Tư tưởng yêu nước và canh tân của Đông kinh nghĩa thục

  • Thread starter Thread starter TầnCa
  • Ngày gửi Ngày gửi

TầnCa

New member
Xu
0
TƯ TƯỞNG YÊU NƯỚC VÀ CANH TÂN CỦA ĐÔNG KINH NGHĨA THỤC


Vào những năm 1905, 1906 Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh đã tổ chức phong trào Đông Du. Hai ông sang Nhật Bản và tận mắt thấy phong trào Aâu hoá. Các ông tâm đắc với khuynh hương duy tân của Nhật Bản. Ở Nhật lúc bấy giờ, có trường học “ Kháng Ưùng Nghĩa Thục” tại Đông kinh (Tokyo), Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh đã tham quan và nhận thấy đây là mô hình có thể áp dụng ở Việt Nam. Cuối năm 1906, hai ông về nước và cùng một số sỹ phu yêu nước như Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, Hoàng Tăng Bí…họp tại Nội Dụê, Bắc Ninh quyết định thành lập trường Đông Kinh nghĩa thục ở Hà Nội. Đầu tháng ba năm 1907, trường Đông Kinh nghĩa thục chính thức được chính thức thành lập tại số 3, Hành Đào, Hà Nội. Mục đíchcủa trường Đông Kinh nghĩa thục là: Thứ nhất, nâng cao tinh thần yếu nước, tự hào dân tộc. Thứ hai, truyền ba nội dung phương pháp học mớivăn minh, tiến bộ. Thứ phối hợp hành động với các sỹ phu yêu nước ủng hộ phong trào Đông Du và phong trào Duy Tân đang phát triển trong nước.

Ngay sau khi mở trường, số học sinh đã lên đến 2000 người, được chia thành 8 lớp, hai cấp: tiểu học và trung học. Nội dung học rất phong phú, có đầy đủ các môn: sử ký, địa dư, toán học, luận lý, chữ Quốc ngữ, tiếng Hán, tiếng Pháp… Các môn khoa học tự nhiên được soan theo giáo khoa Pháp lúc bấy giờ. Các môn khoa học xã hội được ban khoa giáo trường gồm các ông Nguyễn Quyền, Vũ Trác, Hoàng Tích Phụng, Trần Hữu Đức, Phan Huy Thịnh soạn ra để dạy chứ không theo sách giáo khoa của Pháp. Hầu hết sách giáo khoa đều được biên soạn và dẫn giải bằng chữ Quốc ngữ. Có lẽ, đây là bộ sách giáo tiểu và trung học đầu tiên được biên soạn bằng chữ Quốc ngữ.

Trường có một thư viện có đủ các loại sách bằng tiếng Tung Quốc, tếng Pháp, tiếng Nhật…Ngoài các buổi học chính thức, trường còn tổ chức các buổi thuyết trình về các chủ đề lịch sử, chính trị, xã hội…các đề tài diễn thuyết thường gắn liền với mục đích khơi gợi lại quá khứ oanh liệt, hoà hùng của dân tộc, nêu cao những tấm gướng nghĩa khí cứu nước như Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo… và cũng có những bài thuyết trình về cuộc cách mạng Pháp, cuộc đấu tranh giành độc lập của Mỹ…trong sự so sánh với đất nước ta lúc bấy giờ.

Có lẽ do thể hiện tư tưởng yêu nước, tự tôn dân tộc,tư tưởng canh tân quá sớm trong khi điều kiện nhân lực, vật lực, tài lực chưa đủ mạnh nên thực dân Pháp nhận thấy mối đe dọa khôn lường của Đông Kinh nghĩa thục. Thực dân Pháp đã nhận định rằng: “ Đông Kinh nghĩa thục không phải là một trường học thuần tuý, mà là một tổ chức phiến loạn” , và sau đó, vào ngày 20 tháng 12,năm 1907 chúng ra lênh giải thể trường Đông Kinh nghĩa thục. Hầu hết các giáo viên của trường như Ngô Đức Kế, Nguyễn Quyền, Hữu Trác..đều bị bắt. Tờ “ Đăng cổ tùng báo” cũng bị cấm hoạt động, các tài liệu và văn kiện của trường bị trịch thu.

Mặc dù tồn tại và hoạt chính thức chỉ hơn 9 tháng, nhưng Đông Kinh nghĩa thục không đơn thuần là một trường học bình thường mà là một tổ chức yêu nước, khởi xướng cho phong trào dân chủ tư sản, tư tưởng canh tân giáo dục, văn hoá, kinh tế, tự tôn dân tộc… có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn chuyển tiếp của lịch sử dân tộc.

Tư tưởng yêu nước của Đông Kinh nghĩa thục gắn liền với tư tưởng canh tân giáo dục, canh tân văn hoá, canh tân kinh tế, canh tân đời sống xã hội; tư tưởng yếu nước gắn liền với tinh thần tự tôn dân tộc và phê phán sự bạc nhược của triều đình nhà Nguyễn.

Tư tưởng cải cách giáo dục còn thể hiện sự quyết liệt trong vấn đề khoa cử lúc bấy giờ. Đông Kinh nghĩa thục lên án chế độ khoa cữ phong kiến. Dương Bá Trạc viết: “Anh còn muốn cái cử nhân ư? Này tôi bán cho anh một xu thôi!” Đông Kinh nghĩa thục cho rằng nền giáo dục phong kiến, khoa cử đã đào tạo ra những nhà nho thoát ly xã hội, không quan tâm đến sự phát triển xã hội mà chỉ lo thăng tiến làm quan để vinh thân, hưởng bổng lộc,… tri thức mà họ có chỉ là một mớ lý thuyết phi thực tế.

Đông Kinh nghĩa thục đã xây dựng chương trình và đưa vào giáo dục các môn học mới: như địa lý, sử ký, toán pháp, kinh tế, ngoại ngữ, vật lý, hóa học… và áp dụng phương pháp dạy và học kiểu phương Tây lúc bấy giờ. Bên cạnh dạy các khoa học cơ bản, Đông Kinh nghĩa thục còn khuyến khích nhân dân nên đi học nghề, Phan Chu Trinh viết:

“Hỡi những người chí cả hướng quê.
Mau mau đi học lấy nghề.
Học rồi ta sẽ đèm về dạy nhau”.


Về tư tưởng văn hóa xã hội, Đông Kinh nghĩa hục cũng khởi xướng tư tưởng cải cách và quyết liệt phê phán tư tưởng thiên mệnh của Nho giáo. Đông Kinh Nghĩa Thục cho rằng tư tưởng thiên mệnh làm cho con người thiếu năng động, thiếu tính cạnh tranh và chỉ trông chờ, phó thác… sách “Quốc dân độc bản” viết: “Cái tâm lý hiện nay đã cản trở quốc dân ta cạnh tranh chính là do thuyết thiên mệnh. Không có cái gì mà các nhà tú giả không gọi là mệnh. Người quân tử biết mệnh là cái hại không thể tránh, cái lợi không thể theo rốt cuộc chỉ còn cái phải làm mà thôi vậy… Làm một cái gì cũng chờ theo cái may của trời cho. Việc không thành thì lại ghen với trời. Bàn về sự nước yếu thì cũng cho là do trời mà không quy cho cái tội chính sự không chịu sửa đổi” .

Có thể nhận thấy tư tưởng của Đông Kinh nghĩa thục khá tạo bạo, muốn thay đổi tư tưởng văn hóa đã ăn vào máu vào xương của xã hội phong kiến hằng ngàn năm.

Bên cạnh phê phán tư tưởng văn hóa Nho giáo, Đông Kinh nghĩa thục cũng phê phán những phong tục tập quán lạc hậu, sách “Quốc dân độc bản” viết:

“Ông khoa mục đến thầy tống lý
Máu tham ăn vô số lạ đời.
Sao không mở mắt trong người
Năm Châu rộng rãi, sáu loài đua tranh.
Còn giữ thói tham ăn giành uống.
Chỉ châu đầu trong chốn hưởng thân” .


Đông Kinh Nghĩa Thục cũng đưa ra những lời khuyên thức tỉnh mọi người:

“Bỏ nghề cờ bạc, tham dâm
Bỏ nghề dại chợ khôn nhà bấy lâu
Bỏ ỷ thế, bỏ câu tiểu khí
Bỏ tranh phi, bỏ lý sự cùn…
Điều tục lụy điều chi cũng đổi
Đổi cho rồi cái thói bấy lâu!”


Lời văn phê phán của Đông Kinh nghĩa thục khá tạo bạo và có vẻ ngang tàng không sợ hãi bất cứ thế lực nào, mặc dù Đông Kinh nghĩa thục lúc bấy giờ chưa có một thế lực gì.

Về mặt kinh tế, Đông Kinh nghĩa thục có tư tưởng canh tân, hô hào thay đổi cách suy nghĩ và cách làm kinh tế kiểu cũ, như quá xem trọng nông nghiệp và khinh mạt thương nghiệp. Đông Kinh nghĩa thục hô hào lập các hội buôn bán và chính những người của phong trào này đã là những người tư sản đầu tiên, họ đã mở công ty ở Đông Thạnh Xương, ở phố Hàng Gai, và sau đó nhiều công ty của các nhà tư sản đầu tiên Việt Nam cũng đã ra đời như Công ty Quảng Hưng Long buôn bán hàng hóa trong nước, công ty Hồng Tấn Hưng buôn bán và sản xuất sơn, Công ty Nghiêm Xuân Quảng buôn bán và xuất khẩu lụa. Mặc dù Đông Kinh nghĩa thục là một trường học nhưng những tư tưởng của họ thể hiện quan điểm tư sản rõ rệt. Tư tưởng và cách hoạt động của Đông Kinh Nghĩa Thục đã lan rộng đến nhiều vùng, nhiều tỉnh khác trong cả nước như Hội phúc lợi tế ở Phú Yên, Hội hưng lợi tế ở Hưng Yên, Sơn thọ tế ở Việt Trì, Triệu dương hương quán ở Nghệ An, Liên thành ở Phan Thiết, Chiêu nam lầu ở Sài Gòn.

Tư tưởng tự tôn dân tộc của Đông Kinh nghĩa thục còn được thể hiện qua những dòng:

“Dòng ta chẳng phải phải hèn
Bạch Đằng phá quân Nguyên
Chi Lăng đuổi tướng Minh
Cõng rắn cắn gà nhà
Người xưa rất khinh bỉ”


Tư tưởng đó một đường khẳng định tính bất khuất của dân tộc qua một loạt chứng lý của lịch sử, mặt khác thể hiện rõ tư tưởng phê phán triều đại phong kiến nhà Nguyễn vì lợi ích các nhân đã rước kẻ ngoại bang về đàn áp dân tộc.

Để truyền bá và khích lệ tinh thần yêu nước và tự tôn dân tộc, Đông Kinh Nghĩa Thục đã tổ chức nhiều buổi diễn thuyết để khơi gợi lại tinh thần yêu nước bất khuất kiên cường của cha anh, những người đã xả thân để cứu lấy dân tộc như Hai Bà Trưng, Nguyễn Trãi, Lê Lợi, … Đồng thời cũng truyền bá những kiến thức về chính trường thế giới giúp mọi người mở rộng tầm nhìn và tìm phương hướng tốt nhất để giải cứu đất nước.

Có thể nhận thấy, Đông Kinh nghĩa thục không đơn thuần là một trường học mà là một tổ chức cách mạng do các sỹ phu yêu nước tiến bộ tổ chức để hưởng ứng cuộc vận động mạnh mẽ của Phan Bội Châu và tổ chứ Duy Tân phát động. Trong 9 tháng hoạt động, Đông Kinh nghĩa thục đã nuội dưỡng được một phong trào cách mạng công khai, quyết liệt trên lĩnh vực đấu tranh về văn hoá và tư tưởng theo khuynh hướng dân chủ tư sản. Tư tưởng của Đông Kinh nghĩa thục được xem là một cuộc vận động chính trị chuẩn bị về tinh thần cho sự nghiệp đấu tranh cách mạng dân tộc lâu dài sau này. Đông Kinh nghĩa thục đã nâng cao được tinh thần yêu nước, tinh thần cách mạng, đã lôi cuốn được đông đảo quần chúng nhân dân đấu tranh cho độc lập, tự do, và tiến bộ xã hội. Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam Đông Kinh nghĩa thục đã công khai phê phán tư tưởng phong kiến Nho giáo lỗi thời, khởi xướng một nội dung và phương pháp học mới phù hợp với cuộc sống với thời đại hơn. Tuy nhiên, những tư tưởng này mới đầu chưa thể trở thành một hệ thống lý luận hoàn chỉnh, nhưng đã đáp ứng được nguyện vọng của đông đảo quần chúng đang bị áp bức bốc lột của thực dân và phong kiến. Mặc dù tổ chức thất bại nhưng tác dụng của tư tưởng yêu nước, canh tân của Đông Kinh nghĩa thục không nhỏ. Nó đã góp phần thức tĩnh lòng yêu nước của nhân dân ta lúc bấy giờ, bước đầu tấn công vào hệ tư tưởng phong kiến, mở đường cho tư tưởng mới. Những tư tưởng và kinh nghiêm hoạt động phong phú, đa dạng của Đông Kinh nghĩa thục được các phong trào yêu nước giai đoạn sau kế thừa và phát huy.

Nguyễn Anh Thường​
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top