• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Chia Sẻ Tưởng nhớ nhà Giáo nhân Dân- Đinh Xuân Lâm -"tứ trụ" của ngành sử học

Trang Dimple

New member
Xu
38
Nhà giáo Nhân dân Đinh Xuân Lâm nguyên Phó chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, một trong "tứ trụ" của ngành sử học đã về cõi vĩnh hằng vào ngày 25/1 (tức 28 tháng chạp năm Bính Thân) tại Hà Nội. Xin chia buồn cùng gia đình thầy mong thầy luôn bình yên ở nơi ấy !!!!!!!!!!!!

20170125220734-dinh-xuan-lam.jpg

Là một trong những người đầu tiên đặt nền móng cho nền khoa học lịch sử theo quan điểm mác xít, GS Đinh Xuân Lâm đã dày công sưu tầm tài liệu, nghiên cứu thực địa để xây dựng nên những giáo trình lịch sử tiêu biểu, làm cơ sở cho nhiều thế hệ sinh viên học tập (Lịch sử cận đại Việt Nam, Đại cương Lịch sử Việt Nam…). Thầy đã viết hoặc cùng các cộng sự viết hàng chục cuốn sách, hàng trăm bài nghiên cứu về các cuộc khởi nghĩa của các nhà lãnh đạo thời cận đại. Qua các công trình trên, nổi lên những tấm gương sáng ngời trong lịch sử từ các nhà vua yêu nước Hàm Nghi, Duy Tân đến các bậc chí sĩ Phan Đình Phùng, Tôn Thất Thuyết, Phan Bội Châu, Phan Châu Trình cùng các nhà lãnh đạo khởi nghĩa Ba Đình, Hương Khê, Bãi Sậy, Yên Thế …Vào thời kỳ Lịch sử hiện đại, GS. Đinh Xuân Lâm cũng viết nhiều công trình khoa học về Nguyễn Ái Quốc / Hồ Chí Minh, Lê Hồng Phong, Nguyễn Văn Cừ và nhiều nhà lãnh đạo cách mạng khác. Đặc biệt, Thầy đã tham dự và chủ trì nhiều cuộc Hội thảo khoa học, góp phần đánh giá đúng đắn theo quan điểm cách mạng nhiều sự kiện và nhiều nhân vật lịch sử. Sự tham gia tích cực đó đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề lịch sử, do hạn chế về quan niệm và thời cuộc trước đây bị lu mờ hoặc thiếu chính xác, nay dưới ánh sáng của phương pháp luận khoa học hiện đại được đặt đúng vị trí, trả lại sự công bằng, công minh lịch sử.

giao-su-dinhxuan-lam_MRMT.jpg



Đôi nét về cuộc đời sự nghiệp của GS. Đinh Xuân Lâm

GS. Đinh Xuân Lâm sinh ngày 4/2/1925 tại xã Sơn Tân, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh trong một gia đình quan lại phong kiến.

Từ 9 tháng tuổi, ông theo song thân ra sinh sống và trưởng thành ở Thanh Hoá, gắn bó với mảnh đất này như quê hương thứ hai của mình. Sau khi đỗ thành chung, ông học Trường Quốc học Huế và tốt nghiệp tú tài toàn phần ban Triết học văn chương.

Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, ông là một trong những giáo sư Trung học đầu tiên của nước Việt Nam DCCH. Khi hoà bình lập lại (1954), chàng thanh niên Đinh Xuân Lâm được chuyển thẳng lên năm thứ 2 Đại học Sư phạm Văn khoa, đồng môn với Phan Huy Lê và Trần Quốc Vượng.

Việc GS. Trần Văn Giàu (bấy giờ là Chủ nhiệm khoa) "bắt cóc" anh vào Khoa sử có lẽ là sự định sẵn của tiền duyên với chàng trai yêu văn chương nhưng hiểu rất rộng về lịch sử này.

Những năm tháng sống hoà đồng cùng bạn bè, anh Lâm là một sinh viên - giáo viên hưởng lương nhưng vẫn ngày ngày cuốc bộ cùng mọi người từ Khu học xá Đông Dương cũ (nay là Trường Đại học Bách khoa Hà Nội) lên giảng đường 19 Lê Thánh Tông.
20170125233753-thay-lam-2.jpg

Trong mắt bạn bè, anh là người bạn vong niên đầy tình nghĩa, sống đơn sơ nhưng hay vui chuyện và có lối nói hóm hỉnh, bông đùa mà trí tuệ. Trong số các bạn học, anh là người được thầy Trần Văn Giàu quý nhất.

Không phụ lòng thầy, anh và Trần Quốc Vượng, Phan Huy Lê đã đỗ "tam khôi" khoá đó (1956). Cả ba được giữ lại làm cán bộ giảng dạy tại Khoa Lịch sử Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.

Dưới sự dìu dắt của thầy Giàu, anh Lâm ở lại Bộ môn Lịch sử cận - hiện đại Việt Nam, phấn đấu không mệt mỏi để lần lượt góp tên vào các công trình: "Lịch sử Việt Nam 1897 - 1914" (1957), "Hoàng Hoa Thám và phong trào nông dân Yên Thế" (1958), "Lịch sử Việt Nam cận đại" (1959 - 1961)… và trở thành một trong những tên tuổi hàng đầu trong đội ngũ những người nghiên cứu lịch sử Việt Nam cận đại như ngày nay.

Ông được phong học hàm Phó giáo sư năm 1980 và Giáo sư năm 1984, ngành Sử học.

Có thể nói ngay từ khởi điểm sự nghiệp sử học, cuộc đời ông đã gắn chặt với sự nghiệp trồng người và dù trong hoàn cảnh khó khăn cuộc sống đạm bạc, đêm đêm cặm cụi bên ngọn đèn dầu hạt đỗ, đạp xe xuyên đêm từ Đại Từ (Bắc Thái) về Hà Nội thời kháng chiến hay khi đất nước đã im tiếng súng, ông đều coi sự nghiệp nghiên cứu và trồng người là một.

Năm 1988, khi được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân - danh hiệu cao quý nhất của ngành giáo dục - ông đã tâm sự với những học trò đến chúc mừng mình bằng những lời thấm thía: "Huân chương vô giá, đối với tôi, đó chính là thế hệ các anh và những thế hệ sau các anh mà tôi đã góp phần đào tạo, những thế hệ đã và đang đóng góp lao động có ích cho xã hội ở nhiều lĩnh vực".

GS. Đinh Xuân Lâm là người uyên bác, đọc nhiều nhưng không thích lối lập luận "đại ngôn" với những thuật ngữ cầu kỳ. Ông vẫn giản dị thế, bình dị thế mà cần mẫn, năng nhặt cho chặt bị vốn kiến thức sâu rộng của mình. Đọc những công trình của ông, ta thấy ngòi bút sử học cũng giống như tính cách của ông: luôn đĩnh đạc, chắc chắn, tự tin với những kiến giải, tranh luận nhẹ nhàng, hóm hỉnh mà không kém phần sắc sảo khi cần bộc lộ quan điểm cá nhân.

Chắc hẳn ông đã trăn trở rất nhiều bên trang viết bởi giai đoạn lịch sử Việt Nam cận đại mà ông chuyên tâm nghiên cứu là một bước chuyển lịch sử không hề đơn giản. Ông nghiêm túc với bản thân khi cần thay đổi cách nhìn và có khi phủ định chính mình. Đó chính là tinh thần trách nhiệm, dám đặt lại vấn đề với những sự kiện và nhân vật phức tạp mà cao hơn là ý thức về những trang viết của chính mình.

Với sức viết bền bỉ, dẻo dai và khả năng cộng tác, làm việc theo nhóm hiếm có của mình, GS. Đinh Xuân Lâm đã viết và đứng tên hơn 370 bài báo, 7 đề tài nghiên cứu khoa học và 90 đầu sách. Ông đặc biệt có duyên với loại sách giáo khoa phổ thông, sách công cụ, từ điển...

Qua giọng nói và từng trang viết của ông, môn sử không hề khô khan như nhiều người vẫn nghĩ. Là một cán bộ có nhiều kinh nghiệm sư phạm, phong cách điềm đạm, khúc triết và khá hùng biện cùng thái độ khiêm nhường, cởi mở, thoải mái, ông đã mang lại sức sống cho các giờ giảng và nhen lên trong lòng các thế hệ học trò tình yêu đối với môn học, với cội nguồn và truyền thống dân tộc.

 
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top