Hide Nguyễn
Du mục số
- Xu
- 1,943
Nhiệt độ trái đất nóng lên khiến những tảng băng tan chảy đang gây ảnh hưởng rất nhiều tới đời sống của loài chim cánh cụt.
Sự sống của chim cánh cụt hoàng đế, loài chim cánh cụt nổi tiếng thế giới, đang bị đe dọa tại Antarctica. Theo tổ chức động vật hoang dã thế giới, nhiệt độ toàn cầu nóng lên chính là nguyên nhân khiến những tảng băng bị tan chảy, làm cho môi trường sống của loài chim cánh cụt ngày càng bị thu hẹp.
Loài chim cánh cụt này thường đẻ trứng trong tuyết ở nhiệt độ -49 độ C trước khi chim non được ra đời. Tuy nhiên, theo báo cáo mới nhất năm 2009 của viện khoa học quốc gia, việc những tảng băng mùa đông tan sớm hơn bình thường chính là nguyên nhân khiến cho việc ấp trứng khó có thể thành công.
Những chú chim cánh cụt hoàng đế đang xích lại gần nhau để bảo vệ cho nhau trước thời tiết giá lạnh tại Antarctica. Các nhà nghiên cứu lo ngại rằng nhiệt độ trái đất nóng dần lên sẽ đẩy những con chim này vào con đường tuyệt chủng vào thế kỷ sau .
Theo khảo sát trong vòng 25 năm trở lại đây, quần thể chim cánh cụt Adélie đang giảm đi 65% do những tảng băng tan đi, và sự cạnh tranh giữa các chú chim để tranh giành lượng thức ăn ngày một ít đi.
Vì lượng thức ăn ít ỏi, quần thể chim cánh cụt Adélie ngày một bị thu nhỏ với tốc độ nhanh hơn quần thể chim cánh cụt Chinstrap và Gentoo .
Chim cánh cụt hoàng đế cần mặt đất khô ráo để đẻ trứng và thường tìm những viên sỏi để làm tổ. Tuy nhiên phần lớn sự sống của chúng phụ thuộc vào những tảng băng trên biển.
Hiện có gần 2 triệu đôi cánh cụt hoàng đế sinh sống tại hòn đảo phía bắc. Nhiệt độ trái đất ấm dần lên khiến những chú chim này phải di chuyển xa hơn để tìm thức ăn.
Cánh cụt hoàng đế thường tìm kiếm các loài giáp xác để làm thức ăn, tuy nhiên lượng thức ăn này thường khan hiếm vào những tháng mùa đông.
Một chú chim cánh cụt hoàng đế đang đứng bên những chú chim con tại Nam Cực.
Một chú chim đã buộc phải đẻ trứng trên chiếc tổ bằng sỏi đá mà không có chút tuyết nào.
Lượng thức ăn ít ỏi dẫn đến việc tranh giành thức ăn giữa các loài chim cánh cụt.
Những chú chim cánh cụt Chinstraps đang canh gác trứng. Đảo Zavodovski tại Antarctic là nơi tập trung nhiều tổ trứng của loài Chinstrap nhất.
Loài chim cánh cụt Gentoo lại thích hợp với nhiệt độ ấm hơn. Tuy nhiên, trong 10 năm trở lại đây, số lượng của chim Gentoo cũng bắt đầu giảm.
Những chú chim cánh cụt trên con đường tìm kiếm thức ăn.
Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên quốc tế cho biết loài chim cánh cụt Gentoo là ít bị ảnh hưởng bởi sự nóng lên của trái đất.
Với nguồn thức ăn ngày một suy giảm, tương lai của các loài chim cánh cụt hoàng đế, vua cánh cụt, Chinstrap và Gentoo đều chưa thể dự đoán trước.
MM (Tổng hợp)
Nguồn : VNN
Sự sống của chim cánh cụt hoàng đế, loài chim cánh cụt nổi tiếng thế giới, đang bị đe dọa tại Antarctica. Theo tổ chức động vật hoang dã thế giới, nhiệt độ toàn cầu nóng lên chính là nguyên nhân khiến những tảng băng bị tan chảy, làm cho môi trường sống của loài chim cánh cụt ngày càng bị thu hẹp.
Loài chim cánh cụt này thường đẻ trứng trong tuyết ở nhiệt độ -49 độ C trước khi chim non được ra đời. Tuy nhiên, theo báo cáo mới nhất năm 2009 của viện khoa học quốc gia, việc những tảng băng mùa đông tan sớm hơn bình thường chính là nguyên nhân khiến cho việc ấp trứng khó có thể thành công.
Những chú chim cánh cụt hoàng đế đang xích lại gần nhau để bảo vệ cho nhau trước thời tiết giá lạnh tại Antarctica. Các nhà nghiên cứu lo ngại rằng nhiệt độ trái đất nóng dần lên sẽ đẩy những con chim này vào con đường tuyệt chủng vào thế kỷ sau .
Theo khảo sát trong vòng 25 năm trở lại đây, quần thể chim cánh cụt Adélie đang giảm đi 65% do những tảng băng tan đi, và sự cạnh tranh giữa các chú chim để tranh giành lượng thức ăn ngày một ít đi.
Vì lượng thức ăn ít ỏi, quần thể chim cánh cụt Adélie ngày một bị thu nhỏ với tốc độ nhanh hơn quần thể chim cánh cụt Chinstrap và Gentoo .
Chim cánh cụt hoàng đế cần mặt đất khô ráo để đẻ trứng và thường tìm những viên sỏi để làm tổ. Tuy nhiên phần lớn sự sống của chúng phụ thuộc vào những tảng băng trên biển.
Hiện có gần 2 triệu đôi cánh cụt hoàng đế sinh sống tại hòn đảo phía bắc. Nhiệt độ trái đất ấm dần lên khiến những chú chim này phải di chuyển xa hơn để tìm thức ăn.
Cánh cụt hoàng đế thường tìm kiếm các loài giáp xác để làm thức ăn, tuy nhiên lượng thức ăn này thường khan hiếm vào những tháng mùa đông.
Một chú chim cánh cụt hoàng đế đang đứng bên những chú chim con tại Nam Cực.
Một chú chim đã buộc phải đẻ trứng trên chiếc tổ bằng sỏi đá mà không có chút tuyết nào.
Lượng thức ăn ít ỏi dẫn đến việc tranh giành thức ăn giữa các loài chim cánh cụt.
Những chú chim cánh cụt Chinstraps đang canh gác trứng. Đảo Zavodovski tại Antarctic là nơi tập trung nhiều tổ trứng của loài Chinstrap nhất.
Loài chim cánh cụt Gentoo lại thích hợp với nhiệt độ ấm hơn. Tuy nhiên, trong 10 năm trở lại đây, số lượng của chim Gentoo cũng bắt đầu giảm.
Những chú chim cánh cụt trên con đường tìm kiếm thức ăn.
Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên quốc tế cho biết loài chim cánh cụt Gentoo là ít bị ảnh hưởng bởi sự nóng lên của trái đất.
Với nguồn thức ăn ngày một suy giảm, tương lai của các loài chim cánh cụt hoàng đế, vua cánh cụt, Chinstrap và Gentoo đều chưa thể dự đoán trước.
Nguồn : VNN