PHÚC KEYNES
New member
- Xu
- 0
TƯƠNG LAI CỦA TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC
William Sweet
Tương lai của truyền thống và đạo đức truyền thống sẽ như thế nào khi đứng trước những thách thức của sự văn minh hiện đại? Đây cũng chính là nội dung của cuộc hội thảo “Đạo đức truyền thống và những vấn đề của quá trình hiện đại hoá”. Vấn đề này đã trở thành chuyện đau đầu không chỉ ở các quốc gia châu Á mà còn ở khắp các nước châu Phi, châu Mỹ Latinh, Đông Âu và thật sự trên toàn thế giới.
Trong bài này, tôi muốn điểm lại vai trò và vị trí của truyền thống và đạo đức truyền thống trong nền văn hoá đang chịu nhiều thách thức. Để bắt đầu, tôi xin đưa ra một vài nhận xét về truyền thống và tầm quan trọng của nó đối với đạo đức, nghĩa là các nguyên tắc thông lệ đạo đức. Sau đó, tôi sẽ bàn sang các thách thức chính yếu đối với đạo đức truyền thống bắt nguồn từ khái niệm hiện đại, hậu hiện đại, và sự tồn tại của sự đa dạng và phong phú xã hội. Tiếp theo, tôi sẽ chứng minh rằng những thách thức này không làm mất đi đạo đức truyền thống và xa hơn nữa có những nguyên tắc đạo đức ràng buộc hợp với luân thường đạo lý và hợp pháp, tồn tại trong những thói quen và tín ngưỡng truyền thống, mặc dù chúng không tồn tại trong những thói quen và tín ngưỡng truyền thống. Và cuối cùng, tôi sẽ đưa ra một vài nét về tương lai của truyền thống và đạo đức truyền thống theo quan điểm của tôi.
I. Một cộng đồng có thể là một cộng đồng xét về chính trị, văn hoá hay tín ngưỡng được định nghĩa dựa trên những tính cách được tiêu chuẩn hoá của họ, hay nói khác hơn chính là các giá trị đạo đức và chuẩn mực đạo đức của họ. Chữ giá trị đạo đức tôi muốn đề cập ở đây không chỉ là các học thuyết hoặc tiêu chuẩn đạo đức mà còn bao gồm các “thông lệ và bài học đạo đức” hay các “phương thức ứng xử”.
Trong các cộng đồng tự nhiên (gia đình, làng mạc hay quan hệ láng giềng, các nhóm người dân tộc thiểu số) và trong các cộng đồng tồn tại với một quá trình lịch sử lâu đời (ví dụ như một quốc gia) thì các tiêu chuẩn xử thế, phương thức và chuẩn mực đạo đức phần lớn được xác định bởi quá khứ của nó hay còn được gọi là truyền thống. Theo một định nghĩa chung được đại đa số chấp nhận thì truyền thống là một kiểu mẫu theo phong tục đã được thiết lập, kế thừa về tư duy, hành động hay hành vi cư xử (như nghi lễ tôn giáo hay tập quán xã hội) và sự tiếp nối văn hoá về những quan điểm, tập tục và thể chế xã hội. Nó cũng đồng nghĩa với việc truyền lại những thông tin, tín ngưỡng và tập quán từ thế hệ này sang thế hệ khác mà không hề dùng đến văn bản viết, chủ yếu chỉ là truyền miệng. Như ta đã biết, truyền thống có nghĩa là quá khứ, thế nhưng nó lại không giới hạn ở đó. Nó khẳng định rằng có một sự tiếp nối, truyền thống tồn tại trong suốt một khoảng thời gian dài, truyền thống có một hiện tại và cũng có thể có một tương lai. Và khi miêu tả truyền thống như một mô hình tư duy, không chỉ là mô hình tư duy của riêng một cá nhân, ta có thể thấy truyền thống tồn tại trong các cá thể, và nó vừa vượt qua khả năng của con người lại vừa có quyền lực đối với con người. Chính vì thế chúng ta có thể nói rằng truyền thống có tính quy chuẩn, có nghĩa là nó quy định chúng ta nên hành động và cư xử thế nào cho phải lẽ.
Đạo đức được xác định chủ yếu dựa trên lịch sử và truyền thống. Bởi vì đạo đức ám chỉ thông lệ và các phương thức ứng xử cho nên việc chúng không chỉ mang tính cá nhân mà nhất thiết phải tập trung vào xã hội và mang những đặc điểm của xã hội. Tuy nhiên, đối với một số người đặc tình này gây cản trở rất lớn đối với việc hình thành cá tính và sự tự do. Và do các đạo đức truyền thống và giá trị đạo đức ít nhiều có liên quan quá khứ nên chúng được coi là hướng tới quá khứ nên chúng được coi là hướng tới quá khứ và mang tính quy ước chứ không phải là hướng tới tương lai và mang tính năng động. Nói chung, truyền thống (chẳng hạn như truyền thống văn hoá và tôn giáo) và nhất là đạo đức truyền thống thường được coi là bảo thủ, không giàu tưởng tượng trong một thế giới đang đổi thay cùng với tính vững chãi, hướng nội, không chấp nhận đổi mới, thiển cận hay biếng nhác và đôi khi còn sai lầm lệch lạc.
II. Như những nhận xét đã nêu trên, đạo đức truyền thống và truyền thống nói chung là một tập hợp luôn bị đặt trước hàng loạt những thử thách cam go. Một số những thách thức này không còn mới gì, thế nhưng hiện nay dường như những thử thách này đang tăng lên một cách đáng kể bắt nguồn từ nhiều viễn cảnh khác nhau.
Một trong những nguyên nhân của thử thách đối với đạo đức truyền thống là “tính hiện đại”. Ở đây hiện đại có nghĩa là những dòng tư duy bắt nguồn từ kỷ nguyên khai sáng, hay chí ít cũng là điển hình của kỷ nguyên này. Nó muốn gạt bỏ tất cả những truyền thống và thiết lập nên những cấu trúc của triết học, văn hoá, khoa học và đạo đức chỉ dựa trên nền tảng của lý trí. Như vậy, không phải là những tập quán mang tính chất kế thừa hay đức tin tôn giáo mà chính lý trí đã trở thành nền tảng cho đạo đức và thông lệ đạo đức.
Ví dụ như, trước tiên chúng ta có thể tìm thấy ở đây những quy luật duy lý tự nhiên và những học thuyết súc tích về xã hội của Hugo Grotius, Thomas Hobbes và John Locke, rồi đến những học thuyết duy lý về mặt đạo đức như của Inmanuel Kant và John Stuart Mill (và trong một chừng mực nào đó ta có G.W.F. Hegel và Karl Marx). Những học thuyết này bênh vực cho một giá trị đạo đức độc lập với truyền thống tôn giáo và trong một số trường hợp về cơ bản chống đối lại giá trị đạo đức này. Trong những hệ thống đạo đức này, lý trí đã thay thế chỗ của thần thánh, đấng chúa trời và những gì đại diện cho đấng chúa trời.
Sự nhấn mạnh của kỷ nguyên khai sáng đối với lý trí là thách thức đầu tiên của đạo đức truyền thống, hay nói khác là nó đưa ra nghi ngờ về những lý thuyết thông lệ đạo đức truyền thống. Tuy nhiên thách thức thứ hai đối với đạo đức truyền thống lại bắt nguồn đối với đạo đức truyền thống lại bắt nguồn từ một khía cạnh khác của tính hiện đại, đó chính là chủ nghĩa chủ quan. “Chỉ xét về chủ thể” là một trong những đặc điểm của kỷ nguyên hiện đại. Điều này được chứng minh khi Descartes nhấn mạnh tầm quan trọng của nhận thức luận hơn học thuyết siêu hình và sự vượt trội của sự hiểu biết về cái tôi trên tất cả mọi sự hiểu biết khác. Bất cứ những gì bản thân không nắm bắt được một cách trực tiếp hoặc rõ ràng đều cần có bằng chứng cụ thể. Tiêu chuẩn hiểu biết này không chỉ áp dụng cho những vấn đề siêu hình học và nhận thức luận, mà còn áp dụng cho lý thuyết về đạo đức và thông lệ đạo đức và thông lệ đạo đức. Cụ thể hơn, sự nhấn mạnh này đối với chủ thể con người dẫn đến hai hệ quả: thứ nhất là đạo đức truyền thống cần phải được chứng minh và thứ hai là việc chứng minh này đòi hỏi phải thoả mãn nhu cầu của chủ thể. Và dần dần hệ quả thứ hai dẫn đến một quan điểm cho rằng chính chủ thể tạo nên những tiêu chuẩn thật giả, và không có tiêu chuẩn nào nằm ngoài chủ thể.
Ngay cả hiện nay vẫn tồn tại những thách thức mang tính chủ quan và duy lý lớn đối với đạo đức. Chẳng hạn như có một thông lệ đạo đức của hầu hết, nếu không muốn nói là tất cả các nền văn hoá, là con cái phải tôn trọng và vâng lời cha mẹ, phải chịu sự trừng phạt của cha mẹ nếu chúng cư xử không hợp lẽ. Là một truyền thống, điều này được truyền lại và kế thừa qua các thế hệ dù không được viết thành văn. Con cái mà không kính trọng và vâng lời cha mẹ thì sẽ bị phạt không chỉ bởi cha mẹ mà còn bởi cả những thành viên khác trong gia đình và đôi khi bởi cả cộng đồng nếu như gia đình của chúng xao lãng việc này.
Nhưng ngày nay tập tục này đang có xu hướng thay đổi ở một số nước. Người ta, thậm chí ngay chính con cái, kêu gọi các bậc phụ huynh hãy biện minh cho mong đợi của họ để được tôn trọng và vâng lời. Hơn thế nữa, ở một vài quốc gia khác, những hình phạt về thể xác cho việc không vâng lời. Hơn thế nữa, ở một vài quốc gia khác, những hình phạt về thể xác cho việc không vâng lời (ví dụ như đánh đòn) được coi là bất hợp pháp. Như vậy thì ít ra truyền thống con cái phải vâng lời cha mẹ cần phải được chứng minh là đúng hoặc phải đưa ra một lý do chính đáng. Nói rằng đây là một truyền thống đã từng trải qua hàng thế kỷ và đứng vững qua bao thử thách của thời gian không thể được xem như là một lý do (và vị trí của một “gia đình lớn” hay cộng đồng xét về mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái cần phải được định nghĩa lại. Nói chung, hiện nay việc một thành viên trong gia đình hay trong một cộng đồng bảo cha mẹ phải phạt con cái được xem như là không thể chấp nhận được).
Tuy nhiên vẫn còn lý do thứ hai của những thách thức đối với đạo đức truyền thống là cái được gọi là “hậu hiện đại” (việc này gây không ít những lời tranh cãi từ phía các nhà ủng hộ học thuyết nam nữ bình quyền, những học thuyết gia sinh thái “xanh” và những người khác nữa). Mục tiêu chỉ trích đầu tiên của thuyết hậu hiện đại và những phong trào này chỉ đơn thuần là phát triển những lời chỉ trích hiện đại về truyền thống và biến nó trở thành những lời phê bình chống lại chính khái niệm hiện đại. Mục tiêu chính yếu của hậu hiện đại là tính hợp lý và việc nhấn mạnh rằng cần ưu tiên lý lẽ. Những người theo thuyết hậu hiện đại cho rằng sự nhấn mạnh trên lý trí, cái mà tôi gọi là chủ nghĩa duy lý, đang chịu những tổn thất từ những sai lầm tương tự như là những truyền thống mà chủ nghĩa duy lý đã thách thức. Nói cách khác, chủ nghĩa duy lý trở thành một “hệ tư tưởng”. Trong khi chủ nghĩa duy lý đang nỗ lực nâng bản thân nó lên trên những cuộc tranh luận về tư tưởng thì thật ra nó cũng vẫn chỉ là một hệ tư tưởng cần được tranh cãi. Ngay từ đầu, chủ nghĩa duy lý đã tự cho mình – và bây giờ vẫn tự cho mình - là phổ quát và có thể đưa ra một quan điểm trung lập để từ đó có thể phê bình và đánh giá tất cả các giá trị truyền thống. Nhưng cái quan điểm đặc quyền mà chủ nghĩa duy lý đưa ra lại không được thừa nhận khi con người nhìn nhận vấn đề phong phú và đa dạng về văn hoá một cách nghiêm túc. Những người có quan điểm hậu hiện đại và cả những người ủng hộ nó cho rằng tính duy lý chỉ là một truyền thống nữa mà thôi và thực ra chẳng hề có lý thuyết nào mang tính toàn cầu cũng như không thể có quan điểm hay ngôn ngữ nào mang tính trung lập và có thể hoạt động như một người phân xử những hệ tư tưởng đối lập.
Như vậy thì những người có quan điểm hậu hiện đại phê bình tính hiện đại, nhưng đồng thời họ cũng phê bình cả truyền thống và đạo đức truyền thống. Họ cho rằng phạm trù đạo đức truyền thống đã mục nát hoặc rạn nứt và chắc chắn là không phổ quát. Họ cho rằng đạo đức truyền thống là phân biệt chủng tộc, là phân biệt giai cấp và giới tính, là “phân biệt loài” v.v… Nhưng vì con người không thể đòi hỏi những tiêu chuẩn phổ quát và trung lập, những nhà phê bình này cuối cùng chấp nhận một quan điểm mà theo họ là phong phú, là tương đối đa dạng nhưng thực ra chỉ là một thuyết tương đối về đạo đức hay là một chủ nghĩa chủ quan về văn hoá.
Điều này đặc biệt trở nên rõ ràng trong những cuộc tranh luận về thông lệ đạo đức ngày nay. Mặc dù đối với một số nền văn hoá, chủ nghĩa chủ quan thường không được chấp nhận nhưng nhiều người vẫn cho rằng đối với cấp độ toàn cầu thì không có thông lệ đạo đức nào mang tính phổ quát hay đa văn hoá, cho nên tất nhiên cũng không có quy tắc đạo đức nào mang tính đa văn hoá. Chỉ có những nền văn hoá và truyền thống khác biệt, khác biệt về cơ bản, trong đó có những sự hiểu biết về đạo đức và thông lệ đạo đức khác nhau. Và người ta vẫn thường nói rằng không có một sự hiểu biết hay một thông lệ nào được chứng tỏ là tốt hơn những sự hiểu biết hay thông lệ khác.
Ví dụ như, khi xét đến vấn đề đối xử với phụ nữ, người ta vẫn nói không những không có nguyên tắc nào chung hay mang tính phổ quát về sự bình đẳng hay chân giá trị bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới, mà thậm chí không có nguyên tắc bình đẳng nào trong xã hội này được áp dụng trong một xã hội khác. Lý do của việc không chấp nhận chân giá trị bình đẳng này không phải vì đạo đức truyền thống đã thay đổi, vì các thông lệ đạo đức quá khó thực hiện hay vì nó liên quan đến nhiều sự thay đổi cơ bản của xã hội, v.v… Lý do hợp lý hơn chính là vì quan niệm về sự bình đẳng và chân giá trị bình đẳng không thể áp dụng được trong những nền văn hoá khác nhau. Vì những nhà hậu hiện đại cho rằng chúng ta không thể kêu gọi đến lý lẽ khi đưa ra một tiêu chuẩn đặc biệt để đánh giá những thông lệ đạo đức, nên không thể có sự phê bình hợp lý nào đối với những nền văn hoá nơi tồn tại những bất công. Vì vậy, một số ngườI có thể nghĩ rằng điều này có nghĩa là những giá trị đạo đức truyền thống của những nền văn hoá đó được bảo vệ. Nhưng không phải như vậy, bởi lẽ cũng không có lý do nào được coi là hợp lý để theo đuổi những thông lệ đạo đức. Lý lẽ không thể chiếm ưu thế hơn so với truyền thống, nhưng điều này không có nghĩa là truyền thống có bất kỳ giá trị thực nào. Những nhà hậu hiện đại cho rằng giá trị đạo đức truyền thống giữ được vị trí của nó là nhờ có quyền lực. Và cũng chẳng có lý do giúp cho nó không bị thay thế bởi bất cứ điều gì các nhân vật nắm quyền lực trong tay mong muốn.
Thử thách thứ va đối với giá trị đạo đức truyền thống là một lý do đơn giản: sự hiện hữu của tính phong phú và đa dạng về văn hoá. Ở đây, đơn giản là đạo đức nói chung và những thông lệ đạo đức xác định dường như ngày càng trở nên không thích hợp với cuộc sống thường ngày, hoặc không thể thực hiện được hoặc rất vô lý. Sự giới hạn về hành vi do các giá trị đạo đức truyền thống áp đặt chỉ có giá trị khi con người coi trọng truyền thống. Đối với mức độ quốc tế thì dường như không có giá trị đạo đức nào được thiết lập vững chắc, cũng như không có thông lệ đạo đức nào được thiết lập vững chắc, cũng như không có thông lệ đạo đức nào được tất cả mọi người tôn trọng. Những lời kêu gọi đối với những nguyên tắc đạo đức truyền thống (như giữ hoà bình, tỏ ra tôn trọng các quốc gia khác, cho phép quyền tự trị và chân giá trị) có rất ít hoặc không có tác động gì. Hầu hết, nếu không có tác động gì. Hầu hết, nếu không muốn nói là tất cả các quốc gia chỉ chú ý tới những lời kêu gọi đó một cách không nhất quán. Điều tương tự cũng xảy ra giữa các dân tộc và giữa các cộng đồng: lời kêu gọi đối với đạo đức truyền thống ngày càng ít tác dụng.
Hãy thử xét chế độ nô lệ ở Sudan hay nạn diệt chủng ở Rwanda. Ở đó, tinh thần đoàn kết hay hợp tác xã hội có thể tan rã chỉ trong ngày một ngày hai, và người ta dễ dàng phớt lờ những lời kêu gọi về truyền thống cũ. Vì thế, một số người tra tấn hay giết hại những người mình đã sống hay làm việc chung chỉ vì những người này thuộc về một dân tộc hay một bộ tộc khác, bất chấp hàng thế kỷ cùng chung sống trong hoà bình. Hơn thế nữa, trong khi một số người trong chúng ta, những người sống ở những quốc gia khác, chỉ trích những hành động như vậy thì ngày càng nhiều người nén nhịn không nói ra những lên án đạo đức của mình. Một số người chỉ phát biểu: “Ai sẽ là người phân xử kẻ đúng người sai?”. Hay hãy thử xét một trường hợp khác cục bộ hơn. Cùng một lúc, ở một số người nước ngoài ta tin rằng nếu ai đó bày tỏ (một giá trị đạo đức truyền thống là) lòng trung thành đối với gia đình, bạn bè, liên đoàn hay cộng đồng của họ thì sẽ được trả ơn. Nhưng ngày càng nhiều người đặt lợi ích cá nhân của họ lên trên lợi ích của tập thể và ngay cả khi họ tỏ ra quan tâm đến tập thể thì điều đó có thể cũng chỉ là nhất thời mà thôi. Điều này cũng đúng trên nền đối với cá nhân. Đạo đức truyền thống và thông lệ đạo đức đã mất dần ảnh hưởng của nó đối với hành vi cá nhân. Thông lệ đạo đức về một cuộc sống hôn nhân lâu dài bền vững đã biến mất. Ngay cả đối với những người lập gia đình và không ly dị thì hôn nhân nói chung cũng chỉ được coi là một bản hợp đồng muốn cũng có thể huỷ bỏ được. Rõ ràng là có rất ít hoặc không có sự phản đối, khinh miệt hay ủng hộ nào mang tính xã hội ở những nước phương Tây và thái độ này cũng đang bắt đầu bén rễ ở rất nhiều nước không phải phương Tây.
Và vì vậy, trong các nền văn hoá và trên thực tế, người ta không còn tin rằng bất cứ giá trị đạo đức hay thông lệ đạo đức nào cũng có thể là nền tảng chắc chắn để đánh giá một người nào đó là đúng hay sai xét về mặt đạo đức. Vì thế, kết quả không chỉ là chủ nghĩa chủ quan hay thuyết tương đối mà thuyết hư vô. Ta phủ nhận khả năng có bất cứ quy tắc hay tiêu chuẩn nào. Đạo đức tốt nhất chỉ là thị hiếu chủ quan. Vậy thì, đạo đức truyền thống tốt nhất là cái mà người ta chấp nhận làm theo. Nhưng một người có thể chọn cách chấp nhận các giá trị đạo đức khác, hay đơn giản là từ bỏ luôn đạo đức, hoàn toàn quyết định mọi việc dựa trên tính thiên vị chủ quan của mình. Thực vậy, một trong những nhân vật của văn học phương Tây nửa cuối thế kỷ trước không phải là người vô luân mà là người phi luân - người mà đối với họ, phạm trù đạo đức dù là dựa trên lý luận hay truyền thống đều không hề được áp dụng.
Như vậy thì không có gì mỉa mai khi nói rằng thế giới này xét về nhiều khía cạnh đã được toàn cầu hoá, và khi kinh tế và các thể chế văn hoá, xã hội, chính trị ngày càng trở nên thống nhất, những thông lệ truyền thống ngày càng biến đổi và bị giới hạn, thì thế giới đạo đức cũng ngày càng rời rạc. Nhưng không có gì phải ngạc nhiên về điều này vì theo như một nhà phê bình của tờ The New Statesman viết thì “sự toàn cầu hoá về kinh tế chỉ hoàn thành nốt những gì đã được chủ nghĩa hậu hiện đại hướng tới về mặt trí tuệ và chủ nghĩa cá nhân hướng tới về mặt chính trị (hay chủ nghĩa chủ quan).
Tóm lại, những thách thức đối với đạo đức truyền thống có rất nhiều và rất mạnh mẽ. Và, nếu chúng thành công thì sẽ không chỉ không có đạo đức truyền thống mà sẽ không có cả đạo đức. Và như tôi đã đưa ra giả thuyết, tốt nhất là điều này sẽ dẫn đến một thuyết tương đối cấp tiến, nếu không phải là sự bất ổn và thuyết hư vô.
III. Những gì tôi vừa trình bày cho thấy tình huốn hiện tại có vẻ như không có lối thoát. Nhưng tôi cho rằng, như tôi đã khẳng định (ở các phần khác) là sẽ có một giải pháp.
Có một lý do chính đáng để bác bỏ sự vượt quá giới hạn của tính hiện đại và chủ nghĩa duy lý, và thậm chí có một lý do chính đáng hơn để không chấp nhận phê bình những giá trị đạo đức và đạo đức truyền thống nói chung mà người ta tìm thấy trong chủ nghĩa hậu hiện tại và những tư tưởng ủng hộ nó. Tuy nhiên, tôi cho rằng không nhất thiết phải bỏ đi truyền thống và đạo đức truyền thống vì chúng cần thiết cả trong hiện tại và tương lai. Tôi cũng cho rằng một người có thể chứng tỏ chúng cần thiết tới mức những vấn đề hiện đại hoá thương mại - những phê bình hiện đại và hậu hiện đại – đang mất đi vị trí của nó. Cuối cùng, tôi khẳng định việc này cũng sẽ cho chúng ta thấy vị trí và vai trò của những bài học truyền thống trong tương lai, nghĩa là tương lai của truyền thống sẽ ra sao.
Trước tiên, tôi muốn nói một vài lời về mức độ cần thiết của truyền thống và những bài học đạo đức truyền thống. Như tôi đã viết trong phần đầu, truyền thống quyết định rất lớn đến thông lệ đạo đức của chúng ta, và thậm chí liên quan đến kiến thức đạo đức nền tảng. Truyền thống là nguồn gốc đạo đức của chúng ta; những quy tắc đạo đức của chúng ta trước tiên được quyết định bởi “truyền thống” (Ví dụ: truyền thống đạo đức hay tôn giáo). Truyền thống cũng rất quý giá. Người ta thường kêu gọi truyền thống. Nó giúp chúng ta đặt hiện tại vào một khung cảnh, và là nguồn gốc của ý tưởng và các giải pháp khả thi đối với các vấn đề chúng ta đang đương đầu, và nó có một ảnh hưởng hay đòi hỏi mang tính quy phạm đối với chúng ta trong việc khuyên bảo chúng ta những việc nên làm.
Thực tế không thể trốn tránh truyền thống.
Chúng ta hãy lấy ví dụ về truyền thuyết chính trị và triết học của Karl Marx. Marx đã nói rằng ông ta “tôn Hegel lên đầu”, có nghĩa là ông ta đã nắm bắt được chủ nghĩa duy tâm biện chứng, và biến nó thành chủ nghĩa duy vật biện chứng, và rất nhiều người theo chủ Marx đã nói rằng công trình của Marx là hoàn toàn “giống” triết học của Hegel. (Ở đây, đứng trên quan điềm của Hegel về lý trí hay tinh thần, Marx đã thay thế “thế giới vật chất”, cụ thể là mối quan hệ kinh tế của con người. Những điều kiện vật chất, không phải là “lý trí” theo Marx là nền tảng cho sự phát triển và thay đổi). Và vì thế, sự giải thích của Marx là sự đáp lại triết lý Hegel và không thể hiểu một cách đầy đủ nếu không hiểu triết lý là, trong phạm vị rộng hơn, nguồn gốc và linh cảm của nó.
Một lời khẳng định tương tự có thể đưa ra nếu xem xét vấn đề tôn giáo. Lấy ví dụ việc dạy Thiên Chúa giáo - về chúa Jesus của Nazathreth. Trong sách phúc âm Kinh thánh Mới của Matthew (5: 17 – 18), chúa Jesus có nói: (17) “đừng nghĩ đến việc ta quyết định bỏ đi luật lệ hay sách Kinh Cựu Ước; ta ở đây không phải để gạt bỏ chúng mà để bổ sung chúng. Thật sự, ta muốn nói với các người rằng cho đến khi thượng đế hay trái đất chết đi, không một chữ cái, hay dấu chấm nào được bỏ đi trong luật lệ cho đến khi tất cả được hoàn tất.”
Ở đây, yêu cầu của chúa Jesus là thông điệp của Ngài phụ thuộc vào hoàn cảnh và truyền thống của Đạo Do Thái. Chính truyền thống này là cái mà chúa Jesus nói Ngài muốn hoàn thành, chứ không phải là thay thế. Nhưng, nghiên cứu sâu hơn thì chúng ta thấy những gì chúa Jesus đã làm và đề nghị phải thực hiện thật khó hiểu nếu không hiểu hoàn cảnh xuất thân của Ngài, hoàn cảnh mà Ngài và các đồ đệ đã sống và dạy học. Để hiểu được lời giáo huấn của Thiên Chúa Giáo, chúng ta phải hiểu những điều nói trong luật lệ và sách Kinh Cựu Ước của Hebrew Scriptures đó chính là truyền thống của Jesus.
Hay, trong “thông luật” của các nước Mỹ-Anglo, quan điểm về truyền thống là hiện đại và thiết yếu thể hiện trong các quan điểm nền tảng như tiền lệ, các bằng chứng, và các quy tắc luật. Việc đánh giá sự vô tội hay có tội đều được dựa trên các thủ tục chính thức mà chính nó là truyền thống hay kết quả của truyền thống.
Việc tin tưởng vào những ví dụ về truyền thống và hoàn cảnh không chỉ là ngẫu nhiên. Nói chúng, từ viễn cảnh của, rõ ràng là truyền thống cũng cần thiết cho kiến thức có thể tồn tại. Vì để hiểu những kinh nghiệm hiện tại, chúng ta có thể đưa sự hoà hợp với những kinh nghiệm trong quá khứ của mình – cùng với vốn từ vựng, những câu chuyện, lối suy nghĩ, sự tự nhận biết, và hiểu biềt lẫn nhau, không chỉ xem đó là một tiền đồ hay hình thái của cuộc sống. Và điều này bao gồm cả việc liên hệ với chiều hướng xã hội và kinh nghiệm của người khác. Việc thực hành ngôn ngữ và nhận thức có thể là truyền thống hay gắn với truyền thống.
Vì vậy, truyền thống là hiện tại xuyên suốt cuộc sống nhận thức của chúng ta, và chúng không chỉ quý giá mà còn rất cần thiết đối với việc tự nhận thức và quyết định những việc làm trong tương lai.
Tuy nhiên, tôi muốn đi sâu hơn vào vấn đề và tôi cho rằng không vì thế mà việc nhận thức của con người và đời sống tinh thần của chúng ta là hoàn toàn cố định hay xác định bởi các truyền thống tương ứng, và các truyền thống này quá khác biệt nhau đến mức những người tuân theo truyền thống này không thể hiểu và có những đánh giá đúng về hoạt động của những người theo truyền thống khác. Nói cách khác, có một phương cách giúp ta nhận biết giá trị và sự thống nhất của truyền thống và các bài học đạo đức truyền thống và cả truyền thống đóng vai trò là cầu nối. Bằng việc nhận biết điều này, chúng ta không chỉ tránh được thuyết tương đối về đạo đức về “sức mạnh luôn đúng”, mà chúng ta còn có một cách để đề cập đến các thử thách và vấn đề hiện đại hoá. Nhưng nếu theo phương cách này, trước tiên ta cần phải xem xét những gì là nền tảng hay liên quan đến truyền thống.
Trước hết, rõ ràng là tất cả mọi người trong phòng này, hay hầu hết các đoàn nhóm quốc tế nào đều có nét khác biệt nhau về truyền thống và còn có những khác biệt về giá trị, văn hoá, tôn giáo và thông lệ đạo đức. Tuy nhiên, rõ ràng là vẫn tồn tại giao tiếp. Dĩ nhiên, có những thất bại trong giao tiếp, và đôi khi cuối những buổi thảo luận vẫn không thể giải quyết được vấn đề. (Có nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn đề này, nhưng một số nguyên nhân là kết quả của sự thất bại hay lỗi của cá nhân). Tuy vậy, trong nhiều, rất nhiều vấn đề, những bất đồng về ngôn ngữ, lịch sử, văn hoá, và tôn giáo có thể và đang được giải quyết. Xét trên diện rộng, một minh hoạ cho vấn đề này là tổ chức Liên Hiệp Quốc và các cơ quan của nó. Một minh hoạ thứ hai (mà có tính gợi ý nhiều hơn) là những phong trào về giáo hội toàn thế giới trong thế kỷ hai mươi. (Tôi đã viết ở phần khác, giáo hội toàn thế giới là một mẫu để chúng ta có thể đi đến thống nhất và hợp nhất với nhau cho dù có những khác biệt về các giá trị, và tôi sẽ không lặp lại những lý lẽ này ở đây).
Làm thế nào mà sự giao tiếp quốc tế và sự trình bày các chính sách và các hoạt động chính trị (ví dụ như Liên Hiệp Quốc) hay các giáo hội toàn thế giới và các cuộc đàm thoại qua lại về tôn giáo lại đạt được nhiều thành công như thế? Tôi nghĩ lời giải thích có thể tìm thấy trong sự giả định trước của mỗi hoạt động, các hoạt động mà chúng ta có thể gọi là “thực hành giao tiếp”. Việc mà Liên Hiệp Quốc làm thường không phải là tìm một đề tài trung lập mà là tìm một đề tài thông thường. Liên Hiệp Quốc tìm kiếm nơi có những mối quan tâm, những giá trị mà tất cả đều có thể chia sẻ và tin cậy. Hay việc giáo hội toàn thế giới tiến hành tìm kiếm một “mảnh đất” hay một tập hợp các nhiệm vụ, hay một “cuộc đàm luận” quen thuộc với tất cả những ai tham gia. Trong những trường hợp này, cần lưu ý đến giai đoạn đầu tiên là không được độc tài hay ép buộc người khác chấp nhận các giá trị nào đó mà chỉ đơn giản tìm kiếm những giá trị chung.
Trong những trường hợp này, dù khác biệt về tôn giáo, chính trị, và văn hoá giữa những người tham gia cuộc nói chuyện thì vấn đề cũng khá rõ ràng là giai đoạn đầu tiên đã đạt được, và mọi người đều nhận thấy (ít nhất là sự ngầm ý) có những ý kiến, vấn đề quan tâm, giá trị mọi người đều có thể tham gia. Và có vẻ hợp lý khi nói rằng đề tài chung này không chỉ trùng nhau, mà những người tham gia thảo luận ít nhất có thể đóng góp ý kiến, thể hiện sự quan tâm, và những giá trị đạo đức xét về mặt tồn tại của chúng. (Tuy nhiên, chúng ta không cần nói rằng họ biết họ có những người dưới chế độ nô lệ thì có sự quan tâm đến vấn đề giải phóng, ngay cả khi anh ta không ý thức hay nhận biết được sự quan tâm này).
Khi đó, có mối quan hệ nền tảng không bó buộc giữa các ý kiến này và các mối quan tâm về con người và thế giới mà họ sống, nghĩa là thực tại, như thế nào. Thực tế, ai đó có thể nói rằng những ý kiến và sự quan tâm này là khách quan bởi vì chúng phản ánh điều cơ bản là một con người là như thế nào (ví dụ như con người là loại thể chất, tinh thần, đạo đức và tinh thần và các loại nhu cầu mà con người có). Những giá trị, nhu cầu và vấn đề quan tâm cơ bản này được, hoặc có thể được chia sẻ giữa những người khác biệt về văn hoá và truyền thống, và chúng là điểm khởi đầu của cuộc thảo luận và những hoạt động chung.
Một số trong những mối quan tâm, giá trị và ý kiến này là gì?
Ở mức độ cơ bản nhất, có sự nhận biết về bản chất và giá trị của chính cuộc sống. Để có cuộc sống của một con người, thì cần phải có những điều kiện vật chất khách quan nào đó, ví dụ như có thực phẩm, nước, và các nguồn tài nguyên liên quan, chỗ ở và sự che chở, cũng như khả năng thoả mãn không chỉ về điều kiện vật chất cơ bản mà cả nhu cầu về tri thức, đạo đức, và tinh thần.
Cũng ở mức độ cơ bản như vậy, đối với một dân tộc hay bất cứ nhóm người nào sống và phát triển, họ cũng phải nhận thức rằng những mối quan tâm, những nhu cầu và mục đích này là những mối quan tâm, nhu cầu và mục đích chung. Họ phải chia sẻ hay có khả năng chia sẻ một vấn đề, một ngôn ngữ, những thói quen hay những hoạt động với người khác và, những người có thể theo đuổi các hoạt động này. Từng cá nhân phải tự nhận thức được tầm quan trọng của những nhu cầu này (và có lẽ cả những mối quan tâm và mục đích này nữa), và tầm quan trọng hơn hẳn của một số giá trị đối với những giá trị khác, mặc dù họ có thể (ít ra là ban đầu) không nhất trí giá trị nào đóng vai trò quan trọng hơn giá trị nào.
Tuy nhiên vẫn có một nhóm những điều kiện vật chất hay bán vật chất khác tồn tại và cần thiết cho những điều kiện “sơ cấp” xuất hiện ngay sau đó. Thứ nhất, con người phải nhận thức được những cá nhân xung quanh là những người mà họ có thể chung sống và hoạt động. Thứ hai, (điều này thực ra không tách biệt với điều 1), con người phải nhận thức họ đã có hoặc có thể có chung một số tín ngưỡng, thái độ và quan điểm không những về những nhu cầu cơ bản của con người, cách con người có thể và buộc phải thoả mãn những nhu cầu đó như thế nào, mà còn vệ sự giao tiếp và hợp tác với nhau, về hoạt động của thiên nhiên và còn nhiều hơn nữa, chúng ta có thể gọi là những “quan niệm chủ đạo”.
Những quan niệm chủ đạo cơ bản này do con người phát hiện chứ không sáng tạo ra. Chúng phải được khám phá (hoặc cho là được khám phá) ra đề bất cứ một cuộc đối thoại hay hợp tác nào – và đề hầu hết các mối quan hệ - có thể tồn tại. Nếu không có chung một mức độ cơ bản nào đó thì chúng ta khó có thể giao tiếp với nhau. (Thật ra, ngay cả một con người và một con chó cũng có chung một khái niệm “chủ tớ” khi con người huấn luyện chó).
Trước khi đi sâu hơn chúng ta nên chú ý đến một số các quy luật và đặc điểm khác được đề cập ở đây.
Thứ nhất, theo như trên thì rõ ràng là sự tồn tại của các quan niệm chủ đạo rất cần thiết cho đời sống ý thức hay tinh thần của mỗi cá nhân và hình thành nên các khuôn mẫu tư duy. Bởi vì không những tư tưởng này giúp cá nhân hoà nhập được với cuộc sống cộng đồng mà còn chỉ cho cá nhân biết thế nào là một con người. Nói rộng ra, đây là những khái niệm như “con người”, “nhu cầu”, “cuộc sống”, “tương lai” và có thể “giống như tôi” hay “không giống như tôi”, những khái niệm này bộc lộ giới tính và bản sắc dân tộc của một cá nhân. Những quan niệm này còn bao gồm các ý niệm về lý trí và duy ý chí. Nói tóm lại, đây là những (loại) quan niệm mà (theo như trong nhân vật một cuộc đối thoại phát biểu), nếu chúng ta từ bỏ chúng, chúng ta sẽ không còn là mình trước đây nữa. Theo cách này, chúng ta thấy những quan niệm chủ đạo giữ một phần quan trọng trong mỗi cá nhân vì chúng hình thành nên cách chúng ta tìm hiểu bản thân và thế giới xung quanh.
Thứ hai, chính những quan niệm chủ đạo tồn tại trong một nền văn hoá cấu thành và thúc đẩy truyền thống. Do đó, chúng không chỉ là những quan niệm khách quan mà còn mang tính khách quan tương hỗ. Thực tế các quan niệm này không dùng lại ở đó. Phần lớn nói về bản chất của thực tiễn, cụ thể là các mong muốn và nhu cầu cơ bản của con người và do vậy con người không thể chỉ đơn giản chọn cho mình một quan niệm này hay quan niệm khác. Các quan niệm chủ đạo hay là những niềm tin mà con người phải có chung để giao tiếp qua lại với nhau có thể hoàn toàn mang tính ngẫu nhiên, tự phát hay không định trước. Do đó, hệ tư tưởng chủ đạo trong một nền văn hoá quy định đưa ra những quan niệm cần thiết cho sự thể hiện những truyền thống và giá trị đạo đức của nền văn hoá đó.
Nhưng còn một điểm quan trọng thứ ba: những quan niệm chủ đạo không phải là bất biến, ví dụ tư tưởng nào chiếm ưu thế chủ đạo trong một thời điểm nhất định phụ thuộc một phần vào những hình thức hoạt động và tập quán của chúng ta. Hơn nữa thông qua các kinh nghiệm mới và mối tiếp xúc với những cá nhân khác, tư tưởng chủ đạo của con người sẽ thay đổi. Bởi vì trong cùng một nền văn hoá, quan niệm chủ đạo là những quan điểm được chia sẻ nên nếu càng nhiều người có chung một tư tưởng thì tư tưởng đó sẽ được chấp nhận rộng rãi hơn và thống nhất hay chặt chẽ hơn những tư tưởng chỉ của một cá nhân. Những quan niệm này cho cá nhân một sự nhất quán nhất định để hiểu bản thân và giao tiếp với các cá nhân khác.
Sự lý giải về khái niệm “những quan niệm chủ đạo” khẳng định rằng có những tư tưởng cơ bản và những giá trị khách quan và thực tiễn, nhưng nó cũng chấp nhận những giá trị này: 1) không phải lúc nào cũng hoàn toàn rõ ràng và 2) ở một khía cạnh nào đó chúng không hoàn hảo, luôn phát triển và tiến hoá (và phải phát triển và tiến hoá) vì thế giới của chúng ta cũng không hoàn hảo, cũng luôn phát triển và tiến hoá. Không chỉ dừng ở đó, lý luận này mang tính đa nguyên tức là bất cứ một quan điểm nào cũng có thể có, và thường là có một chân lý. Giữa các chủng tộc và nền văn hoá khác nhau, người ta có thể viết hay tranh luận về những quan niệm và giá trị này mà không nghi ngờ tính khách quan của chúng; và một người có thể có những hiểu biết sâu hơn và phong phú hơn về giá trị của họ, có được những kiến thức sâu rộng và biết trân trọng những gì thuộc về giá trị thông qua sự tương hỗ với các cá nhân khác.
Do đó, tập hợp “tối thiểu” những quan niệm chủ đạo đề cập trên làm nảy sinh một xu hướng dần dần chi phối những quan niệm khác. Khi đó, sự thừa nhận người khác là những người mà ta có thể cùng sống và lao động – ngay cả khi còn chưa rõ ràng – đơn giản là sự chia sẻ một số quan niệm chủ đạo cơ bản nhất định và thừa nhận khả năng chia sẻ nhiều hơn nữa giữa các cá nhân khác nhau. Thừa nhận những cá nhân khác như là những con người đồng loại làm tăng những giá trị nhân bản, giá trị chân chính, những gì cần thiết cho sự tiến bộ loài người và cuối cùng, như một số người nhận định, nhân quyền.
Nói tóm lại, quan niệm chủ đạo là những quan niệm thúc đẩy ngôn ngữ, giao tiếp, nhận thức cũng như các hoạt động tập thể. Những hoạt động này đến lượt nó lại thúc đẩy những quan niệm khác trở nên chủ đạo. Đây là một quá trình lâu dài, chúng ta nhận thức những gì có chung và phát triển những tài sản chung ấy thông qua lao động và giao tiếp với nhau. Từ đó, cho các truyền thống văn hoá, cho sự tồn tại của những thông lệ đạo đức và cho những chuẩn mực của truyền thống đó. Mặc dù cách tiếp cận này dựa trên sự nhận thức về bản chất và nhu cầu của con người, nhưng dù sao về cơ bản nó cũng không bảo thủ và lỗi thời.
Sự phân tích trên (có nghĩa là sự phân tích về những vấn đề gây ảnh hưởng mạnh tới truyền thống và khả năng cùng lao động trong cộng đồng) có hệ quả gì đối với truyền thống và các giá trị đạo đức truyền thống?
Thứ nhất, nó giúp chúng ta có thể đối đầu được với một số những thử thách của các giá trị đạo đức truyền thống trong bối cảnh chủ nghĩa hiện đại.
Phân tích chỉ ra rằng luân lý đạo đức không thể bắt nguồn từ mô hình của kỷ nguyên ánh sáng về lý trí và duy ý chí.
Không chỉ những tư tưởng “tân tiến” mới mâu thuẫn với nguồn gốc “tự nhiên” của đạo đức (nghĩa là như là một sản phẩm của các tư tưởng chủ đạo của mỗi truyền thống) mà ngay cả các quan niệm về đặc tính của “chủ nghĩa duy lý trí” tự thân là sản phẩm của lịch sử và truyền thống.
Tuy nhiên bài phân tích này không chống lại những chuẩn mực của lý trí mang tính đa văn hoá. Nó chỉ ra rằng lý trí là quy tắc chừng nào nó còn tượng trưng cho sự đòi hỏi sự thống nhất giữa những tín ngưỡng và lòng tin với thế giới. Cách nhìn nhận về lý trí như vậy không tạo ra hay đòi hỏi một khoảng trung lập hay đấu trường nơi giải quyết những cuộc tranh cãi. Tất cả những gì nó cần là một không gian nhận thức hoặc một cuộc thảo luận mà ở đó người ta có thể chia sẻ hay có khả năng chia sẻ, người ta có thể dần dần hiểu biết lẫn nhau. Ngoài ra, theo như quan điểm này, những gì liên quan đến “lý trí” và “tính duy lý” một cách riêng biệt là những gì bỏ ngỏ. (Và kể từ đây kiểu mẫu không theo kỷ nguyên ánh sáng này về lý trí sẽ đòi hỏi những đối thoại cởi mở).
Giờ đây nếu chúng ta đã hiểu lý trí và tính duy lý là một quá trình bỏ ngỏ có xu hướng kết nối những ý tưởng và biến những ý tưởng nhất định thành chủ đạo thì:
1. Chắc chắn sẽ có chỗ cho đạo đức truyền thống.
Nó không đòi hỏi phải phê phán hay “nghi ngờ” truyền thống (như chủ nghĩa duy lý vẫn làm). Bởi vì đạo đức truyền thống là sản phẩm của một quá trình đã được gây dựng và giữ vững qua thời gian, tất cả những gì ngang hàng với nó đều đáng ngờ.
2. Truyền thống có một giá trị nền tảng.
Khi đối đầu với một thách thức hay một vấn đề liên quan tới đạo đức, chúng ta phải biểu lộ hoặc thể hiện chúng trong các truyền thống mà chúng ta đang có. Và trọng tâm của truyền thống buộc chúng ta phải quay lại với truyền thống đó, tìm ra nguyên căn của nó để đối đầu với thách thức dù chúng ta quay lại với truyền thống để thách thức và phân tích rõ ràng chứ không để phòng thủ hay cầu xin nghi vấn. Truyền thống đó mâu thuẫn hay thực sự không thể đạt đến “sự căng thẳng” một cách thống nhất nếu không thì không thể đưa ra lý lẽ đối đầu hay từ chối chấp nhận theo truyền thống.
3. Chúng ta sẽ thấy được tính năng động của truyền thống.
Đầu tiên, hãy xét kết quả của kinh nghiệm và cuộc sống con người, các cá nhân, các nền văn hoá, các xã hội chắc chắn sẽ xuất hiện. Giải thích về truyền thống được trình bày ở trên không những cho phép tạo ra những kết quả của kinh nghiệm mà còn có khả năng duy trì bản thân truyền thống. Ví dụ những kinh nghiêm mới khiến chúng ta đào sâu kiến thức và hiểu biết về truyền thống của chính chúng ta và thậm chí buộc chúng ta phải quay lại truyền thống và “lý giải lại” nó. Sự xuất hiện những cái mới và thay đổi không có nghĩa là truyền thống đó bị từ bỏ.
Hệ quả thứ hai của phân tích nêu trên là không những phân tích đó thừa nhận giá trị truyền thống mà còn giúp cho giá trị truyền thống được tuyệt đối và không thể so sánh được với các truyền thống khác được và điều đó còn cho phép chúng ta tránh được những phân tích về truyền thống hậu hiện đại theo cách chủ quan theo thuyết tương đối.
1. Mặc dù việc nhận thức những giá trị của truyền thống nhắc chúng ta rằng trong cuộc tranh luận về truyền thống và đạo đức truyền thống chắc chắn là ta chịu ảnh hưởng của lịch sử và hoàn cảnh, chúng ta cũng nên nhớ rằng đạo đức, những mối quan tâm và các giá trị của truyền thống không hoàn toàn phụ thuộc vào hoàn cảnh. Do sự liên hệ với thế giới cũng như sự tồn tại các truyền thống khác nhau trong cùng một thế giới nên truyền thống có thể mang tính đa văn hoá hay pha trộn văn hoá. Vì phản ứng của truyền thống đối với thế giới không hoàn thành mang tính tuỳ tiện nên chúng ta có cơ sở để phản bác lại quan niệm cho rằng chúng ta phải chấp nhận tất cả các quy tắc hay thông lệ đạo đức của mọi nền văn hoá như là ngang hàng, có giá trị ngang nhau hay hợp pháp.
2. Tư tưởng chủ đạo nào sẽ là chủ đạo, và tư tưởng nào là thống nhất không chỉ phụ thuộc vào chủ thể, thậm chí không chỉ phụ thuộc vào cộng đồng. Vì lẽ đó, truyền thống có thể được sửa đổi cho phù hợp, và sửa đổi từ các yếu tố bên ngoài. Và vì thế, khi con người sống trong một nền văn hoá hay truyền thống phải đối mặt với các giá trị và tư tưởng mới, họ bị buộc phải đặt ra các câu hỏi mà họ không thể tìm ra câu trả lời đích xác và phải tìm cách lý giải tại sao các câu hỏi mà họ luôn đặt ra thực sự lại thích hợp hay hữu ích. Khi một người đặt ý tưởng của mình vào tư tưởng của cộng đồng, quan niệm của họ chắc chắn sẽ thay đổi và hoàn thiện hơn. Ngay như nếu điều này gây bối rối thì bài phân tích trên vẫn đảm bảo rằng những thay đổi đó đối với chúng ta hoàn toàn không đáng lo ngại. Sự nhận thức việc tồn tại của những quan niệm và giá trị của người khác cũng như tôn trọng các cá nhân khác chẳng qua là những đòi hỏi về đặc tính của đời sống nhận thức mà xét cho cùng nó thể hiện ảnh hưởng của văn hoá, tư tưởng và môi trường vật chất xung quanh nó và đó chính là một đòi hỏi mà con người không thể chối bỏ.
Tóm lại, vì chính truyền thống phải đáp lại thế giới mà nó đang tồn tại nên các quy phạm đạo đức và thông lệ đạo lý truyền thống không thể tránh khỏi bị phê phán hay thay đổi và không nhất định cần phải được duy trì.
IV. Tóm lại, những vấn đề của hiện đại hoá và những tư tưởng của tính hiện đại và hậu hiện đại là nền tảng cho quá trình hiện đại hoá buộc chúng ta phải từ bỏ đạo đức truyền thống. Thật ra, chính truyền thống đem lại cho chúng ta những phương tiện hiệu quả để xác định những vấn đề đó và tránh được tư tưởng tương đối và chủ nghĩa hư vô mà nhiều quan niệm đạo đức hiện đại và hậu hiện đại thường đem lại. Tuy nhiên quan điểm về truyền thống được trình bày ở đây không phải là quan điểm bất biến và cứng nhắc trong quá khứ. Thực tế đây là một quan điểm cho phép việc tái diễn giải lâu dài quá khứ để giải quyết những vấn đề của hiện đại và tương lai.
Như vậy luôn tồn tại một tương lai của truyền thống và đạo đức truyền thống trong những thách thức của quá trình hiện đại hoá.
Nguồn: hcmussh.edu.vn