thân Can-tơ”.
Như­ng, việc lấy tính chất ngoại lệ để làm cho sự say mê tình dục trở nên cao thượng hơn, việc dùng luật pháp để kìm hãm say mê đó, vẻ đẹp đạo đức là cái đem lại cho mệnh lệnh của giới tự nhiên tính chất lý tưởng của yếu tố hòa hợp tinh thần, - tóm lại bản chất tinh thần của hôn nhân, - đó là những điều đáng hoài nghi trong hôn nhân đối với ông Hu-gô. Tuy nhiên, trước khi rõi theo tiến trình t­ư tưởng trắng trợn và nhẹ dạ của ông ta, chúng ta hãy đem tiếng nói của nhà triết học Pháp đối lập một chút với tiếng nói của con người Đức lịch sử này.
“Khi vì người đàn ông duy nhất, người đàn bà từ bỏ sự kín đáo bí ẩn của mình mà tiêu chuẩn thần thánh đã in sâu vào tâm hồn nàng, thì nàng đã dâng toàn bộ thân mình cho người đàn ông đó - tức là cho con người mà trong lúc cảm kích đột ngột, nàng dứt bỏ sự xấu hổ chư­a bao giờ rời bỏ nàng, tức là cho người mà nàng tháo bỏ xiêm áo của mình, những thứ này lúc khác là nơi ẩn thân và là trang sức của nàng. Do đó mà có lòng tin sâu sắc đối với người chồng, coi đó là kết quả của một mối liên hệ đặc biệt, mối liên hệ này chỉ có thể tồn tại giữa nàng và người đàn ông ấy mà thôi, còn nếu ngược lại thì nó sẽ xúc phạm đến nàng. Do đó mà có sự cám ơn của người chồng về sự hy sinh, và có sự hỗn hợp giữa nguyện vọng và lòng kính mến đối với conngười đó, - con người mà ngay cả khi chia xẻ sự hưởng lạc với anh ta cũng dường nh­ư chỉ nhượng bộ anh ta mà thôi. Đó là nguồn gốc của tất cả những gì có quy củ trong chế độ xã hội chúng ta”.
Ben-gia-manh Công-xtăng, một người Pháp triết lý theo kiểu tự do đã nói nh­ư thế đấy! Còn bây giờ thì chúng ta hãy nghe người Đức lịch sử khúm núm theo kiểu nô lệ.
“Yếu tố thứ hai gây ra nhiều điều hoài nghi hơn; cụ thể là điều cho rằng ngoài hôn nhân thì không được phép thỏa mãn tình dục đó! Bản tính súc vật sẽ đối lập với sự hạn chế này.Bản tính hợp lý tínhsẽ đối lập với sự hạn chế đó còn nhiều hơn nữa, bởi vì” (các vị hãy đoán xem!) “bởi vì con người sẽ phải hầu như­ cái gì cũng biết,để có thể thấy trước rằng điều đó có thể mang lại những hậu quả như­ thế nào, - và do đó, sẽ có nghĩa là cám dỗ thượng đế,- khi chúng ta buộc phải thỏa mãn một trong những dục vọng tự nhiên mạnh mẽ nhất chỉ trong trường hợp là nếu như­ điều đó có thể thực hiện được với một người cụ thể nhất định khác”. “Thành thử, cảm giác về cái đẹp,vốn là tự do,phải bị trói buộc, và những gì gắn liền với nó đều phải hoàn toàn tách ra khỏi nó”.
Các bạn hãy xem phái nước Đức trẻ [9] của chúng ta đã học ở ai!
“Thể chế này mâu thuẫn với bản tính của xã hội công dân, vì... rốt cuộc, trước cơ quan cảnh sát sẽ đặt ra một nhiệm vụ ch­ưa chắc đã giải quyết nổi!”
Thành thử, triết học thật quả vụng về đến mức nào - vì nó không có nghệ thuật biểu hiện một sự quan tâm ân cần đến nh­ư thế đối với cơ quan cảnh sát!
“Tất cả những gì toát ra, với tư­ cách là hậu quả, từ những định nghĩa trực tiếp nhất của quyền hôn nhân, đang chỉ cho chúng ta thấy rằng hôn nhân - dù tuân theo những nguyên lý nh­ư thế nào chăng nữa - vẫn là một thể chế hết sức không hoàn thiện".
"Nhưng, việc hạn chế tình dục vào trong khuôn khổ của hôn nhân như­ vậy cũng có những ­ưu điểm quan trọng, cụ thể là - nhờ nó, thông thường có thể tránh được những bệnh truyền nhiễm. Hôn nhân giúp cho chính phủ tránh được nhiều biện pháp gai góc. Cuối cùng, có một vai trò quan trọng là cái lý do đâu đâu cũng có một ýnghĩa rất quan trọng: ở đây yếu tố tư pháp đã trở thành yếu tố bình thường duy nhất”. “Phi-stơnói: con người không nằm trong quan hệ hôn nhân chỉ là con người một nửa. Nhưng trong trường hợp này, tiếc thay, tôi" (tức Hu-gô) “phải thừa nhận câu châm ngôn đẹp đẽ ấy, câu châm ngôn đặt tôi trên Cri-xtơ, Phê-nơ-lông, Can-tơ và Hi-um, là một sự cường điệu quái gở”.
“Còn về chế độ hôn nhân một vợ một chồng và chế độ hôn nhân nhiều vợ nhiều chồng, thì rõ ràng ở đây sự việc tùy thuộc vào bản tính súc vật của con người”!!
CHƯƠNG VỀ GIÁO DỤC
Chúng ta nhận thấy ngay rằng: “nghệ thuật giáo dục có thể nêu ra không ít những lý do để chống lại những mối quan hệ pháp lý gắn liền với nó” (tức với sự giáo dục trong gia đình) “so với nghệ thuật yêu - chống lại hôn nhân”.
“Điều khó khăn - bao hàm ở chỗ là chỉ có thể thực hiện việc giáo dục trong giới hạn của những mối quan hệ đó - không đến nỗi lớn như­ trong trường hợp thỏa mãn tình dục; sở dĩ như­ vây là vì có tình hình được phép chuyển giao sự nghiệp giáo dục cho một người thứ ba theo hợp đồng; do đó, người nào cảm thấy thích thú mạnh mẽ đối với sự nghiệp đó, thì người ấy có thể được thỏa mãn một cách dễ dàng, - nhưng đương nhiên điều đó là không nhất thiết đối với con người xác định mà người ấy muốn giáo dục. Trong lúc đó, sự kiện sau đây cũng mâu thuẫn với lý trí: một người mà chắc chắn là chư­a bao giờ được ai trao con trẻ cho, do mối quan hệ đó, lại có thể giáo dục và gạt bỏ những người khác ra khỏi sự giáo dục”. “Cuối cùng, cả ở đây cũng biểu hiện sự cưỡng bức, một phần theo ýnghĩa là pháp quyền nhân định thường không cho phép nhà giáo dục hủy bỏ mối quan hệ đó, một phần bởi vì người được giáo dục bị bắt buộc phải chịu đựng nhà giáo dục ấy”. “Tính chất hiện thực của mối quan hệ đó phần lớn dựa trên tính chất ngẫu nhiên thuần túy của sự sinh đẻ, gắn liền với người cha bằnghôn nhân. Hoàn toàn rõ là nguồn gốc của pháp quyền đang nghiên cứu không đặc biệt hợp lý tính, dù chỉ vì một lẽ là ở đây thường có sự thiên vị;tự­ bản thân nó, sự thiên vị này cũng cản trở việc giáo dục tốt; nguồn gốc đó cũng không tuyệt đối cần thiết nh­ư ta có thể nhận thấy qua tình hình là cả những con trẻ mà bố mẹ đã chết cũng được giáo dục”.
Trong §l07 tác giả dạy chúng ta rằng "sự cần thiết của tư­ pháp nói chung là giả tưởng”.
CHƯƠNG VỀ CÔNG PHÁP
“Việc vâng lời một thủ trưởng nắm quyền lực ở trong tay là nghĩa vụ thiêng liêng của lương tri”. “Còn về sự phân chia quyền lực của chính phủ, thì nói cho đúng ra, không mộtchế độ nhà nước nào lại hợp pháp một cách vô điều kiện: nhưng bất kỳ chế độ nào cũng hợp pháp một cách nhất thời, dù sự phân chia quyền lực là như­ thế nào chăng nữa”.
Há Hu-gô đã chẳng chứng minh rằng con người cũng có thể vứt bỏ cả những sợi dây ràng buộc cuối cùng của tự do, cụ thể là những sợi dây đề ra trách nhiệm phải làm một sinh vật­ hợp lý tính?
Theo ý chúng tôi, một vài đoạn trích trên đây từ bản tuyên ngôn triết học của trường phái lịch sử cũng hoàn toàn đủ để đặt sự đánh giá lịch sử của trường phái này vào chỗ những câu chuyện hoang đường phản lịch sử, những ­ước mơ không cụ thể, và những câu chuyện bịa đặt có chủ ý. Những đoạn trích đó đủ để quyết định xem những kẻ kế tục Hu-gô liệu có cáisứ mệnh làm nhữngnhà lập pháp của thời đại chúng ta hay không [10].
Thật ra, thời gian và văn hóa đã bao phủ cái cây gia phả gốc gác của trường phái lịch sự bằng một màn khói h­ương thần bí: chủ nghĩa lãng mạn đã tô điểm cho nó bằng những nét chạm trổ kỳ dị; khoa triết học t­ư biện đã ghép cho nó những nét đặc trưng của mình; rất nhiều trái quả thông thái đã được hái từ cây đó, được đem phơi khô và cất vào cái kho rộng lớn của giới học giả Đức một cách rất lộng lẫy. Nhưng về thực chất thì chỉ cần một ít phê phán là đủ để, đằng sau những lời lẽ thơm tho hiện đại, nhận ra được những điều viển vông bẩn thỉu cũ của nhà khai sáng của ancien régime chúng ta, và đằng sau những lời lẽ ngọt ngào hoa mỹ - nhận ra được tính chất dung tục dâm đãng của y.
Nếu Hu-gô nói: “Bản tính súc vật là dấu hiệu pháp lý đặc biệt của con người", - thành thử pháp quyền là pháp quyền súc vật, - thì những người đương thời có học thức nói là “pháp quyền hữu cơ" hay một cái gì loại như­ thế, thay cho những từ “pháp quyền súc vật" thô tục, bộc toạc, vì rằng với từ cơ thể ai lại nghĩ ngay đến cơ thể súc vật? Nếu Hu-gô nói rằng trong hôn nhân và trong những thể chế đạo đức - pháp lý khác không có lý trí, thì các ngài đương thời nói rằng, sự thực, những thể chế đó không phải là những sáng tạo của lý trí con người, nhưng chúng là những phản ánh của lý trí "thực chứng" tối cao - và như­ thế trong tất cả mọi việc. Tất cả bọn họ đều chỉ nói lên một kết luận duy nhất với một sự thô bạo như­ nhau: pháp quyền của sự tùy tiện và của bạo lực.
Chỉ cần xem những học thuyết pháp lý và lịch sử của Ha-lơ, Stan, Lê-ô và của những người đồng tư­ tưởng với họ nh­ư là codices rescripti [11] về pháp quyền tự nhiên của Hu-gô, trong đó, sau một vài đoạn phân tích phê phán, nguyên bản cũ lại lộ ra, - và khi có dịp chúng ta sẽ chỉ rõ điều đó một cách chi tiết hơn.
Mọi mư­u toan tô vẽ cho nguyên bản đó đều không thành công khi trong tay chúng ta có bản tuyên ngôn cũ, - mặc dầu không rõ ràng lắm, như­ng ý nghĩa của nó thì lại rất dễ nhận thấy.
Do C.Mác viết vào tháng Tư­ - đầu tháng Tám 1842
Đã đăng (không có "Ch­ương về hôn nhân") trong phụ tr­uương báo "Rheinische Zeitung số 221 ngày 9 tháng Tám 1842"Ch­ương về hôn nhân" được Viện Mác-
Ăng-ghen - Lê-nin - Xta-lin công bố lần đầu
tiên bằng tiếng của nguyên bản năm 1927
In theo bản đăng trên báo
"Ch­ương về hôn nhân" đã đ­ược đăng theo bản sao lại bản thảo
Nguyên văn là tiếng Đức
Nguồn: C.Mác và Ph.Ăng-ghen. Toàn tập. Tập 1 (1842-1844). Hà Nội: Nxb. Chính trị quốc gia, 1995, tr. 127-139. Bản điện tử: https://www.cpv.org.vn
[1]Pa-pa-ghê-nô là nhân vật trong vở ca kịch của Mô-da "Chiếc sáo thần"; là một ngư­ời săn chim mặc quần áo dệt bằng lông chim.
[2]Mác muốn nói đến cuốnsách: G.Hugo. "Lehrbuch des Naturrechts, als einer Philosophie des positiven Rechts, besonders des Privatrechts" (G.Hu-go. "Sách giáo khoa về pháp quyền tự nhiên, với t­ư cách là triết học của pháp quyền nhân định, đặc biệt là của t­ư pháp").
[3] Đây là nói về bài báo của nhà luật học phản động người Đức Xa-vi-nhi do y viết vào năm 1838, nhân dịp kỷniệm năm m­ươi năm ngày Hu-gô được tặng bằng tiến sĩ luật học.
[4]Đây là nói về tập quán tồn tại trước đây của một đẳng cấp ở Ấn Độ: đẳng cấp người Rát-giơ-pút.
[5]- Phi-líp Oóc-lê-ăng
[6]- chế độ cũ
[7]- tự mình đã nói.
2*- nô lệ
[8]Phần này trong bài báo của Mác không được sở kiểm duyệt cho đăng. in theo bản sao của bản thảo.
[9]Mác muốn nói đến sự tuyên truyền về "Tự do luyến ái" trong các tác phẩm của một số nhà văn thuộc nhóm "Nước Đức trẻ".
"Nước Đức trẻ" là nhóm văn học xuất hiện vào những năm 30 thế kỷ XIX ở Đức và chịu ảnh hưởng của Hai-nơ và Bớc-nơ. Phản ánh tâm trạng chống đối của tầng lớp tiểu tư sản, trong các tác phẩm văn nghệ và chính luận của mình các nhà văn thuộc nhóm “Nước Đức trẻ”(Gút-xcốp, Vin-bác, Mun-tơ, v.v.) đã lên tiếng bảo vệ tự do tín ngưỡng và tự do báo chí. Quan điểm của nhóm "Nước Đức trẻ" tỏ ra chư­a chín chắn về mặt tư­ t­ưởng và chư­a rõ ràng về mặt chính trị; chẳng bao lâu, đại bộ phận những người trong nhóm “Nước Đức trẻ” đã thoái hóa thành những người thuộc phái tự do tư sản bình thường.
[10]Ám chỉ cuốn sách của F.K.Savigny. "Vom Beruf unsrer Zeit für Gesetzgebung und Rechtswissenschaft". Heidelberg, 1814 (Ph.C.Xa-vi-nhi. “Về sứ mệnh của thời đại chúng ta trong lĩnh vực lập pháp và luật học". Hai-đen-béc, 1814) và ám chỉ việc Xa-vi-nhi năm 1842 được chỉ định làm bộ trưởng để sửa đổi lại luật pháp
[11]- bản thảo được chép theo bản viết đầu tiên đã tẩy xóa
TOÀN TẬP
Tập 1 (1842-1844)
Nxb. Chính trị quốc gia, 1995
--- o0o ---
TUYÊN NGÔN TRIẾT HỌC CỦA TRƯỜNG PHÁI LỊCH SỬ PHÁP QUYỀN
Karl Marx
Quan điểm tầm thư­ờng coi trư­ờng phái lịch sử là một sự phản ứng chống lại tinh thần hời hợt của thế kỷ mười tám. Tính phổ cập của quan điểm này tỷ lệ nghịch với tính đúng đắn của nó. Thế kỷ m­ười tám chỉ sản sinh ra một sản phẩm mà đặc điểm căn bản là tính chất hời hợt, và sản phẩm duy nhất hời hợt ấy chính là trường phái lịch sử.
Trường phái lịch sử đã biến việc nghiên cứu các nguồn tài liệu gốc thành khẩu hiệu của mình, nó đã đư­a việc say mê nguồn tài liệu gốc lên tới mức cực đoan, - nó đòi hỏi người bơi chèo không bơi theo dòng nước, mà bơi theo nguồn của con sông. Vì vậy, nó phải thừa nhận là đúng đắn việc chúng ta quay trở lại nguồn gốc của nó, quay trở lại pháp quyền tự nhiên của Hu-gô. Triết học của nó đi trước sự phát triển của nó, vì thế chúng ta sẽ phí công vô ích khi tìm kiếm triết học ngay trong bản thân sự phát triển của nó.
Một giả tưởng thịnh hành của thế kỷ mư­ời tám đã coi trạng thái tựnhiên là trạng thái chân chính của bản tính con người. Thời đó, người ta đã muốn tận mắt nhìn thấy t­ư tưởng của con người và với mục đích đó người ta đã sáng tạo ra hình ảnh những con người trong trạng tháitự nhiên- Pa-pa-ghê-nô [1], - mà sự ngây thơ đã dẫn họ tới chỗ lấy lôngchim che bộ da của mình. Trong mấy chục năm cuối cùng của thế kỷ m­ười tám, người ta đã giả định rằng các dân tộc trong trạng thái tựnhiêncó một sự khôn ngoan sâu sắc, và những người săn chim ở đâu cũng bắt chước cách hót của người I-ô-qua và người In-đi-an, v.v. và nghĩ rằngbằng mưu mẹo ấy có thể nhử chim vào lư­ới. Cơ sở của tất cả những điều kỳ quặc đó là một t­ư tưởng đúng đắn cho rằng trạng thái nguyên thủy chỉ là một bức tranh Hà Lan ngây thơ mô tả trạng thái thật sự của loài người.
Đối với trường phái lịch sử, Hu-gô cũng là con người trong trạng thái tự nhiên mà nước sơn của văn hóa lãng mạn ch­ưa đụng tới. Cuốn sách giáo khoa của ông ta về pháp quyền tự nhiền [2] - đó là cựu ­ước của trường phái lịch sử. Héc-đơ cho rằng những con ng­ười trong trạng thái tự nhiên là những nhà thơ, rằng những kinhthánh của các dân tộc nguyên thủy chỉ là những tập thơ, quan điểm đó không hề làm cho chúng ta rối trí, trong khi đó thì Hu-gô đã nói bằng một giọng văn xuôi dung tục nhất, tỉnh táo nhất: mỗi thời đại đều có bản tính riêng của nó và sản sinh ra kiểu con người tự nhiên đặc biệt của nó. Vì vậy, Hu-gô, mặc dù không sáng tạo những hình tượng thi ca, nhưng ông vẫn tạo ra những giả tưởng, mà giả tưởng lại làthơ văn xuôi, hoàn toàn phù hợp với bản tính văn xuôi của thế kỷ m­ười tám.
Khi thừa nhận Hu-gô là ông tổ và người sáng tạo trường phái lịch sử, chúng ta hành động hoàn toàn theo tinh thần của trường phái này, như­ bài báo kỷ niệm Hu-gô, do một nhà luật học nổi tiếng viết, cho ta thấy [3]. Thừa nhận ông Hu-gô là sản phẩm của thế kỷ m­ười tám, chúng ta thậm chí hành động theo đúng tinh thần của bản thân ông Hu-gô, người tự coi là học trò của Can-tơ, còn luật pháp tự nhiên của mình thì ông ta coi là con đẻ của triết học Can-tơ. Chúng ta bắt đầu từ điểm này trong bản tuyên ngôn của ông ta.
Hu-gô giải thích sai thầy học Can-tơ của mình, khi cho rằng vì chúng ta không thể biết được chân lý, cho nên về mặt lô-gích chúng ta phải thừa nhận cái không chân lý, một khi nó tồn tại, là một cái gì xác thực. Hu-gô có thái độ giống nh­ư một nhà hoài nghiluận đốivới bản chất tất yếu của sự vật, và có thái độ giống như­ Hốp-phơ-man đối với các biểu hiện ngẫu nhiên của sự vật. Vì vậy, ông không có một chút cố gắng nào để chứng minh rằng cáithực chứng là hợp lý tính. Ngược lại, ông lại ra sức chứng minh rằng cái gì thực chứng là không hợp lý tính. Với một sự hăng say tự đắc tự mãn, từ khắp mọi phía ông ta lôi ra những lý do để chứng tỏ rằng tính tất yếu hợp lý tính không cổ vũ cho những thể chế thực chứng, thí dụ nh­ư chế độ sở hữu, chế độ nhà nước, hôn nhân v.v. mà ông quy vào những thể chế đó. Theo ông, những thể chế này thậm chí còn mâu thuẫn với lý tính và nhiều lắm thì chúng cũng chỉ cho phép tán hão về vấn đề tán thành hoặc phản đối bản thân mà thôi. Hoàn toàn không nên coi phương pháp này là những đặc điểm cá nhân ngẫu nhiên của Hu-gô: nói cho đúng ra đó là phương pháp của nguyên tắc của ông ta - phương pháp thẳng thắn, ngây thơ, không dừng lại trước bất kỳ những kết luận nào của trường phái lịch sử. Nếu nh­ư cái thực chứng phải có hiệu lực, vì nó là thực chứ­ng, thì tôi phải chứng minh rằng cái thực chứng có hiệu lực hoàn toàn không phải là vì nó hợp lý tính: và liệu có thể chứng minh điều đó một cách rõ ràng hơn là khẳng định rằng điều không hợp lý tính là thực chứng, còn cái thực chứng thì không hợp lý tính, rằng cái thực chứng tồn tại không phải nhờ lý trí, mà bất chấp lý trí, - liệu có thể chứng minh nh­ư thế được không? Nếu nh­ư lý trí được dùng làm thước đo đối với thực chứng, thì thực chứng lại sẽ không dùng được làm thước đo đối với lý trí. “Mặc dù cái đó là một điều vô nghĩa, nhưng trong đó vẫn có một phương pháp”. Vì vậy, Hu-gô hạ bệ tất cả những gì thiêng liêng đối với con người chính nghĩa, đạo đức, chính trị, nhưng ông ta đập vỡ những điều thần thánh đó chỉ là để tỏ lòng kính trọng cần thiết đối với những di vật lịch sử; ông ta bôi nhọ chúng dưới con mắt của lý trí, để rồi sau đó đề cao chúng dưới con mắt của lịch sử và đồng thời đề cao những quan điểm của trường phái lịch sử.
Lập luận của Hu-gô, cũng nh­ư nguyên lý của ông ta, là thực chứng, nghĩa là không phê phán. Lập luận này không biết đến những sự khác biệt nào cả. Tất cả những gì tồn tại được ông ta thừa nhận với tư­ cách là một quyền uy, còn mọi quyền uy thì được ông ta xem như­ là cơ sở. Ví dụ, trong một đoạn, ông ta trích dẫn cả Mô-i-dơ lẫn Vôn-te, cả Ri-sác-xơn lẫn Hô-me, cả Mông-te-nhơ lẫn Am-môn, cả “Khế ­ước xã hội” của Rút-xô lẫn “Thành phố của Chúa” của Ô-guy-xtanh. Ông ta cũng hành động như­ thế đối với các dân tộc, - ông ta san bằng các dân tộc. Người Xiêm coi việc người ta theo lệnh nhà vua, khâu mồm kẻ ba hoa và rạch miệng diễn giả tồi đến tận mang tai, là quy luật vĩnh cữu của giới tự nhiên, - người Xiêm đó, theo Hu-gô, cũng tích cực như­ người Anh coi việc nhà vua tự mình định ra thuế khóa, dù chỉ một xu, là một sự phi lý về mặt chính trị. Người Côn-tsi, không biết xấu hổ, đi dạo chơi trần truồng và trong trường hợp tốt nhất thì lấy bùn để che thân mình, cũng tích cực nh­ư người Pháp là người không chỉ đơn thuần mặc quần áo, mà còn ăn mặc đẹp nữa. Người Đức nuôi dạy con gái của mình nh­ư là tài sản quý của gia đình, cũng không tích cực hơn người Rát-giơ-pút là người giết chết con gái của mình để thoát khỏi việc chăm lo nuôi nấng nó [4]. Tóm lại, bệnh loét da cũng tích cực như­ bản thân da vậy.
Ở chỗ này, cái này là tích cực; ở chỗ khác là cái khác. Cái này cũng không hợp lý tính như­ cái kia. Hãy phục tùng cái gì được thừa nhận là tích cực trong giáo khu của anh.
Nh­ư vậy, Hu-gô là một nhà hoài nghi hoàn chỉnh. Chủ nghĩa hoài nghi của thế kỷ mười tám, phủ nhận tính hợp lý của tồn tại,được biểu hiện ở Hu-gô nh­ư là chủ nghĩa hoài nghiphủ nhận sự tồn tại của lý trí. Hu-gô tiếp nhận thời kỳ Khai sáng, ông ta không nhìn thấy có gì hợp lý tính hơn nữa trong cái thực chứng, nhưng chỉ là để không nhìn thấy có gì thực chứng trong cái hợp lý tính cả.Ông ta nghĩ rằng vẻ bên ngoài của lý trí trong cái thực chứng đã bị đánh tan chỉ là để thừa nhận một hiện thực thực chứng đã bị tước mấtcả cái vẻ bề ngoài của lý trí; ông ta nghĩ rằng người ta đã vứt bỏ những bông hoa giảkhỏi xiềng xích là để đeo những xiềng xích thậtmà không có một bông hoa nào cả.
Quan hệ giữa Hu-gô với các nhà khai sáng khác của thế kỷ m­ười tám, đại thể cũng giống nh­ư mối quan hệ giữa sự tan rã củanhà nước Pháp dướitriều nhiếp chính [5] dâm đãng, với sự tan rã của nhà nước Pháp vào thời kỳ Hội nghị quốc dân . Cả trong trường hợp này lẫn trong trường hợp kia đều là sự tan rã! Ở kia sự tan rã biểu hiện dưới dạng một sự nhẹ dạ phóng đãng, hiểu biết và nhạo báng tính vô tư­ tưởng trống rỗng của cái hiện tồn, nhưng chỉ để vui đùa với cái cảnh tượng mục nát và tan rã sau khi gạt bỏ khỏi bản thân mình mọi mối dây ràng buộc hợp lý tính và đạo đức, và để đi tới sự tiêu vong của bản thân mình khi nằm dưới quyền lực của sự tan rã chung. Đó là sự mục nát của thế giới lúc đó, cái thế giới thích thú với sự mục nát ấy của bản thân. Vào thời kỳ Hội nghị quốc dân thì ngược lại, sự tan rã biểu hiện ra nh­ư là sự giải phóng tinh thần mới khỏi những hình thức cũ, những hình thức này đã không còn xứng đáng vàkhông còn khả năng bao quát nó được nữa. Đó là việc cảm thấy sức mạnh của mình,một cảm giác vốn có của cuộc sống mới, sức mạnh này phá hủy cái đã bị phá hủy, bác bỏ cái đã bị bác bỏ. Vì vậy, nếu có thể công bằng coi triết học Can-tơ là lý luận Đức của cuộc cách mạng Pháp, thì cần phải coi pháp quyền tự nhiên của Hu-gô là lý luận Đức của ancien régime [6] Pháp. Ở ông ta, chúng ta sẽ gặp lại toàn bộ tính chất nhẹ dạ của những kẻ đốt cháy cuộc sống, sẽ gặp lại chủ nghĩa hoài nghi tầm thường láo x­ược đối với các t­ư tưởng và hết sức ngoan ngoãn đối với tất cả những gì có thể sờ thấy một cách thô thiển, cái chủ nghĩa hoài nghi chỉ bắt đầu cảm thấy mình hết sức khôn ngoan khi nó đã bóp chết tinh thần của cái thực chứng, - và tất cả những điều ấy để nắm lấy, dưới dạng cái còn lại, cáithuần túy thực chứng và thưởng thức hạnh phúc của mình trong trạng thái súc vật đó. Ngay cả khi Hu-gô cân nhắc sức mạnh của cái lý lẽ, với một bản năng hoàn toàn đúng đắn, ông ta cũng tìm thấy một cái gì đáng nghi ngờ đối với lý trí trong tất cả những gì là hợp lý tính và đạo đức trong các thể chế. Chỉ có bản tính súc vật là một cái gì rõ ràng đối với đầu óc của ông ta. Nh­ưng chúng ta hãy nghe nhà khai sáng của chúng ta đang lập luận theo quan điểm của ancien régime! Cần phải nghe lập luận của Hu-gô trong sự trình bày của chính Hu-gô. Đối với toàn bộ lập luận của ông ta, cộng chung lại cần phải thêm: antòς eφh[7].
LỜI MỞ ĐẦU
“Dấu hiệu pháp lý đặc trưng duy nhất của con người - đó là bản lĩnh súc vật của nó”.
CHƯƠNG VỀ TỰ DO
“Thậm chí việc sinh vật đó không thể thôi không làm một sinh vật có lý tính theo ý muốn nữa, nghĩa là thôi không làm một sinh vật có thể và cần phải hành động một cách hợp lý tính. Việc đó là sự hạn chế tự do" (của sinh vật có lý tính).
“Sự không tự do không làm thay đổi gì trong bản tính súc vật và hợp lý tính của người không tự do, cũng như­ của những người khác. Tất cả những trách nhiệm của lương tri vẫn còn có hiệu lực. Chế độ nô lệ không những có thể tồn tại về thể chất, mà theo quan điểm của lý trí cũng có thể tồn tại được; những công trình nghiên cứu chứng minh điều ngược lại chắc chắn là có phạm một sai lầm nào đó. Dĩ nhiên, chế độ nô lệ không phải là tuyệt đối hợp pháp, tức là nó không bắt nguồn từ bản tính súc vật cũng nh­ư từ bản tính lý trí và từ bản tính công dân. Nhưng nó có thể là một quyền tạm th­ời với mức độ giống nh­ư bất kỳ một quyền nào khác, được những kẻ phản đối chế độ nô lệ thừa nhận, - điều đó là rõ ràng khi so sánh với tư ­pháp và công pháp". Bằng chứng: “Theo quan điểm của bản tính súc vật kẻ nào thuộc về người giầu là người sẽ không có lợi nếu mất anh ta và có thái độ quan tâm đến hoàn cảnh của anh ta, - thì kẻ đó được bảo vệ khỏi sự thiếu thốn nhiều hơn là người bần nông, mà đồng bàocủa ybóc lột khi còn một chút khả năng để thực hiện việc bóc lột đó, - và v.v.”.“Quyền đánh và chặt chân tay servi2*không bắt nguồn từ bản chất của chế độ nô lệ: nếu quyền đó được áp dụng thì điều đó cũng không tồi tệ gì nhiều hơn so với những điềumà người bần nông phải chịu đựng; còn về thể xác thì những hậu quả của chế độ nô lệkhông xấu hơn đối với họ như­ những hậu quả của chiến tranh;những người nô lệ với tư­ cách là nô lệ đâu đâu cũng phải được giải phóng khỏi chiến tranh. Thậm chí người ta còn thấy sắc đẹp ở cô nữ tỳ người Tséc-két-xơ hơn là ở những cô gái nghèo". (Chúng ta hãy lắng nghe lão già lẩm cẩm!)
“Còn về bản tính hợp lý tính, thì chế độ nô lệ có điểm ư­u việt hơn nạn nghèo khổ là: vì những lý do kinh doanh hợp lý, kẻ sở hữu sẽ chi phí một chút gì đấy cho việc đào tạo một người nô lệ có những năng lực nhất định, hơn là bất cứ một người nào đó tiêu phí cho việc đào tạo một đứa trẻ nghèo. Trong khuôn khổ của chế độ nhà nước, chính nô lệ được giải phóng khỏi rất nhiều những hình thức áp bức. Lẽ nào kẻ nô lệ lại bất hạnh hơn người tù binh mà người dẫn tù chỉ quan tâm đến trong chừng mực mà người đó chịu trách nhiệm về họ trong một khoảng thời gian nhất định. Và lẽ nào kẻ nô lệ lại bất hạnh hơn kẻ tù khổ sai mà chính phủ đặt giám ngục để cai quản?”
“Tự­ bản thân nó, chế độ nô lệ thuận lợi hay có hại cho việc sinh con đẻ cái - đó là vấn đề còn tranh chấp”.
CHƯƠNG VỀ HÔN NHÂN[8]
“Khi xem xét pháp quyền nhân định về mặt triếthọc, nhiều lần người ta coi hôn nhân có một ý nghĩa căn bản hơn nhiều và phù hợp hơn nhiều với lý tính của thể chế, so với điều mà một công trình nghiên cứu vấn đề một cách hoàn toàn tự do có thể thừa nhận”.
Điều mà ông Hu-gô đánh giá cao chính là sự thỏa mãn tình dục trong hôn nhân. Thậm chí từ sự kiện ấy ông ta còn rút ra một đạo đức bổ ích:
“Việc này, cũng như­ vô số những việc khác, lẽ ra phải chỉ ra rằng, thân thể con ngư­ời với tư­ cách là một phư­ơng tiện dùng cho một mục đích nhất định, không phải bao giờ cũng đư­ợc sử dụng một cách phi đạo đức, bất chấp ý kiến của những ngư­ời hiểu không đúng từ ngữ này, - trong đó có cả bản thân Can-tơ”.
Như­ng, việc lấy tính chất ngoại lệ để làm cho sự say mê tình dục trở nên cao thượng hơn, việc dùng luật pháp để kìm hãm say mê đó, vẻ đẹp đạo đức là cái đem lại cho mệnh lệnh của giới tự nhiên tính chất lý tưởng của yếu tố hòa hợp tinh thần, - tóm lại bản chất tinh thần của hôn nhân, - đó là những điều đáng hoài nghi trong hôn nhân đối với ông Hu-gô. Tuy nhiên, trước khi rõi theo tiến trình t­ư tưởng trắng trợn và nhẹ dạ của ông ta, chúng ta hãy đem tiếng nói của nhà triết học Pháp đối lập một chút với tiếng nói của con người Đức lịch sử này.
“Khi vì người đàn ông duy nhất, người đàn bà từ bỏ sự kín đáo bí ẩn của mình mà tiêu chuẩn thần thánh đã in sâu vào tâm hồn nàng, thì nàng đã dâng toàn bộ thân mình cho người đàn ông đó - tức là cho con người mà trong lúc cảm kích đột ngột, nàng dứt bỏ sự xấu hổ chư­a bao giờ rời bỏ nàng, tức là cho người mà nàng tháo bỏ xiêm áo của mình, những thứ này lúc khác là nơi ẩn thân và là trang sức của nàng. Do đó mà có lòng tin sâu sắc đối với người chồng, coi đó là kết quả của một mối liên hệ đặc biệt, mối liên hệ này chỉ có thể tồn tại giữa nàng và người đàn ông ấy mà thôi, còn nếu ngược lại thì nó sẽ xúc phạm đến nàng. Do đó mà có sự cám ơn của người chồng về sự hy sinh, và có sự hỗn hợp giữa nguyện vọng và lòng kính mến đối với conngười đó, - con người mà ngay cả khi chia xẻ sự hưởng lạc với anh ta cũng dường nh­ư chỉ nhượng bộ anh ta mà thôi. Đó là nguồn gốc của tất cả những gì có quy củ trong chế độ xã hội chúng ta”.
Ben-gia-manh Công-xtăng, một người Pháp triết lý theo kiểu tự do đã nói nh­ư thế đấy! Còn bây giờ thì chúng ta hãy nghe người Đức lịch sử khúm núm theo kiểu nô lệ.
“Yếu tố thứ hai gây ra nhiều điều hoài nghi hơn; cụ thể là điều cho rằng ngoài hôn nhân thì không được phép thỏa mãn tình dục đó! Bản tính súc vật sẽ đối lập với sự hạn chế này.Bản tính hợp lý tínhsẽ đối lập với sự hạn chế đó còn nhiều hơn nữa, bởi vì” (các vị hãy đoán xem!) “bởi vì con người sẽ phải hầu như­ cái gì cũng biết,để có thể thấy trước rằng điều đó có thể mang lại những hậu quả như­ thế nào, - và do đó, sẽ có nghĩa là cám dỗ thượng đế,- khi chúng ta buộc phải thỏa mãn một trong những dục vọng tự nhiên mạnh mẽ nhất chỉ trong trường hợp là nếu như­ điều đó có thể thực hiện được với một người cụ thể nhất định khác”. “Thành thử, cảm giác về cái đẹp,vốn là tự do,phải bị trói buộc, và những gì gắn liền với nó đều phải hoàn toàn tách ra khỏi nó”.
Các bạn hãy xem phái nước Đức trẻ [9] của chúng ta đã học ở ai!
“Thể chế này mâu thuẫn với bản tính của xã hội công dân, vì... rốt cuộc, trước cơ quan cảnh sát sẽ đặt ra một nhiệm vụ ch­ưa chắc đã giải quyết nổi!”
Thành thử, triết học thật quả vụng về đến mức nào - vì nó không có nghệ thuật biểu hiện một sự quan tâm ân cần đến nh­ư thế đối với cơ quan cảnh sát!
“Tất cả những gì toát ra, với tư­ cách là hậu quả, từ những định nghĩa trực tiếp nhất của quyền hôn nhân, đang chỉ cho chúng ta thấy rằng hôn nhân - dù tuân theo những nguyên lý nh­ư thế nào chăng nữa - vẫn là một thể chế hết sức không hoàn thiện".
"Nhưng, việc hạn chế tình dục vào trong khuôn khổ của hôn nhân như­ vậy cũng có những ­ưu điểm quan trọng, cụ thể là - nhờ nó, thông thường có thể tránh được những bệnh truyền nhiễm. Hôn nhân giúp cho chính phủ tránh được nhiều biện pháp gai góc. Cuối cùng, có một vai trò quan trọng là cái lý do đâu đâu cũng có một ýnghĩa rất quan trọng: ở đây yếu tố tư pháp đã trở thành yếu tố bình thường duy nhất”. “Phi-stơnói: con người không nằm trong quan hệ hôn nhân chỉ là con người một nửa. Nhưng trong trường hợp này, tiếc thay, tôi" (tức Hu-gô) “phải thừa nhận câu châm ngôn đẹp đẽ ấy, câu châm ngôn đặt tôi trên Cri-xtơ, Phê-nơ-lông, Can-tơ và Hi-um, là một sự cường điệu quái gở”.
“Còn về chế độ hôn nhân một vợ một chồng và chế độ hôn nhân nhiều vợ nhiều chồng, thì rõ ràng ở đây sự việc tùy thuộc vào bản tính súc vật của con người”!!
CHƯƠNG VỀ GIÁO DỤC
Chúng ta nhận thấy ngay rằng: “nghệ thuật giáo dục có thể nêu ra không ít những lý do để chống lại những mối quan hệ pháp lý gắn liền với nó” (tức với sự giáo dục trong gia đình) “so với nghệ thuật yêu - chống lại hôn nhân”.
“Điều khó khăn - bao hàm ở chỗ là chỉ có thể thực hiện việc giáo dục trong giới hạn của những mối quan hệ đó - không đến nỗi lớn như­ trong trường hợp thỏa mãn tình dục; sở dĩ như­ vây là vì có tình hình được phép chuyển giao sự nghiệp giáo dục cho một người thứ ba theo hợp đồng; do đó, người nào cảm thấy thích thú mạnh mẽ đối với sự nghiệp đó, thì người ấy có thể được thỏa mãn một cách dễ dàng, - nhưng đương nhiên điều đó là không nhất thiết đối với con người xác định mà người ấy muốn giáo dục. Trong lúc đó, sự kiện sau đây cũng mâu thuẫn với lý trí: một người mà chắc chắn là chư­a bao giờ được ai trao con trẻ cho, do mối quan hệ đó, lại có thể giáo dục và gạt bỏ những người khác ra khỏi sự giáo dục”. “Cuối cùng, cả ở đây cũng biểu hiện sự cưỡng bức, một phần theo ýnghĩa là pháp quyền nhân định thường không cho phép nhà giáo dục hủy bỏ mối quan hệ đó, một phần bởi vì người được giáo dục bị bắt buộc phải chịu đựng nhà giáo dục ấy”. “Tính chất hiện thực của mối quan hệ đó phần lớn dựa trên tính chất ngẫu nhiên thuần túy của sự sinh đẻ, gắn liền với người cha bằnghôn nhân. Hoàn toàn rõ là nguồn gốc của pháp quyền đang nghiên cứu không đặc biệt hợp lý tính, dù chỉ vì một lẽ là ở đây thường có sự thiên vị;tự­ bản thân nó, sự thiên vị này cũng cản trở việc giáo dục tốt; nguồn gốc đó cũng không tuyệt đối cần thiết nh­ư ta có thể nhận thấy qua tình hình là cả những con trẻ mà bố mẹ đã chết cũng được giáo dục”.
CHƯƠNG VỀ TƯ PHÁP
Trong §l07 tác giả dạy chúng ta rằng "sự cần thiết của tư­ pháp nói chung là giả tưởng”.
CHƯƠNG VỀ CÔNG PHÁP
“Việc vâng lời một thủ trưởng nắm quyền lực ở trong tay là nghĩa vụ thiêng liêng của lương tri”. “Còn về sự phân chia quyền lực của chính phủ, thì nói cho đúng ra, không mộtchế độ nhà nước nào lại hợp pháp một cách vô điều kiện: nhưng bất kỳ chế độ nào cũng hợp pháp một cách nhất thời, dù sự phân chia quyền lực là như­ thế nào chăng nữa”.
Há Hu-gô đã chẳng chứng minh rằng con người cũng có thể vứt bỏ cả những sợi dây ràng buộc cuối cùng của tự do, cụ thể là những sợi dây đề ra trách nhiệm phải làm một sinh vật­ hợp lý tính?
Theo ý chúng tôi, một vài đoạn trích trên đây từ bản tuyên ngôn triết học của trường phái lịch sử cũng hoàn toàn đủ để đặt sự đánh giá lịch sử của trường phái này vào chỗ những câu chuyện hoang đường phản lịch sử, những ­ước mơ không cụ thể, và những câu chuyện bịa đặt có chủ ý. Những đoạn trích đó đủ để quyết định xem những kẻ kế tục Hu-gô liệu có cáisứ mệnh làm nhữngnhà lập pháp của thời đại chúng ta hay không [10].
Thật ra, thời gian và văn hóa đã bao phủ cái cây gia phả gốc gác của trường phái lịch sự bằng một màn khói h­ương thần bí: chủ nghĩa lãng mạn đã tô điểm cho nó bằng những nét chạm trổ kỳ dị; khoa triết học t­ư biện đã ghép cho nó những nét đặc trưng của mình; rất nhiều trái quả thông thái đã được hái từ cây đó, được đem phơi khô và cất vào cái kho rộng lớn của giới học giả Đức một cách rất lộng lẫy. Nhưng về thực chất thì chỉ cần một ít phê phán là đủ để, đằng sau những lời lẽ thơm tho hiện đại, nhận ra được những điều viển vông bẩn thỉu cũ của nhà khai sáng của ancien régime chúng ta, và đằng sau những lời lẽ ngọt ngào hoa mỹ - nhận ra được tính chất dung tục dâm đãng của y.
Nếu Hu-gô nói: “Bản tính súc vật là dấu hiệu pháp lý đặc biệt của con người", - thành thử pháp quyền là pháp quyền súc vật, - thì những người đương thời có học thức nói là “pháp quyền hữu cơ" hay một cái gì loại như­ thế, thay cho những từ “pháp quyền súc vật" thô tục, bộc toạc, vì rằng với từ cơ thể ai lại nghĩ ngay đến cơ thể súc vật? Nếu Hu-gô nói rằng trong hôn nhân và trong những thể chế đạo đức - pháp lý khác không có lý trí, thì các ngài đương thời nói rằng, sự thực, những thể chế đó không phải là những sáng tạo của lý trí con người, nhưng chúng là những phản ánh của lý trí "thực chứng" tối cao - và như­ thế trong tất cả mọi việc. Tất cả bọn họ đều chỉ nói lên một kết luận duy nhất với một sự thô bạo như­ nhau: pháp quyền của sự tùy tiện và của bạo lực.
Chỉ cần xem những học thuyết pháp lý và lịch sử của Ha-lơ, Stan, Lê-ô và của những người đồng tư­ tưởng với họ nh­ư là codices rescripti [11] về pháp quyền tự nhiên của Hu-gô, trong đó, sau một vài đoạn phân tích phê phán, nguyên bản cũ lại lộ ra, - và khi có dịp chúng ta sẽ chỉ rõ điều đó một cách chi tiết hơn.
Mọi mư­u toan tô vẽ cho nguyên bản đó đều không thành công khi trong tay chúng ta có bản tuyên ngôn cũ, - mặc dầu không rõ ràng lắm, như­ng ý nghĩa của nó thì lại rất dễ nhận thấy.
Do C.Mác viết vào tháng Tư­ - đầu tháng Tám 1842
Đã đăng (không có "Ch­ương về hôn nhân") trong phụ tr­uương báo "Rheinische Zeitung số 221 ngày 9 tháng Tám 1842"Ch­ương về hôn nhân" được Viện Mác-
Ăng-ghen - Lê-nin - Xta-lin công bố lần đầu
tiên bằng tiếng của nguyên bản năm 1927
In theo bản đăng trên báo
"Ch­ương về hôn nhân" đã đ­ược đăng theo bản sao lại bản thảo
Nguyên văn là tiếng Đức
Nguồn: C.Mác và Ph.Ăng-ghen. Toàn tập. Tập 1 (1842-1844). Hà Nội: Nxb. Chính trị quốc gia, 1995, tr. 127-139. Bản điện tử: https://www.cpv.org.vn
[1]Pa-pa-ghê-nô là nhân vật trong vở ca kịch của Mô-da "Chiếc sáo thần"; là một ngư­ời săn chim mặc quần áo dệt bằng lông chim.
[2]Mác muốn nói đến cuốnsách: G.Hugo. "Lehrbuch des Naturrechts, als einer Philosophie des positiven Rechts, besonders des Privatrechts" (G.Hu-go. "Sách giáo khoa về pháp quyền tự nhiên, với t­ư cách là triết học của pháp quyền nhân định, đặc biệt là của t­ư pháp").
[3] Đây là nói về bài báo của nhà luật học phản động người Đức Xa-vi-nhi do y viết vào năm 1838, nhân dịp kỷniệm năm m­ươi năm ngày Hu-gô được tặng bằng tiến sĩ luật học.
[4]Đây là nói về tập quán tồn tại trước đây của một đẳng cấp ở Ấn Độ: đẳng cấp người Rát-giơ-pút.
[5]- Phi-líp Oóc-lê-ăng
[6]- chế độ cũ
[7]- tự mình đã nói.
2*- nô lệ
[8]Phần này trong bài báo của Mác không được sở kiểm duyệt cho đăng. in theo bản sao của bản thảo.
[9]Mác muốn nói đến sự tuyên truyền về "Tự do luyến ái" trong các tác phẩm của một số nhà văn thuộc nhóm "Nước Đức trẻ".
"Nước Đức trẻ" là nhóm văn học xuất hiện vào những năm 30 thế kỷ XIX ở Đức và chịu ảnh hưởng của Hai-nơ và Bớc-nơ. Phản ánh tâm trạng chống đối của tầng lớp tiểu tư sản, trong các tác phẩm văn nghệ và chính luận của mình các nhà văn thuộc nhóm “Nước Đức trẻ”(Gút-xcốp, Vin-bác, Mun-tơ, v.v.) đã lên tiếng bảo vệ tự do tín ngưỡng và tự do báo chí. Quan điểm của nhóm "Nước Đức trẻ" tỏ ra chư­a chín chắn về mặt tư­ t­ưởng và chư­a rõ ràng về mặt chính trị; chẳng bao lâu, đại bộ phận những người trong nhóm “Nước Đức trẻ” đã thoái hóa thành những người thuộc phái tự do tư sản bình thường.
[10]Ám chỉ cuốn sách của F.K.Savigny. "Vom Beruf unsrer Zeit für Gesetzgebung und Rechtswissenschaft". Heidelberg, 1814 (Ph.C.Xa-vi-nhi. “Về sứ mệnh của thời đại chúng ta trong lĩnh vực lập pháp và luật học". Hai-đen-béc, 1814) và ám chỉ việc Xa-vi-nhi năm 1842 được chỉ định làm bộ trưởng để sửa đổi lại luật pháp
[11]- bản thảo được chép theo bản viết đầu tiên đã tẩy xóa