Tư vấn : Tâm lý tuổi học trò

Hide Nguyễn

Du mục số
Chuyện gia đình thì có vô vàn những câu chuyện , buồn vui biết bao cung bậc. Đó là chuyện khổ vì học; chuyện thiếu tự tin,…Bên cạnh đó, một vấn đề rất đáng quan tân và nghiêm trọng hơn là trẻ đạt vấn đề về sự thiếu trung thực của cha mẹ và yêu cầu xét lại từ “hy sinh”.

Đáng buồn hơn là bài học “khoảng cách’ của một người mẹ mà các em đã đáp lại một cách mạnh mẽ.

Đơn giản là bi kịch xuất phát từ sự thiếu hiểu biết về tâm lý chung và tâm lý lứa tuổi.

Nhưng không có nỗi buồn nào lớn bằng sự rạn nứt của gia đình, không có sự thất vọng nào tác dộngd dến niềm tin của tuổi trẻ bằng sự chia ly của bố mẹ.


Loạt bài viết được soạn lại từ ấn phẩm "tư vấn tâm lý học đường" của Thạc sĩ Nguyễn Thị Oanh !


Nói dối không hẳn xấu ?

Cháu thất vọng về bá cháu lắm cô ạ. Thỉnh thoảng ba hay nói dối me. Có những chuyện xảy ra , có cả cháu và ba chững kiến, nhưng sau đó mẹ hỏi thì ba lại kể không đúng sự thật. cháu trach thì ba bảo, nói dấu không hẳn xấu, nhưng nói dối như hế nào để không biến mình thành kẻ lừa dối, mà chỉ là tránh nói những sự thật , ảnh hưởng không tốt đến tâm lý, tình cảm của người thân của mình. Ba nói dối vì ba không muốn mẹ buồn, nghĩ ngợi. ba cháu nói vậy có phải là bao biện không cô ?

Đôi lúc ta bắt buộc phải nói sai sự thật để người thân không buồn. ví dụ như lỡ mất một số tiền, hay người thân lâm bệnh hiểm nguy và họ chịu không nổi sự thật nhưng theo kiểu cháo nói , hình như ba cháu dối mẹ một cách có “ chủ đích” . cô nghĩ điều đó là không nên, nhất là trong trường hợp ba hay anh em cháu có thiếu sót với mẹ.

Như thế cũng là đánh giá thấp mẹ cháu (cho rằng mẹ yếu ớt) và đặt mẹ ra ngoài vòng bí mật của gia đình. Khi nói dối trở thành một thói quen, dù cho ở một mức độ nào đi nữa thì cũng không tốt. Cô thấy là cháu đã nhận thấy vấn đề là rất tốt.


--------

Thiếu trung thực …tạm thơi

Cháu học giỏi cá môn xã hội, nhưng không giỏi các môn tự nhiên. Cháu không có hứng thú với nhưungx môn họcnày và thường rất chật vật với điểm trung bình. Ba mẹ thuê gia sư về dạy kèm cháu, cháu cũng kha hơn một chút. Gần đây ba cháu yêu cầu cô gia sư là dạy cháu ôn lại kiến thức cũ , học và tiaỉ trước bài tập mới, làm thay cháu nhưng bài tập về nhà để giúp nâng cao điểm cho cháu.

Cô gia sư có vẻ không vui, cô khuyến khích chấu tự làm những bài tập ấy, cô kèm cặp thêm nhiều. Đến lượt ba cháu không vui, ba bảo cô nhận tiền lương ba trả mà trái lời ba. Cô nói với cháu : cô không muốn dạy cháu thiếu trung thực”. Bây giờ cháu phải làm thế nào ạ ? Mình thiếu trung thực tạm thời , rồi khi vượt qua thời điểm khó khăn mình sẽ trung thục, sẽ trở lại thì đâu ảnh hưởng gì phải không ạ ?

Cô đồng quan điểm với cô gia sư của cháu vì cô ấy giúp cháu có kiến thức thật. Theo cô, nếu cháu có điểm trung bình không bị thi lại mà kiến thức là của cháu thì là rất tốt . Sự trung thực là đức tính cần thiết của con nguoiwf, không thể lúc có lúc không. Từ thiếu trung thực trong chuyện nhỏ có thể dẫn tới thiếu trung thực trong chuyện lớn. Công việc cũng vậy. Dần dà , nó trở thành tính cách của con người, có thể sẽ gây ra những hậu quả đáng tiếc.

Cô cũng mừng vì cháu nhận ra vấn đề, nhưng thật tội nghiệp cho cháu khi phải ở trong thế “kẹt” như thế này. Cháu cứ xử sự theo cách mà cháu thấy phù hợp nhất vào thời điểm này. Nhưng cô mong cháu giữ tín rằng, sự trung thực là điều quý nhất trên đời.

Có khi không vâng lời người lời người lớn những giữ được giá trị riêng của mình cũng đáng quý.

Cháu hãy cố gắng học tốt hơn nhé !

Chúc cháu thành công !
 
[FONT=&quot]Nên xét lại từ hi sinh[/FONT]

[FONT=&quot] Đôi khí cháu ước mơ đến một hòn đảo hoang nào đó để sống một mình, không lo âu, suy nghĩ, không bị áp lực học hành. Cháu mới 16 tuổi mà đã chán cuộc sống này cô ạ. Cháu chẳng mấy khi được thảnh thơi , lúc nào cũng học , rảnh một tí là học, học võ, học piano, học vẽ,…Ba mẹ muốn cháu trở thành một thiên thài thì phải. Còn cháu chỉ muốn làm một người bình thường , không ai chú ý càng tốt.[/FONT]

[FONT=&quot] Ba mẹ luôn nói “hi sinh vì con” , dành dụm, nhịn ăn để chúng cháu được học hành. Nhưng ba mẹ không biết rằng chúng cháu dù không thích nhưng cũng ‘hi sinh vì ba mẹ” , chịu khó học tất cả những gì người lớn muốn. Trong khi cháu đôi lúc chỉ muốn sống cho mình, vì mình. Cô thấy chúng ta nên nghiêm túc xet xét lại từ “hi sinh” không cô ?[/FONT]

[FONT=&quot] Cô nhận khá nhiều thư tương tự như thư của cháo. Cha mẹ nào cũng muốn conmình hoàn hảo và thành đạt trong cuộc sống nhưng mà mỗi chúng ta cần chính là hạnh phúc. Hạnh phúc là làm được điều chúng ta muốn, là sống có ý nghĩa, là sống có ích theo cách riêng của mình. Không phải có thật nhiều tiền hay làm ông to bà lớn mới thực là hạnh phúc.[/FONT]

[FONT=&quot] Cha mẹ cháu cúng như nhiều bậc cha mẹ khác bị cuốn bút bởi trào lưu chung hiện nay, muốn con thực hiện ước mơ mà trước kia mình không đạt được. Và không ít cha mẹ đã nghi con mình như cái máy, bắt chúng làm cái này cái kia theo ý mình.[/FONT]

[FONT=&quot] Họ nghĩ rằng như vậy là thương con, họ quên rằng con cái cũng có những ước mơ, nhu cầu, năng khiếu và sở thích riêng. Chữ hy sinh dù ở đây cũng đúng, nhưng không phải vì con mà mình – chính bản thân mình.[/FONT]

[FONT=&quot] Cháu hãy lấy hết can đảm để tâm tình với cha mẹ. Cô hy vọng ba mẹ sẽ hiểu tâm tư , nguyện vọng của cháu.


------------------

[/FONT] [FONT=&quot]Cháu giống như…cây kiểng.[/FONT]

[FONT=&quot] Cháu là con trai, 16 tuổi rồi. Hồi còn nhỏ, cháu là thằng bé vui vẻ, hoạt bát. Còn bây giờ, cháu như người câm điếc. Nhà cháu có hai chị em, gia đình khá giả. Chúng cháu ở trong khu nhà kín cổng cao tường, đi học và đề đến nhà đều được ba mẹ đưa đón, chẳng có phút nào tự do mà đi giao du với bạn bè đó đây. Đi đâu ba mẹ cũng đưa đi, mua gì chỉ việc yêu cầu là có. Cháu không được chạy nhảy, đá banh, chạy nhảy đạp xe.... Bằng tuổi này rồi mà cháu không biết xài tiền. Ba mẹ chúng cháu bảo chúng cháu sướng, muốn gì có đó nhưng cháu chỉ muốn đi nhà sách một mình cũng không được. Nói chuyện với cha mẹ thì lúc nào cũng nghe những lời răng đe, giảng đạo đức.[/FONT]
[FONT=&quot] Cháu không còn niềm vui nào khác là giam mình trong phòng riêng, lên mạng chơi game, chát chít với bạn bè…Riết rồi cháu cũng chẳng có nhu cầu nói chuyện ,gặp gỡ ai vì chẳng biết nói gì…Khi ấy, cha mẹ bảo cháu là “vụng về, nhạt nhẽo”..cháu không hỏi cô phải làm sao ? , mà cháu chỉ muốn tâm sự với cô thôi, để cô nói trên báo cho cha mẹ cháu và những ai như ba mẹ cháu rút ra cho mình kinh nghiệm…[/FONT]

[FONT=&quot] Cô rất thông cảm với hoàn cảnh hiện tai của cháu và cũng phàn nào hiểu được biện pháp “giữ gìn” con của ba mẹ cháu. Cuộc sống , xã hội đang phát triển với tốc độ nhanh , mang đến nhiều thành quả tiến bộ lẫn những yếu tố nguy cơ. Ba mẹ sợ cuộc sống phưc tạp khiến cháu dễ hư, ảnh hưởng bạn bè không tốt, nên đã “giữ”con theo kiểu cách ly cho “chắc ăn” mà không lường hết những hậu quả tai hại.[/FONT]

[FONT=&quot] Tuổi của cháu cần bạnv è, cần giao tiếp, từng bước cọ xát với thực tế muôn mặt để hình thành kinh nghiệm ,tạo được sức đề kháng để phát triển , trưởng thành.[/FONT]

[FONT=&quot] Cháu lựa lúc thuận tiện để bày tỏ với cha mẹ về tâm tư của mình, thật thẳng thắn và chân thành trên cơ sở nội dung như đã bộc bạch với cô. Hy vọng cha mẹ cháu sẽ nhẩn a sự sai lầm trong cách nuôi dạy con của mình.[/FONT]

[FONT=&quot] Co cũng mong các bậc phụ huynh sẽ đọc được thấy tâm sự này của cháu, mong các vịt rao đổi với nhau thêm. Những cũng đề nhị cách cháu đang ở trong trường hợp giống như bạn mình ở trên đừng chịu đựng một cách thụ động. sống như vậy, ngộp chết và trả thành cây kiểng như cô đã từng nói. Hãy “phản kháng hòa bình và êm dịu” bằng cách khéo léo, tế nhị để bày tỏ với cha mẹ tâm tư của mình.[/FONT]
 
Thèm được…… nghèo.

Cô ơi, nếu nhì từ bên ngoài , đúng ta cháu chẳng có lý do gì để buồn phiền, thế mà giờ đây cháu đang chán sống. mới 16 tuổi mà cháu chẳng thấy cuốc ống tươi đẹp chút nào. Nhà cháu giàu có, cha mẹ cháu là người có địa vị , chị em cháu được học ở trường quốc tế... So với các bạn quả là cháu thuận lợi, sung sướng, thế nhưng cháu lại cảm thấy rất buồn.

Ba mẹ cháu thành đạt , nổi tiếng nhưng suốt này bận rộng, về nhà thì mệt mỏi , ít trò chuyện với con cái. Chị cháu là sinh viên đại học năm hai, có những mối quan tâm khác cháu nên hai chị em ít nói chuyện với nhau. Cháu thấy rất cô đơn co ạ. Cháu thèm được như các bạn nghèo, mặc áo cũ, làm việc cực khổ phụ cha mẹ để cảm thấy mình có ích, được yêu thương. Cháu chỉ còn biết đọc sách, xem phim để chạy trốn cuộc sống thực tại.

Cô muốn chia sẻ nỗ chán chường của cháu. Cô càng buồn hơn khi nhận đượcnheièu thư của bạn trả khác “muốn thành con nhà nghèo” như cháu. Do bị cuốn hút vào chuyện làm ăn, chiều bậc cha mẹ nghĩ rằng chăm lo vật chất cho con là đủ. Họ không ngờ, họ đang “bỏ đói” con mình. Họ không biết con mình đang “suy dinh dưỡng về ..tình thần, cảm xúc”. Và có thể để lại di chứng suốt cuộc đời. Có bao giờ nhẹ nhàng đặt vấn đề với cha mẹ và chị không ? Cô nghĩ cháu nên thử làm việc đó . Bởi biết đâu cha mẹ không hay biết gi về suy nghĩ của cháu.

Tuy nhiên, cô muốn nhắc cháu một chuyện , tâm lý lứa tuổi của cháu dễ buồn chán, dễ cảm thấy cô đơn. Do đó, yếu tố chủ quan cũng dễ tác động.
Nhưng có một điều làm cô vui mừng là cháu muốn “thấy mình có ích”. Làm điều có ích thật ra chính là nguồn vui lớn nhất. Nếu không làm được gì cho cha mẹ thì cháu hãy hướng về những trẻ em nghèo, mồ côi, khuyết tật hay nạn nhân chất độc màu da cam…Các emc hắc chắn không chỉ cô đơn như cháu mà còn thiếu thốn về vật chất, có khi đau đớn vô cùng về thể xác nữa. Lắm khi chỉ một cái vuốt ve, một cuộc trò chuyện thân tình sẽ đem lại cho các em niềm vui lớn, Cháu hãy tìm tới các phong trào tình nguyện lành mạnh của giới trẻ để tham gia. Cô nghĩ mẹ cha cháu sẽ không phản đối về việc này.

Hãy lăn xả vào hoạt động xã hội thay vì “chạy trốn cuộc sống” . Chắc chắn cháu sẽ tìm được niềm vui. Chúc cháu can đảm lên !

--------------


Cháu muốn sống riêng.



Cháu 18 tuổi, sinh viên năm thứ nhất đang sống cùng ba má và hai em gái. Cháu là con trai duy nhất trong nhà nên được ba má hết mực cưng chiều. Chính vì ba má chiều chuộng, quan tâm quá mà cháu muốn dọn ra ngoài ở riêng.

Cháu sẽ làm thêm dể kiếm tiền trả tiền trọ. Cháu muốn sống tự lập chứng tỏ bản lĩnh thanh niên, không muốn phụ thuộc cha mẹ. Nhưng má cháu khóc lóc như thể cháu…sắp chết. Bà không muốn cháu bỏ nhà đi, mà cháu có bỏ đâu , cháu chỉ muốn sống tự lập , thoát khỏi sự kìm kẹp thái quá của cha mẹ, Cháu có lỗi không nếu nhất quyết thực hiện dự định của mình ?

Ý muốn sống tự lập của cháu là rất tốt. Ở các nước , chuyện này hoàn toàn bình thường với các bạn trẻ. Ở nước ta, chuyện con cái tuổi vịt hành niên, thậm chí trưởng thành nhưng chưa lập gia đình mà rời cha mẹ , ra ở riêng là còn quá mới.

Để khỏi gây sốc, cô đề nghị cháu nên đi từng bước. Ban đầu cháu tìm việc làm thêm, để dành tiền, tự mua sắm riêng mà không cần xin tiền gia đình. Khi chuẩn bị ở trọ, cháu nên thẳng thắn trình bày nguyện vọng của mình để cha mẹ hiểu. Khi đã ở riêng, thỉnh thoảng cháu nên mua cái gì đó để đóng góp cho gia đình. Mọi việc tốt đẹp mẹ cháu sẽ thấy cháu đã trưởng thành, và từ từ tin tưởng cháu hơn.

Nếu có những chương trình tình nguyện mùa hè, cháu cũng nên tham gia để gia đình quen dần sự vắng mặt dài ngày của cháu.
 
Cháu không được chơi.

Cháu đang sống chung với gia đình cô chú để tiện việc học hành. Cô chú của cháu rất là hà khắc, không cho cháu xemt I vi , đi chơi, tham dự sinh nhật bạn bè,.Cháu biết cô chú quan tâm , sợ cháu o ra không chuyên tâm học hành, nhưng như thế là bất công quá.

Cháu biết học là quan trọng nhất, nhưng không lẽ chỉ học mà không vui chơi , giải trí hay sao ? Cô chú cũng phải cho cháu gặp gỡ, vui chơi với bạn bè vào các ngày nghỉ, sinh nhật , hoặc lễ hội chứ ? Ba mẹ cháu lại đồng tình với cô chú, cháu buồn bực quá. Thao cô, cháu làm sao để giải quyết suôn sẻ chuyện này ?

Cô chia sẻ nỗi bức xúc của cháu. Học sinh , sinh viên cần vui chơi, giải trí, gặp gỡ bạn bè để thư giãn sau những giờ học căng thẳng. Như cô chú của cháu thì hơi quá. Nhưng cô hỏi thật nhé : cháu có điều gì khiến người lớn phải khắt khe dữ vậy ?

Cái nick name của cháu làm cho cô nghĩ cháu hơi lãng mạn, khiến cha mẹ cháu lo âu khi cháu ở xa. Nhưng thật ra, người ta có thể nhốt người nào đó trong cái rọ chứ không thể nhốt tâm hồn họ.

Cháu nên đặt vấn đề khéo léo với cha mẹ, hứa và chứng minh với họ là cháu sẽ không sai phạm. Cô nghĩ , có thể quyết định của cô chú xuất phát từ bố mẹ cháu.

Cháu nên nhờ một người lớn trong gia đình mình can thiệp, và giải thích rằng , cách làm như bố mẹ và cô chú của cháu là gây ức chế tâm lý cho cháu, không có lợi cho việc học hành.


--------------

Mệt vì chuyển trường.



Thư cô, cháu là nạn nhân của cha mẹ cháu về chuyện chọn trường. Từ nhỏ, ba mẹ cháu đã phải cố gắng, khổ sở , chầu chực để xin cho cháu vào trường điểm , trường tốt. Chỉ trong tám năm cháu đã nhảy tớ bốn trương, trong đó có hai trường công, hai trường quốc tế. Năm học lơp s10, mẹ cháu lại bảo chuyển cháu về trường công vì trường quốc tế học phí cao , ba mẹ cho cấp được.

Cháu không yên tâm ổn định học hành ,vì đến trường mới được một hai năm lại chuyển, cháu phải bắt đầu lại từ đầu , làm quen trường mới,thầy cô, bạn bè mới,… Nhảy từ trường công sang trường quốc tế cháu đã thấy khó hội nhập , bị áp lực mạnh, bây giờ từ trường quốc tế chuyển về trường công, cháu lại càng ngán ngẩm vì cơ sở vật chất kém, cháu giỏii hơn các bạn về ngoại nhưng không có gì đảm báo cháu sẽ giởi hơn các bạn về các môn học khác. Nhờ cô cho cháu lời khuyên cụ thể , là cháu và ba mẹ nên làm gì trong hoàn cảnh này?

Cô chia sẻ nỗi buồn khổ của cháu, một trường hợp nhảy trường kỷ lục mà cô mới gặp, Thực ra, cháu là “nạn nhân của nạn nhân” vì chính ba mẹ cháu cũng là nạn nhân của cơn sốt chạy trường. Cũng vì quá lo lắng cho con mà cha mẹ làm như vậy.

Thật ra, văn hay chữ tốt , bằng cấp cao không có nghĩa sẽ thành đạt. Cha mẹ ngày nay thiếu thời gian , mất tự tin nên khoán hết nhiệm vụ giáo dục cho nhà trường, trong khi điều bảo đảm sự thành công trong cuộc sống là nhân cách lành mạnh, quan bình, biết ứng xử,… Tất cả phụ thuộc 90% vào giáo dục gia đình. Chuyện cháu nhảy trường gây xáo trộn tâm lý là không hay. Cha mẹ cháu đã không nhạy cảm với nỗi khổ của con.

Vì quá hoảng hốt trước cuộc đua thành đạt theo kiểu “tiền, quyền, vị trí xã hội” mà nhiều bậc cha mẹ thiết sáng suốt, họ quên rằng con mình không phải là mình. Trẻ có nhu cầu, năng lực , sở thích và nhất là ước mơ riêng của nó. Các em sinh ra không phải chỉ để thực hiện ước mơ của cha mẹ.
Lần chuyển trường này của cháu hy vọng là lần cuối vì cha mẹ có lý do chính đáng là không đủ năng lực tài chính. Tuy nhiên, theo cô, cháu cũng phải tự khẳng định mình và thẳng thắn trình bày với cha mẹ tâm trạng của mình . Như vậy cháu nhé !


------------


Trường công trường tư.


Bên cạnh nhà cháu có một bạn học lớp 11 trường quốc tế. sáng chiều bạn đều có xe của trường đưa đón, mặc đồng phục trong oách lắm. Có lẽ thế mà ba cháu lại muốn xin cho cháu chuyển từ trường công sang trường quốc tế (liên doanh ) mà bạn đó đang học , bởi cơ sở vật chất tốt, có xe đưa đón, ba mẹ không phải vất vả , chương trình học của cháu cũng được giảm tải. Nhưng mẹ cháu thì lại không đồng ý, vì mẹ cháu tín nhiệm trường công hơn, sợ cháu không hòa nhập được, khi đó có quay lại trường công cũng không ổn. Cháu thì không muốn cha mẹ tốn tiền nên bảo,cứ cho cháu học trường công thôi, đó là môi trường quen thuộc và cháu thấy tự tin, thấy nó vừa sức mình. Cháu lớn rồi, sang trường quốc tế , sợ không hòa nhập được , lại dở dang việc học hành. Cô thấy cháu nghĩ vậy có đúng không cô ?

Đúng như cháu đã nói, đoọt ngột chuyển ra trường quốc tế sẽ xáo trộn cuộc sống và việc học hành của cháu. Thay đổi môi trường học tập chẳng hề dễ dàng . Bên cạnh đó, chuyển qua trường quốc tế sẽ tốn kém hơn rất nhiều. Có cái lợi là cháu sẽ được luyện ngoại ngữ và giảm tải, đồng thời, có được một môi trường học tập hiện đại.

Cha mẹ cháu có ý kiến khác nhau. Nhưng người quyết định phải là cháu, vì chính cháu mới cảm nhận được hoàn cảnh của mình. Nếu chỉ còn một hai năm cấp III thì không nên chuyển trường, vì điều này đòi hỏi những nõ lực thích nghi lớn hơn ở cấp thấp.
Chúc cháu có được quyết định phù hợp.
 
Ba mẹ bắt cháu…lấy chồng.

Cháu 17 tuổi, đang học lớp 12. Ba mẹ cháu yêu cầu cháu lấy chồng sau khi thi đại học, đậu cũng không cho học. Vì ba mẹ cháu “chấm “ cho cháu một anh chàng đẹp trai, nhà giàu có, mới học hết lớp 11 thì bỏ học. Hiện tại anh ta đang trông coi một phòng dịch vụ vi tính của gia đình người bạn.

Mỗi người phải nhận lấy trách nhiệm về cuộc đời và hạnh phúc của mình. Không nên để ai quyết định thay cho mình, dù là bố mẹ mình. Nếu không tự chọn lấy hạnh phúc bản thân thì sau này cháu cũng đừng đổ lỗi hay bắt đền người khác.

Điều kiện tiên quyết dẫn đến hôn nhân là tình yêu, hay ít lắm là sự tông trọng, nể phục đức tính nào đó rất hấp dẫn nơi người kia (ví dụ tinh thần vị tha, tài ba, học giỏi, tính quyết đoán,…). Người cont rai mà cha mẹc háu muốn chọn làm con rể chỉ có cái mã bên ngoài, cháu cũng chỉ “hơi thích thích “ thôi. Thêm nữa, cháu chẳng thấy “ tài năng gì “,… nơi anh ta và anh ta lại học thấp hơn cháu.

Chính cháu đã thấy vấn đề rồi, sao cháu còn do dự nữa vậy ?

Cháu có thấy chuyện học hành đối với nữ giới ngày nay là quan trọng không ? Quan trọng không chỉ để bảo đảm công ăn việc làm, mà còn giúp người phụ nữ nâng cao trình độ hiểu biết, phát huy khả năng vốn có của bản thân…. Và cũng là điều kiện để sống vui và hạnh phúc.

Tính “ba phải ‘ là một cản trở lớn cho những quyết định trong cuộc sống. Mà “ quyết định” là điều ta phải thường xuyên suốt cả đời.Trong chuyện này, cháu phải tự quyết định lấy.


Cháu thân !
 
Vì sao người ta thích con trai hơn ?

Cô ơi, người ta nói nhiều về bình đẳng giới, Việt Nam mình cũng đạt được nhiều thành tích về bình đẳng giới : phụ nữ có được nhiều quyền trong cuộc sống, sự nghiệp , học tập….nhưng vẫn chịu nhiều thiệt thòi. Chưa có nhiều phụ nữ giữ những chức vụ quan trọng trong chính phủ , trong các hoanh nghiệp, bệnh viện , cơ quan , số phụ nữ đứng đầu cũng không nhiều. Trong các gia đình, người phụ nữ vẫn “dưới cơ” chồng.

Trong gia đình cháu, mẹ cháu giỏi hơn ba cháu, chức vụ cao hơn, thu nhập cao hơn nhưng vẫn là “tiểu đội phó” . Ba mẹ yêu quý anh trai hơn cháu, vì đó là người “nối dõi tông đường”… Cần bao nhiêu năm nữa để những điều bất công trên thay đổi, hay chúng ta phải chấp nhận vì đó là “văn hóa phương đông” ?


Mối quan tâm của cháu rất đúng,
Mặc dù vai trò và vị trí của người phụ nữ Việt Nam khá nổi bật so với các nước đang phát triển khác, ít có nước nào mà Nhà nước có chính sách , chủ trương cụ thể về sự tiến bộ của phụ nữ như ở Việt Nam. Nhưng theo cô, sở dĩ ta đi chậm vì chủ trương xuất phát từ lãnh đạo nam giới và mang tính chính trị nhiều hơn. Khía cạnh văn hóa chưa được chú trọng đầy đủ và cũng chưa xuất hiện nhưng phũ nữ Việt Nam lỗi lạc đứng ra đấu tranh cho nữ quyền.

Bạo lực đối với phụ nữ còn nhiều và thật đáng kinh nghạc khi ở một nước tưởng chừng tiến bộ như Việt Nam , gần đây, sự mất cân bằng giới tính lại được báo động. Có bào thai nữ bị giết từ trong bụng mẹ thế mới thấy văn hóa ăn sâu trong tâm khảm con người sâu đến mức nào. Người ta thích con trai vì khái niệm nối dõi tông đường vẫn còn ý nghĩa trong cuộc sống hiện đại.

Sự tiến bộ còn chậm cũng chính vì một bộ phận chị em phụ nữ an phận, cam chịu thiệt thòi. Nhưng một cáh khách quan, đó là do họ chưa được độc lập về kinh tế. Phải làm gì ? Trước tiến, phải giúp tất cả các bé gái đều được đến trường, kế đó là làm sao cho mọi phụ nữ đều có nghề: phải giao dục cho phụ nữ ở mọi lứa tuổi sự tự tin và biết đòi hỏi những quyền chính đáng của mình.

Phụ nữ Việt Nam phải có được cơ hội tìm hiểu cáo trào lưu về bình đẳng giới trên thế giới. Các ngành học như “Giới và phát triển” cũng phải được các bạn nữa trẻ Việt Nam lưu tâm nhiều hơn.


------------


Trọng nữ khinh nam.


Thưa cô, gia đình cháu có hai anh em, cháu 16 tuổi và em 12 tuổi. Dù là con trai duy nhất nhưng cháu cảm thấy ba mẹ không yêu thương cháu như yêu thương em gái. Ba mẹ hay rầy la cháu, cháu muốn mua gì,đi chơi đâu, …cũng bị ba mẹ xét nét. Trong khi em gái cháu thì nhõng nhẽo, lười biếng, muốn gì được nấy.

Nhiều khi chấu rất buồn. Người ta thường nói trọng nam khinh nữ, nhưng nhà cháu thì ngược lại. Khi cháu phản ứng thì ba mẹ lại bảo : “không đáng mặt đàn ông, không nhường em thì lớn lên cũng không nhường nhịn và coi trọng phụ nữ”. Côi coi có bất công không ạ ?

Theo cô, trong một xã hộiv ăn mình thì không nên có sự bất bình đẳng hay bên trọng bên khinh theo bất cứ hướng nào. Từ trước tới nay, “trọng nam khinh nữ” là căn bệnh trầm kha mà toàn thế giới đã và đang chung sức đẩy lùi. Thực tế, vấn đề này vẫn tồn tại. Trên bình diện pháp luật,đa số các nước đã có được sự bình đảng giới. Nhưng trên bình diện văn hóa, thì ngay cả ở các nước phát triển, phụ nữ vẫn chịu nhiều thiệt thòi.

Chuyện diễn ra trong gia đình cháu không phải là vấn đề giới mà là vấn đề tuổi. Có lẽ đây đơn thuần là : ai nhỏ thì được cưng chiều hơn. Cháu thuộc phái “mạnh” , lại là anh trai thì, ba mẹ trông đợi ở cháu nhiều hơn. Thay vì hãnh diện cháu có thể hiểu lầm là ba mẹ bất công. Co không nghĩ cháu ganh tỵ, nhưng chắc chắn là cháu đã không tránh khỏi cảm giác bực bội, quay ra phản đối cha mẹ, gây căng thẳng trong gia đình….

Vì cháu xem đây là vấn đề “trọng nữ khinh nam” , nên ba mẹ mới trả lời như vậy. Theo cô, cháu không nên coi trọng hóa vấn đề và bên cạnh đó cần phải tỏ ra “galăng” với em gái một chút, làm gương cho em, giúp đỡ em vì mình là anh trai. Cả nhà và chính cháu sẽ vui hơn . Chúc cháu cản đảm thay đổi.
 
Sao người lớn không thương yêu trẻ em ?


Bác Hồ từng nói : “ Trẻ em như búp trên cành…”, là Bác mong muốn người lớn hãy thương yêu trẻ em hơn. Rồi báo chí, mọi người đều được tuyên truyền là “hãy quan tâm, chăm sóc trẻ em”…Thế mà gần đây, cháu thấy trẻ em bị dánh đập , bóc lột , thậm chí bị giết chết bởi chính thầy cô, cha mẹ mình…. Vì sao người lớn lại dã man như vậy hả cô ?

Liên hệ bản thân, cháu cũng thấy cha mẹ rất yêu thương cháu, nhưng mỗi khi giận dữ vì cháu phạm lỗi gì đó, mẹ cháu la mắng và còn rủa : “mày chết đi cho tao rảnh nợ”, “biết mày hư đốn thế tao bóp mũi mày chết khi mày mới ra đời”… những lời này làm cháu tủi thân và khủng hoảng tinh thần ghê gớm. Chúng cháu còn nhỏ (lớp 11) sống phụ thuoọc, không bảo vệ được mình, nếu thầy cô, cha mẹ cũng không thương yêu thì ai bảo vệ chúng cháu ạ ?


Có một sự thật :Việt Nam là nước thứ hai đã ký kết vào công ước về Quyền trẻ em, nhưng vào thế kỷ 21 này, nhiều người lớn vẫn có những hành động thô bạo , dã man với trẻ em. Ở các nước tiên tiến, cha mẹ đánh con mà bị phát hiện thì phải ra tòa, nói chi đến những hành động thô bạo gây tổn thương sâu sắc cho trẻ.

Thời đại đã thay đổi nhiều mà cha mẹ không theo kịp, thiếu những hiểu biết tâm lý xã hội cần thiết để giáo dục con cái. Mặt khác , với cuộc sống đầy áp lực hiện nay, ai cũng bị stress nên không còn làm chủ được mình. Mẹ cháu cũng vậy , nói với con những lời không hay là bà cũng bị căng thẳng và thiếu kiềm chế, chứ không hẳn là mẹc háu ghét bỏ con, nguyền rủa con. Chắc hẳn lúc bình tĩnh , bà sẽ hối hận. Cháu lựa lúc mẹ con vui vẻ, trò chuyện với mẹ, nói ra mong muốn của cháu, muốn được mẹ yêu thương , chăm sóc , dịu dàng . Phần nữa, cháu rags học ngoan, giỏi làm cho cha mẹ vui lòng. Con cái ngoan ngoãn cũng là yếu tố quan trọng để cha mẹ dịu đi những căng thẳng, mệt nhọc ngoài cuộc sống xã hội.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top