Tục thờ cúng ông công ông táo ở Việt Nam

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46
TỤC THỜ CÚNG ÔNG CÔNG ÔNG TÁO Ở VIỆT NAM



Một trong những ngày Tết quan trọng nhất trong năm của người Việt là Tết ông Công, ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp (Tháng Mười Hai). Lễ cúng Táo quân cũng mang tính chất chuyển giao năm cũ với năm mới, kể từ ngày cúng Táo Quân, người dân đã bắt tay chuẩn bị kỹ lưỡng cho một năm mới đang đến.


Theo tín ngưỡng cổ truyền, đây là ngày Táo Quân cưỡi cá chép vàng lên trời báo cáo với Ngọc Hoàng Thượng đế những điều tai nghe mắt thấy ở trần gian; tất cả những việc tốt, việc xấu, những gì làm được và chưa làm được của người ở dưới hạ giới một cách khách quan, trung thực.

Táo Quân, theo truyền thuyết, là vua bếp, gồm táo bà và hai táo ông. Việc thờ thần bếp ở mỗi gia đình là tín ngưỡng có từ xa xưa, ý mong muốn một cuộc sống luôn đầm ấm, hạnh phúc, mọi người luôn thương yêu, quý trọng nhau.



Lễ vật cúng Táo Quân gồm có ba bộ mã, hai bộ đàn ông tượng trưng cho hai Táo ông và một bộ đàn bà tượng trưng cho Táo bà. Ngoài ra còn có vàng mã khác, hương, hoa, oản, quả, cau, trầu. Một mâm cỗ được chuẩn bị cẩn thận, đầy đủ. Những đồ "vàng mã" sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp cùng với bài vị cũ. Sau đó người ta lập bài vị mới cho Táo Quân.


Trong ngày cúng ông Táo, người dân còn chuẩn bị một đôi hoặc 3 con cá chép sống, thả trong chậu nước, cúng cùng các đồ lễ khác. Sau khi cúng xong sẽ đem thả ở sông, ao, hồ, nghĩa là "phóng sinh" để đưa ông Táo về trời. Tục cúng cá chép chỉ người miền Bắc hay làm.

Tết Táo Quân là một lễ quan trọng, cận kề với Tết Nguyên Đán, và đó cũng là một dịp để mọi người trong gia đình sum họp, chuẩn bị đón năm mới.


Theo simplevietnam.com
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top