Hide Nguyễn
Du mục số
- Xu
- 1,943
Tần phổ của sóng điện từ là một tài nguyên quan trọng có giá trị xã hội, kinh tế và quốc phòng. Sự phát triển không ngừng các phương tiện truyền tin ở nước ta cũng như trên thế giới đã dẫn đến sự chật chội về phổ tần suất (ta thường dùng thuật ngữ tần số).
Hỏi: Tương thích điện từ là gì? Đề nghị cho biết vai trò của tương thích điện từ đối với mạng viễn thông?
Đáp: Tần phổ của sóng điện từ là một tài nguyên quan trọng có giá trị xã hội, kinh tế và quốc phòng. Sự phát triển không ngừng các phương tiện truyền tin ở nước ta cũng như trên thế giới đã dẫn đến sự chật chội về phổ tần suất (ta thường dùng thuật ngữ tần số).
Tại đây người viết muốn trao đổi về thuật ngữ “tần suất”. Theo chữ Hán: tần có nghĩa là nhiều lần lặp đi lặp lại. Trong một đơn vị thời gian hoặc trong thời gian nhất định nào đó số lần lặp đi lặp lại phải gọi là tần suất chứ không thể gọi là tần số. Có ý kiến cho rằng ta đã quen dùng thuật ngữ tần số rồi nên cứ để nguyên, nhưng gần đây các ngành như hàng không đã dùng thuật ngữ “tần suất” như giữa 2 thành phố Việt Nam và Nhật Bản tần suất bay là 2 chuyến/tuần. Không những thế ngành thuỷ văn cũng đã đưa tin “con nước lũ triều cường tại đồng bằng sông Cửu Long với tần suất 2 lần trong một ngày.
Tất nhiên trong các tài liệu Trung văn về viễn thông thì người ta dùng thuật ngữ “tần suất” và chỉ dùng thuật ngữ “tần suất”. Ngay trong cuốn “Tân Hoa tự điển” (dùng cho học sinh phổ thông) đều nói rõ “pin héo” (ghi theo phiên âm Latinh) là số lần lặp đi lặp lại của sự vật trong một thời gian nhất định.
Chúng ta không thể dùng từ “tần số” thay cho từ “tần suất”. Đơn vị của tần suất là Héc. Cũng như chúng ta không thể lẫn lộn giữa “công” và “công suất” được.
Mọi việc sử dụng các tần suất cũng như chế tạo các thiết bị vô tuyến điện tử phải dựa trên cơ sở khoa học, tức là phải đảm bảo sự tương thích điện từ EMC (chữ đầu của thuật ngữ tiếng Anh Electro Magnetic Compatibility). Rất nhiều nước đã ban hành tiêu chuẩn EMC quốc gia, tất cả các nhà sản xuất thiết bị điện và điện tử phải đảm bảo sản phẩm của họ phù hợp với tiêu chuẩn EMC.
Theo quy định chung, tính tương thích điện từ EMC được hiểu là: Đối với bất kỳ thiết bị vô tuyến điện tử nào đều phải:
1. Không được gây ra can nhiễu vượt quá mức độ cho phép đối với sự hoạt động bình thường của thiết bị vô tuyến điện tử khác.
2. Bản thân thiết bị đó phải làm việc bình thường khi các nguồn tín hiệu khác đã làm việc.
Uỷ ban Tư vấn quốc tế về Thông tin vô tuyến CCIR chia dải tần phổ từ 10kHz đến 275GHz ra 38 băng tần dùng cho thông tin trên mặt đất và vũ trụ cho các khu vực lãnh thổ khác nhau. Ngoài ra CCIR còn khuyến nghị kỹ thuật về vấn đề quy hoạch và sử dụng có hiệu quả phổ của trang thiết bị vô tuyến điện và tính tương thích của từng loại phương tiện.
Hiện nay, phần lớn các phương tiện vô tuyến điện bức xạ trên tần phổ thấp hơn 11GHz. Các phương tiện này là thiết bị dẫn đường, ra đa... và các thiết bị công nghiệp khác. Điều này xác định xác suất lớn nhất của các can nhiễu có hại lên một thiết bị vô tuyến điện. Thí dụ, một trạm rađa có công suất bức xạ xung lên tới 1012W gây ra công suất can nhiễu cho ở nơi rất xa hàng trăm km. Đặc biệt, đối với các thiết bị vô tuyến điện đặt trong không gian chật chội như trong con tàu vệ tinh hoặc phòng thí nghiệm vũ trụ v.v... việc đảm bảo tính tương thích điện từ EMC cho chúng là vấn đề phức tạp.
Can nhiễu có thể phân ra: can nhiễu thiên nhiên và can nhiễu công nghiệp.
- Can nhiễu thiên nhiên là can nhiễu phóng điện khí quyển, tạp âm vũ trụ bức xạ mặt trời mặt trăng.
- Can nhiễu công nghiệp có loại có phổ như tia lửa điện, phóng điện hồ quang. Can nhiễu công nghiệp có phổ hẹp do các thiết bị vô tuyến điện bức xạ ra. Sự bức xạ ra này còn chia ra bức xạ chính (còn gọi là bức xạ cơ sở) và bức xạ không chính (bức xạ phụ)
Bức xạ chính đảm bảo cho thiết bị này hoạt động bình thường và nằm trong dải tần công tác. Bức xạ không chính lại phân chia ra: bức xạ ngoài băng (phụ thuộc vào quá trình điều chế sóng) và bức xạ phụ nằm rất xa băng tần công tác (là bức xạ của các sóng hài)
Can nhiễu có dạng xung ra và dạng sóng liên tục. Can nhiễu có thể là can nhiễu ngoài, tác động qua các anten từ các nguồn đặt ở xa. Can nhiễu có thể là can nhiễu nội từ các nguồn rất gần (như trên đường thông tin vô tuyến chuyển tiếp, can nhiễu nội do các luồng (trunk) siêu cao tần lân cận gây ra.
Tiếp theo, ta còn cần phân biệt các can nhiễu do các phương tiện vô tuyến điện từ cùng công tác trong dải tần chung với các can nhiễu giữa các phương tiện công tác trong các dải tần khác nhau. Để chống lại các can nhiễu thứ nhất ta cải thiện các bộ lọc hay che chắn tốt. Muốn giảm bớt can nhiễu này, ta cũng cần giảm bớt độ nhạy của máy thu hoặc dùng tín hiệu đặc biệt có tác dụng giảm nhiễu điều chế vào sóng bức xạ.
Nguyên tắc đảm bảo tính tương thích điện từ của các thiết bị viễn thông
Khi ta cần đồng thời triển khai nhiều phương tiện vô tuyến khác chủng loại nhưng chung một dải tần công tác thì ta phải đặt các thiết bị với khoảng cách không gian đủ xa. Trong không gian này, mỗi thiết bị chiếm một không gian bức xạ tương ứng với công suất máy phát xạ, dải tần suất và tính phương hướng của anten, điều kiện truyền sóng v.v...
Hình 1
Trong không gian bức xạ (hình 1) hệ thống thông tin được đặc trưng bằng công suất phát xạ Pph, băng tần Df, tần xuất fx, đồng thời có các nhiễu Pi, fi... ảnh hưởng đến anten thu.
Về phía thu, không gian thu sóng phụ thuộc vào đặc tính của anten thu và độ nhạy thu. Giả thiết máy thu làm việc bình thường với mức can nhiễu cho phép là Pcp ta có thể tính ra khoảng cách giữa 2 thiết bị dùng chung tần suất. Nhưng thực tế xác định được khoảng cách này rất phức tạp với lý do sau:
1. Địa hình mặt đất rất phức tạp
2. Công suất nguồn gây can nhiễu có thể đến anten thu theo sóng trực tiếp, sóng phản xạ, sóng nhiễu xạ, sóng siêu khúc xạ... Nếu muốn xác định trường bị ảnh hưởng can nhiễu, ta cần xét trường do nguồn nhiễu đó bức xạ trong thời gian truyền sóng tốt nhất (vào mùa hè).
3. Anten có tính phương hướng nên khi tính toán Pcp phải xét đến hệ số tăng ích G(q) của anten.
Hình 2 là đường biểu diễn cường độ hướng cho phép Pcp trong toạ độ cực trên mặt đất. Trên hình có 2 mức can nhiễu cho phép với Pcp2>>Pcp1. Rõ ràng trong đường cong Pcp1, ta không thể đặt một máy thu nào cho phép làm việc với mức can nhiễu lơn hơn hay bằng mức Pcp1.
Cũng cần nói thêm, trên địa hình cụ thể đường cong hình 2 còn thay đổi do tác dụng che chắn của vật chướng ngại hoặc toà nhà cao tầng.
Hình 2
Vấn đề quản lý tính tương thích điện từ EMC
Trong Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 07/06/2002, điều 69, mục 3 đã nói rõ về quản lý tương thích điện từ. Nhà nước Việt Nam rất coi trọng việc sử dụng và quản lý tài nguyên tần phổ sóng điện từ trên con đường công nghiệp hoá và hiện đại hoá.
Điểm 1 và 2 trong điều 69 của Pháp lệnh BCVT đã nêu bật những điểm thống nhất với ý niệm chung (như phần trên mà chúng ta đã trao đổi), Pháp lệnh còn đưa ra yêu cầu: “Chính phủ quy định cụ thể về quản lý tương thích điện từ”.
Ở các nước phát triển, việc quản lý tương thích điện từ được quy định rõ ràng. Các nhà sản xuất thiết bị điện và điện từ phải đảm bảo các sản phẩm của họ thoả mãn những yêu cầu về tiêu chuẩn EMC của nước mà từ nước này các sản phẩm được xuất đi. Đây là biểu thị trách nhiệm của nhà sản xuất đối với thị trường. Tại thị trường chung châu Âu EEC và EFTA, nếu một loại sản phẩm nào bị chê trách về tiêu chí chất lượng EMC thì sản phẩm đó bị loại khỏi thị trường. Để có sự chấp thuận phù hợp với tiêu chí EMC, sản phẩm được cơ quan có thẩm quyền kiểm nghiệm và cấp chứng chỉ về đo thử kiểm nghiệm có 2 nội dung:
- Đo thử sự phát xạ (emissions)
- Đo thử sự vượt nhiễu (Immunity)
1. Thử sự phát xạ như sơ đồ hình 3a. Sóng điện từ EM do bản thân thiết bị cần đo thử qua dây cáp nối tín hiệu hoặc dây cấp nguồn bức xạ ra không gian. Các nhiễu này thường là nhiễu liên tục
2. Thử sự vượt nhiễu: Sơ đồ đo như hình 3b. Trong đó thiết bị cần đo, chịu tác động có sóng chấn tử do một nguồn tạo sóng phát ra.
Hình 3
Trước kia, các quy định EMC chỉ quan tâm đến sự phát xạ điện từ, vì nó là nguồn gốc gây ra các vấn đề can nhiễu. Tuy nhiên gần đây các nhà lập pháp về EMC chú ý tới.
Hầu hết các vấn đề của tính vượt nhiễu dù do các hiện tượng quá độ dòng điện và điện áp, hiện tượng phóng điện tự nhiên (xung sét). Tuy nhiên, không có mức chính xác của “tính vượt nhiễu” để cho biết là bị hỏng hoặc vẫn bình thường.
Biện pháp chung cải thiện tương thích điện từ EMC
Vấn đề tương thích điện từ đã được đặt ra từ đầu thế kỷ 20. Ngoài việc tiếp tục chinh phục dải tần suất ngày càng cao như đã làm trong các thập kỷ của thế kỷ 20 vừa qua, hiện nay EMC vẫn đặt ra cho chúng ta các bài toán cần tiếp tục giải quyết. Đó là:
1. Hoàn thiện phương pháp sử dụng một cách tiết kiệm các băng tần. Người ta thường áp dụng:
- Nâng cao độ ổn định tần số của nguồn phát xạ.
- Giảm thiểu cường độ bức xạ ngoài băng và bức xạ phụ
2. Hoàn thiện phương pháp giảm nguồn nhiễu ngay tại nơi chúng xuất hiện. Chúng ta cần tiếp tục:
- Cải thiện đặc tính các bộ lọc dùng thạch anh và ống dẫn sóng.
- Tổng hợp đồ thị tính hướng của anten thu để có đồ thị tính hướng “lõm” đối với hướng can nhiễu.
- Làm “xốp” các xung can nhiễu lớn
- Bọc chắn trường điện từ can nhiễu và nối đất tốt.
Ngoài ra bằng máy tính điện tử thành lập “phương pháp mô hình hoá môi trường điện từ” có xét tới các thiết bị điện từ cụ thể. Máy tính có thể đưa ra các tham số (có xét tới độ bất ổn định) của máy thu, máy phát và anten.
Mô hình hoá có thể đưa ra các khuyến nghị giảm nhỏ các nguy hại của can nhiễu trên các thiết bị cụ thể.
Hữu Khuyến
Nguồn :tapchibcvt
Hỏi: Tương thích điện từ là gì? Đề nghị cho biết vai trò của tương thích điện từ đối với mạng viễn thông?
Đáp: Tần phổ của sóng điện từ là một tài nguyên quan trọng có giá trị xã hội, kinh tế và quốc phòng. Sự phát triển không ngừng các phương tiện truyền tin ở nước ta cũng như trên thế giới đã dẫn đến sự chật chội về phổ tần suất (ta thường dùng thuật ngữ tần số).
Tại đây người viết muốn trao đổi về thuật ngữ “tần suất”. Theo chữ Hán: tần có nghĩa là nhiều lần lặp đi lặp lại. Trong một đơn vị thời gian hoặc trong thời gian nhất định nào đó số lần lặp đi lặp lại phải gọi là tần suất chứ không thể gọi là tần số. Có ý kiến cho rằng ta đã quen dùng thuật ngữ tần số rồi nên cứ để nguyên, nhưng gần đây các ngành như hàng không đã dùng thuật ngữ “tần suất” như giữa 2 thành phố Việt Nam và Nhật Bản tần suất bay là 2 chuyến/tuần. Không những thế ngành thuỷ văn cũng đã đưa tin “con nước lũ triều cường tại đồng bằng sông Cửu Long với tần suất 2 lần trong một ngày.
Tất nhiên trong các tài liệu Trung văn về viễn thông thì người ta dùng thuật ngữ “tần suất” và chỉ dùng thuật ngữ “tần suất”. Ngay trong cuốn “Tân Hoa tự điển” (dùng cho học sinh phổ thông) đều nói rõ “pin héo” (ghi theo phiên âm Latinh) là số lần lặp đi lặp lại của sự vật trong một thời gian nhất định.
Chúng ta không thể dùng từ “tần số” thay cho từ “tần suất”. Đơn vị của tần suất là Héc. Cũng như chúng ta không thể lẫn lộn giữa “công” và “công suất” được.
Mọi việc sử dụng các tần suất cũng như chế tạo các thiết bị vô tuyến điện tử phải dựa trên cơ sở khoa học, tức là phải đảm bảo sự tương thích điện từ EMC (chữ đầu của thuật ngữ tiếng Anh Electro Magnetic Compatibility). Rất nhiều nước đã ban hành tiêu chuẩn EMC quốc gia, tất cả các nhà sản xuất thiết bị điện và điện tử phải đảm bảo sản phẩm của họ phù hợp với tiêu chuẩn EMC.
Theo quy định chung, tính tương thích điện từ EMC được hiểu là: Đối với bất kỳ thiết bị vô tuyến điện tử nào đều phải:
1. Không được gây ra can nhiễu vượt quá mức độ cho phép đối với sự hoạt động bình thường của thiết bị vô tuyến điện tử khác.
2. Bản thân thiết bị đó phải làm việc bình thường khi các nguồn tín hiệu khác đã làm việc.
Uỷ ban Tư vấn quốc tế về Thông tin vô tuyến CCIR chia dải tần phổ từ 10kHz đến 275GHz ra 38 băng tần dùng cho thông tin trên mặt đất và vũ trụ cho các khu vực lãnh thổ khác nhau. Ngoài ra CCIR còn khuyến nghị kỹ thuật về vấn đề quy hoạch và sử dụng có hiệu quả phổ của trang thiết bị vô tuyến điện và tính tương thích của từng loại phương tiện.
Hiện nay, phần lớn các phương tiện vô tuyến điện bức xạ trên tần phổ thấp hơn 11GHz. Các phương tiện này là thiết bị dẫn đường, ra đa... và các thiết bị công nghiệp khác. Điều này xác định xác suất lớn nhất của các can nhiễu có hại lên một thiết bị vô tuyến điện. Thí dụ, một trạm rađa có công suất bức xạ xung lên tới 1012W gây ra công suất can nhiễu cho ở nơi rất xa hàng trăm km. Đặc biệt, đối với các thiết bị vô tuyến điện đặt trong không gian chật chội như trong con tàu vệ tinh hoặc phòng thí nghiệm vũ trụ v.v... việc đảm bảo tính tương thích điện từ EMC cho chúng là vấn đề phức tạp.
Can nhiễu có thể phân ra: can nhiễu thiên nhiên và can nhiễu công nghiệp.
- Can nhiễu thiên nhiên là can nhiễu phóng điện khí quyển, tạp âm vũ trụ bức xạ mặt trời mặt trăng.
- Can nhiễu công nghiệp có loại có phổ như tia lửa điện, phóng điện hồ quang. Can nhiễu công nghiệp có phổ hẹp do các thiết bị vô tuyến điện bức xạ ra. Sự bức xạ ra này còn chia ra bức xạ chính (còn gọi là bức xạ cơ sở) và bức xạ không chính (bức xạ phụ)
Bức xạ chính đảm bảo cho thiết bị này hoạt động bình thường và nằm trong dải tần công tác. Bức xạ không chính lại phân chia ra: bức xạ ngoài băng (phụ thuộc vào quá trình điều chế sóng) và bức xạ phụ nằm rất xa băng tần công tác (là bức xạ của các sóng hài)
Can nhiễu có dạng xung ra và dạng sóng liên tục. Can nhiễu có thể là can nhiễu ngoài, tác động qua các anten từ các nguồn đặt ở xa. Can nhiễu có thể là can nhiễu nội từ các nguồn rất gần (như trên đường thông tin vô tuyến chuyển tiếp, can nhiễu nội do các luồng (trunk) siêu cao tần lân cận gây ra.
Tiếp theo, ta còn cần phân biệt các can nhiễu do các phương tiện vô tuyến điện từ cùng công tác trong dải tần chung với các can nhiễu giữa các phương tiện công tác trong các dải tần khác nhau. Để chống lại các can nhiễu thứ nhất ta cải thiện các bộ lọc hay che chắn tốt. Muốn giảm bớt can nhiễu này, ta cũng cần giảm bớt độ nhạy của máy thu hoặc dùng tín hiệu đặc biệt có tác dụng giảm nhiễu điều chế vào sóng bức xạ.
Nguyên tắc đảm bảo tính tương thích điện từ của các thiết bị viễn thông
Khi ta cần đồng thời triển khai nhiều phương tiện vô tuyến khác chủng loại nhưng chung một dải tần công tác thì ta phải đặt các thiết bị với khoảng cách không gian đủ xa. Trong không gian này, mỗi thiết bị chiếm một không gian bức xạ tương ứng với công suất máy phát xạ, dải tần suất và tính phương hướng của anten, điều kiện truyền sóng v.v...
Hình 1
Trong không gian bức xạ (hình 1) hệ thống thông tin được đặc trưng bằng công suất phát xạ Pph, băng tần Df, tần xuất fx, đồng thời có các nhiễu Pi, fi... ảnh hưởng đến anten thu.
Về phía thu, không gian thu sóng phụ thuộc vào đặc tính của anten thu và độ nhạy thu. Giả thiết máy thu làm việc bình thường với mức can nhiễu cho phép là Pcp ta có thể tính ra khoảng cách giữa 2 thiết bị dùng chung tần suất. Nhưng thực tế xác định được khoảng cách này rất phức tạp với lý do sau:
1. Địa hình mặt đất rất phức tạp
2. Công suất nguồn gây can nhiễu có thể đến anten thu theo sóng trực tiếp, sóng phản xạ, sóng nhiễu xạ, sóng siêu khúc xạ... Nếu muốn xác định trường bị ảnh hưởng can nhiễu, ta cần xét trường do nguồn nhiễu đó bức xạ trong thời gian truyền sóng tốt nhất (vào mùa hè).
3. Anten có tính phương hướng nên khi tính toán Pcp phải xét đến hệ số tăng ích G(q) của anten.
Hình 2 là đường biểu diễn cường độ hướng cho phép Pcp trong toạ độ cực trên mặt đất. Trên hình có 2 mức can nhiễu cho phép với Pcp2>>Pcp1. Rõ ràng trong đường cong Pcp1, ta không thể đặt một máy thu nào cho phép làm việc với mức can nhiễu lơn hơn hay bằng mức Pcp1.
Cũng cần nói thêm, trên địa hình cụ thể đường cong hình 2 còn thay đổi do tác dụng che chắn của vật chướng ngại hoặc toà nhà cao tầng.
Hình 2
Vấn đề quản lý tính tương thích điện từ EMC
Trong Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 07/06/2002, điều 69, mục 3 đã nói rõ về quản lý tương thích điện từ. Nhà nước Việt Nam rất coi trọng việc sử dụng và quản lý tài nguyên tần phổ sóng điện từ trên con đường công nghiệp hoá và hiện đại hoá.
Điểm 1 và 2 trong điều 69 của Pháp lệnh BCVT đã nêu bật những điểm thống nhất với ý niệm chung (như phần trên mà chúng ta đã trao đổi), Pháp lệnh còn đưa ra yêu cầu: “Chính phủ quy định cụ thể về quản lý tương thích điện từ”.
Ở các nước phát triển, việc quản lý tương thích điện từ được quy định rõ ràng. Các nhà sản xuất thiết bị điện và điện từ phải đảm bảo các sản phẩm của họ thoả mãn những yêu cầu về tiêu chuẩn EMC của nước mà từ nước này các sản phẩm được xuất đi. Đây là biểu thị trách nhiệm của nhà sản xuất đối với thị trường. Tại thị trường chung châu Âu EEC và EFTA, nếu một loại sản phẩm nào bị chê trách về tiêu chí chất lượng EMC thì sản phẩm đó bị loại khỏi thị trường. Để có sự chấp thuận phù hợp với tiêu chí EMC, sản phẩm được cơ quan có thẩm quyền kiểm nghiệm và cấp chứng chỉ về đo thử kiểm nghiệm có 2 nội dung:
- Đo thử sự phát xạ (emissions)
- Đo thử sự vượt nhiễu (Immunity)
1. Thử sự phát xạ như sơ đồ hình 3a. Sóng điện từ EM do bản thân thiết bị cần đo thử qua dây cáp nối tín hiệu hoặc dây cấp nguồn bức xạ ra không gian. Các nhiễu này thường là nhiễu liên tục
2. Thử sự vượt nhiễu: Sơ đồ đo như hình 3b. Trong đó thiết bị cần đo, chịu tác động có sóng chấn tử do một nguồn tạo sóng phát ra.
Hình 3
Trước kia, các quy định EMC chỉ quan tâm đến sự phát xạ điện từ, vì nó là nguồn gốc gây ra các vấn đề can nhiễu. Tuy nhiên gần đây các nhà lập pháp về EMC chú ý tới.
Hầu hết các vấn đề của tính vượt nhiễu dù do các hiện tượng quá độ dòng điện và điện áp, hiện tượng phóng điện tự nhiên (xung sét). Tuy nhiên, không có mức chính xác của “tính vượt nhiễu” để cho biết là bị hỏng hoặc vẫn bình thường.
Biện pháp chung cải thiện tương thích điện từ EMC
Vấn đề tương thích điện từ đã được đặt ra từ đầu thế kỷ 20. Ngoài việc tiếp tục chinh phục dải tần suất ngày càng cao như đã làm trong các thập kỷ của thế kỷ 20 vừa qua, hiện nay EMC vẫn đặt ra cho chúng ta các bài toán cần tiếp tục giải quyết. Đó là:
1. Hoàn thiện phương pháp sử dụng một cách tiết kiệm các băng tần. Người ta thường áp dụng:
- Nâng cao độ ổn định tần số của nguồn phát xạ.
- Giảm thiểu cường độ bức xạ ngoài băng và bức xạ phụ
2. Hoàn thiện phương pháp giảm nguồn nhiễu ngay tại nơi chúng xuất hiện. Chúng ta cần tiếp tục:
- Cải thiện đặc tính các bộ lọc dùng thạch anh và ống dẫn sóng.
- Tổng hợp đồ thị tính hướng của anten thu để có đồ thị tính hướng “lõm” đối với hướng can nhiễu.
- Làm “xốp” các xung can nhiễu lớn
- Bọc chắn trường điện từ can nhiễu và nối đất tốt.
Ngoài ra bằng máy tính điện tử thành lập “phương pháp mô hình hoá môi trường điện từ” có xét tới các thiết bị điện từ cụ thể. Máy tính có thể đưa ra các tham số (có xét tới độ bất ổn định) của máy thu, máy phát và anten.
Mô hình hoá có thể đưa ra các khuyến nghị giảm nhỏ các nguy hại của can nhiễu trên các thiết bị cụ thể.
Hữu Khuyến
Nguồn :tapchibcvt