Từ Đông Khẩu Đạo đến Sa Đéc đô thị loại 3 - Theo dòng lịch sử

Giao Su Vọc

New member
Xu
0
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif] Vào những năm đầu thế kỷ XVII, nhiều người Kinh, người Hoa đã đến vùng đất quanh năm nước ngập, khí hậu ẩm ướt, sông ngòi để khai phá, lập nghiệp… Hình thành nên cộng đồng dân cư. Vòng đất ấy ngày nay là Sadec.

[/FONT]​
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Ngược dòng lịch sử, 2000 năm trước nơi đây là vương quốc Phù Nam và tồn tại đến năm 627. Trong khoảng thời gian đó có giai đoạn phát triển rực rỡ, nhất là từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ VII ( sau công nguyên); cũng từng có 100 năm chiến tranh với Chân Lạp. Vương quốc Phù Nam đã bị Chân Lạp tiêu diệt để lập nên Thủy Chân Lạp ( vùng đất Campuchia ngày nay là Lục Chân Lạp). Đây là hai nhà nước độc lập và thường thôn tính lẫn nhau. Chúa Nguyễn có lúc cũng đã viện binh giúp đỡ Chiêm Thành để đưa quân đánh Thủy Chân Lạp…

[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]
Bờ sông Sa Đéc - năm 1900

[/FONT]​
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif] Năm 1757 vua Chân Lạp là Nặc Nguyên mất, chú họ là Nặc Nhuận quyền coi việc nước( nhiếp chính) xin hiến đất Srok Treang ( tức đất ba Thắc, gồm: Sóc Trăng, Bạc Liêu) Preah Treang( tức đất Trà Vang, gồm: Trà Vinh, Bến Tre) để cầu xin chúa Nguyễn Phước Khoát sắc phong làm vua Chân Lạp. Sự việc đang tiến hành thì Nặc Nhuận bị con rễ là Nặc Hinh giết chết để cướp ngôi. Lúc bấy giờ, quá bất bình nên Nặc Tôn ( con của Nặc Nhuận ) chạy sang Hà Tiên nhờ Mạc Thiên Tứ tâu với chúa Nguyễn xin sắc phong làm vua Chân Lạp. Chúa Nguyễn chấp thuận và sai thống suất Trương Phước Du cùng Mạc Thiên Tứ đem quân đánh dẹp Nắc Hinh rồi đưa Nặc Tôn về nước và sắc phong là Phiên Vương. Tạ ơn cao lớn đó, Nặc Tôn cắt đất Tầm Phong Long được Nguyễn Cư Trinh lập thành 3 đạo: Châu Đốc Đạo, Tân Châu Đạo và Đông Khẩu Đạo ( Đông Khẩu Đạo mà ngày nay là Thị Xã Sade91c, Huyện Lai Vung, Huyện Lấp Vò của tỉnh Đồng Tháp ).

[/FONT]​
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif] Như vậy, 1757 vùng đất Tầm Phong Long đã thuộc quyền đã thuộc quyền cai quản của chúa Nguyễn, chính thức là chủ quyền của Việt Nam ( mặc dù trước đó đã có người Việt sinh sống, Sadec đã được hình thành từ lâu). Chúa Nguyễn đã thi hành những chính sách đặc biệt đối với khai phá đất hoang, cho phép biến ruộng đất khai hoang thành ruộng đất tư nhân. Đông Khẩu Đạo là đơn vị hành chánh tại vùng đất mới tiếp quản, mới khai hoang. Ở đây chưa tổ chức một cách hoàn chỉnh bộ máy hành chính được; vì vậy tạm thời giao cho quân binh quản lý để trong thời gian sớm nhất hình thành nên bộ máy quản lý hành chánh.

[/FONT]​
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif] Trong vòng chưa đầy 30 năm, cộng đồng người Kinh, người Hoa tại đây đã triệt để khai thác mọi tiềm năng và lợi thế vốn có của nó, biến vùng đất Tầm phong Long hoang vu, sình lầy, đầy những khó khăn trở ngại thành vùng đất trù phú, lập nên 60 thôn, có những thôn mà diện tích thuộc loại lớn ở Nam Bộ như: Vĩnh Phước, Tân Long, Tân Lập, Tân Hựu…

[/FONT]​
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]
Bệnh viện Sa Đéc - năm 1900

[/FONT]​
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif] Trước làn song tự phát di cư vào Nam sinh sống của dân Ngũ Quãng ( Quảng Yên, Quảng Trị, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi), buộc chúa Nguyễn phải cử người tổ chức các cuộc di cư này và lập nên các thôn, làng, xóm, ấp của cộng đồng người Việt. Bảo vệ dân chúng khẩn hoang và xác lập chủ quyền là hai quá trình được tiến hành song song; đồng thời, trong đó, xác lập chủ quền là để bảo vệ tính hợp pháp của công cuộc khẩn hoang chính là cơ sở để xác lập chủ quyền một cách thực sự. sadec, chỉ sau hơn một thế kỷ, tính từ đầu thế kỷ thứ 17 cho đến giữa thế kỷ thứ 18, đã hoàn toàn nằm trong lãnh thổ của nước Việt Nam, đã nhanh chóng trở thành vùng phát triển về nhiều mặt. Đây là thành quả lao động của cả cộng đồng dân cư sadec. Trong đó vai trò của các lớp cư dân người Việt, người Hoa, người Khơ- mơ… là rất nổi bật.

[/FONT]​
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif] Vào cuối thế kỷ XVIII, khi chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu phát triển, nhiều thương nhân Tây như: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh… trên đường tìm “đối tác”, bằng thuyền buôn đã đi trên sông Cửu Long và ngang qua Sadec, họ đến thẳng Nam Vang (Phnom – pênh), lên tới băng Cốc, Miến Điện (Myanmar) với nhiều nguồn lợi béo bộ. Để rồi không lâu sau, dần dần Sa đéc đã trờ thành một đầu mối giao lưu, mua bán khá sầm uất trong vùng…

[/FONT]​
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif] Khi thực dân Pháp xâm chiếm Nam Kỳ, họ đã khai thong tuyến đường thủy Sài Gòn – Nam Vang, tàu hơi nước của học đã đi ngang Sa Đéc. Cả xứ Nam Kỳ hồi ấy chủ yếu đi lại bằng đường thủy, hệ thống sông ngòi chằng chịt đã nối Sa đéc với các địa phương trong vùng; Sa đéc trở thành đầu mối tập kết hành khách và hang hóa vận chuyển đi các nơi. Khi giao thong đường bộ phát triển, con đường nối liền Sài Gòn – Hà Tiên được hình thành ngang qua Sa Đéc. Bấy nhiêu đó cũng đủ thấy vị trí khá thuận lợi về nhiều mặt để sa Đéc phát triển từ rất sớm.

[/FONT]​
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Là những cư dân lưu tán từ miền Bắc, miền Trung vào đây, vốn chữ Nho còn đọng ít nhiều trong họ. Bởi không muồn mất cái chữ của tổ phụ mà có nhiều người vẫn theo nghiệp đèn sách; vì vậy mà trường phủ Tân Thành đã có từ năm 1832 ở Sa Đéc; về sau, khi Tây Học đang lấn lướt nhưng các môn sinh chốn “ cửa Khổng sân Trình “ vẫn dùi mài kinh sử; trong đó, phải kể tới cụ Đào Thới Hanh ( sinh ngày 24-2-1871, tại An Tịch – Sa Đéc) làm quan thời vua Thành Thái, được truy tặng lễ bộ thượng thơ. Rồi cụ Nguyễn Đặng Tam ( sinh ngày 1-2-1867, tại Tân Phú Đông) cũng là lễ bộ thượng thơ.

[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]
Chợ Sa Đéc - năm 1900

[/FONT]​
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif] Một vài tài liệu cho rằng Sa Đéc có trường dạy tiếng Quốc Ngữ khá sớm ở Nam Kỳ: trường Sơ Học Pháp – Việt sau gọi là trường Nam tiểu học, được thành lập năm 1885, rồi sau đó có Nữ Học đường -1884, bà Marguerite Duras. Nguyên bà là con gái của bà Maria Donnadieu – Hiệu trưởng trường Nữ. Duras từng là người tình của Huỳnh Thủy Lê. Do ngang trái, hai người không thành vợ chồng. Cuối đời, Duras viết chuyện tình của mình thành tiểu thuyết “L’ Amant”, rồi được đạo diễn Jean Jacues Annaud dựng phim, hãng Renn Production sản xuất. Nội dung của nó phản ánh Sa Đéc những thập niên đầu thế kỷ thứ XX, với chuyện tình Duras – Thủy Lê).

[/FONT]​
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Người tình cuốn sách rất cảm động của văn sĩ người Pháp Duras viết về mối tình của bà và người đàn ông gốc Hoa Huỳnh Thủy Lê.

[/FONT]​
---------------------
 

[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif] Từ năm 1904, Sa Đéc đã có người đỗ kỹ sư đầu tiên của Đông Dương, đó là ông Lưu Văn Lang( thường được gọi là Bác vật Lang). Sau đó còn có ông Lương Văn Mỹ, Huỳnh Tấn Quảng ( nhân dân cũng tôn vinh gọi là Bác Vật), ông Nguyễn Thành Giung ( thường gọi là tấn sĩ Giung – vì ông đỗ tiến sĩ). Đó là những nhà khoa học khá sơm của Sa đéc.

[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif] Sa Đéc còn là nơi phát sinh sân khấu cải lương Nam Bộ. năm 1915, ông Cả Tam ( người làng Tân Khánh – nay Tân Khánh Đông) đã lập gánh hát bội đầu tiên ở Sa Đéc. Đây là gánh hát ra đời khá sớm ở Nam kỳ hồi ấy với tên “ Thiền Tiện bang”, có cô đào Năm Sa Đéc mà sau này làm rạng danh cho nghệ thuật. Ông Đặng Thúc Liêng – một lương y, nhà báo, người có tinh thần dân tộc đã ra sức chấn chỉnh hát bội tại rạp hát của ông ở làng Vĩnh Phước ( nay Phường 2). Ông đã áp dụng nghệ thuật cầm ca biểu diễn song song trên sân khấu, nhờ vậy mà Andre Thâát bội tại rạp hát của ông ở làng Vĩnh Phước ( nay Phường 2). Ông đã áp dụng nghệ thuật cầm ca biểu diễn song song trên sân khấu, nhờ vậy mà Andre Thận ( thầy Tư Thận) lập gánh hát xiệc, diễn trong Nam ngoài Bắc; chưa được bao lâu, lại quay sang áp dụng lối ca ra bộ, tô đậm và làm hấp dẫn những bản xưa như Huỳnh Vân, Tứ đại Oán, Bỉnh Bán Vắng… Để rồi lập nên gánh cải lương, lưu diễn khắp nơi, rất ăn khách, được nhiều người mến mộ. Về sau, Sa Đéc còn có “ Tan Thinh Bang” của ông bầu Nguyễn Văn Thông, thường diễn những tuồng cưa với y quan rực rỡ. Gánh lưu diễn khắp Bắc-Trung-Nam, tiếng tăm vang dội.

[/FONT]​
[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]
Sa Đéc phố thị năm 1900

[/FONT]​
------
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif] – Sa đéc còn có nhà in(1936), có các nhà báo hoạt động ( hồi nữa đầu thế kỷ XX) như Diệp văn Kỳ, Đặng Thúc Liêng, Trương Duy Toàn… ông Nguyễn Văn Dần, người làng Tân Quy Đông đã biên soạn và xuất bản cuốn “Sa đéc nhơn địa chí” vào năm 1926. Học giả khảo cổ Vương Hồng Sển cũng một thời làm việc ở Sa Đéc, ông lặn lội sưu tầm nhiều cổ vật giá trị ở quanh vùng.

[/FONT]​
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Nét đẹp văn hóa truyền thống của Sa đéc còn được thể hiện bằng sự khéo léo và tài hoa của nhân dân trong vùng. Ngoài những nghệ nhân chăm trồng hoa kiểng ở Tân Qui Đông danh tiếng, làng Vĩnh Phước ( nay là phường 2) còn có nghề kim hoàn ra đời từ những năm 1859, với thợ bạc Lý Duy Thiện ( tức Hộ Bữu). Ông Thiện được vua Tự Đức ban thưởng bốn chữ vàng “ Háo Nghĩa Khả Phong”. Đồ trang xuất do ông làm đã được mang đi đấu xảo ở Paris năm 1878 và ở Bỉ năm 1885. Khi ông mất, con là Lý Ngọc Sơn( thợ Bạc Vĩnh) nổi nghiệp, lại mang hàng dự đấu xảo ở Hà Nội (1902), ở Marseille- Pháp(1906). Ông Vĩnh qua đời, con là Lý Nhơn Điền kế nghiệp. Ông lại tiếp tục mang hàng đi đấu xảo ở Hà Nội(1918) và Marseille- Pháp(1922). Tất cả những lần kim hoàn Sa Đéc xuất ngoại ấy đều mang về những “mề đai vàng” danh dự cho xứ sở. Sa Đéc còn vang danh với những làng nghề truyền thống như: Làm bột ( Tân Qui Đông), dệt chiếu ( Tân Khánh Đông), làm hình nổi ( Vĩnh Phước – nay là phường 2)…

[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif] Có một mặt hàng đã đi vào lịch sử phát triển của vùng đất Sa Đéc như một huyền thoại, đó là cau khô. Theo truyền thuyết dân gian: trong những ngày Nguyễn Ánh bôn tẩu quanh vùng, trái cau khô được dung làm đạn mà quân binh của Nguyễn Ánh khi xung trận bắn về phía quân Tây Sơn. Hiện nay có ngôi nhà cổ, tồn tại cả trăm năm tuổi( ở Tân Phú Đông), chủ nhân của nó là một người buôn bán cau khô lên tới Nam Vang, Băng Cốc và tận Miến Điện; nhờ mặt hàng này mà giàu có và làm nên ngôi nhà khá đồ sộ đó.

[/FONT]​
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif] Sa Đéc cũng là nơi gặp gỡ của nhiều nhân sĩ, nho gia yêu nước trong những phong trào Đông Du, Duy Tân; của những chiến sĩ Cộng Sản trong tổ chức Việt Nam Thanh Niên Cách mạng Đồng Chí Hội… để dẫn đến việc hình thành nên tổ chức Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng chí hội… để dẫn đến việc hình thành nên tổ chức Đảng Cộng Sản Việt Nam tại Sa Đéc và lãnh đạo phong trào yêu nước, đấu tranh giành chánh quyền về tay nhân dân năm 1945…

[/FONT]​
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif] Vượt qua những gian nguy thử thách của chiến tranh, quân dân Sa Đéc đã anh dũng chiến đấuu và giành lấy thắng lợi bằng chiến thắng mùa xuân năm 1975 để cùng cả nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong khôi phục kinh tế - văn hóa xã hội sau chiến tranh, Sa Đéc đã giành được nhiều thành tựu để bước vào công cuộc đổi mới và tiếp tục thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

[/FONT]​
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]
Sa Đéc ngày nay đã là đô thị loại 3 với diện tích tự nhiên 59,5 km vuông, dân số 103211 người, có 9 xã – phường. Trong những năm qua, Đảng bộ Thị xã Sa Đéc đã nỗ lực vượt qua những khó khăn để xây dựng thị xã là trung tâm của vùng kinh tế trong điểm phía Nam sông Tiền của tỉnh, tập trung phát triển công nghiệp với qui mô sản xuất lớn, chất lượng cao; phát triển thương mại – dịch vụ; đẩy nhanh việc thực hiện xây dựng kết cấu hạ tầng; xây dựng và phát triển các đề án, dự án, chương trình phát triển kinh tế đến năm 2010 nhằm thu hút các dự án đầu tư, tổng vốn khoảng hơn 2800 tỷ đồng, với 17 doanh nghiệp đã đi vào hoạt động, mang lại hiệu quả cao, tạo việc làm ổn định cho hàng ngàn lao động. Đảng bộ và chánh quyền thị xã cũng đã qui hoạch xây dựng Trung Tâm tài chính – Thương mại (7ha), hai khu đô thị cao cấp (45ha) , khu liên hợp thể dục thể thao(17ha), 3 cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp ( diện tích trên 50ha). Đồng thời, duy trì và phát triển các ngành nghề có thế mạnh lâu đời: xay xát, lau bong gạo, chế biến lương thực, thực phẩm; thủy sản đông lạnh; sản xuất gạch ngói, gốm xuất khẩu…

[/FONT]​
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif] Từ năm 2001-2007, nghành công nghiệp thị xã đã phát triển khá mạnh( năm 2001 giá trị sản xuất công nghiệp đạt 487,735 tỷ đồng, đến năm 2008 đạt 1755,16 tỷ đồng tỷ đồng) chiếm hơn 25% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh.

[/FONT]​
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]
Khu công nghiệp Sa Đéc - Now

[/FONT]​
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif] Sa Đéc là trung tâm giao lưu thương mại, chợ đầu mối bán sỉ, phân phối nhiều mặt hàng thiết yếu trong vùng, vai trò đó đã được khẳng định. Đảng bộ và chánh quyền địa phương đã tập trung lãnh đạo và điều hành để đầu tư mở rộng mạng lưới kinh doanh, đưa thương mại – dịch vụ tiếp tục chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu kinh tế

[/FONT]​
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif] ( chiếm trên 20% GDP toàn tỉnh); đầu tư nâng cấp, sửa chữa và xây dựng mới nhiều chợ mới trên địa bàn, đến nay thị xã Sa Đéc đã có 13 chợ, mua bán nhộn nhịp và sầm uất. Ngoài ra, các loại dịch vụ như bưu chính viễn thong, tài chính tín dụng, giao thong… ngày càng phát triển với chất lượng cao; có 8 Chi nhánh ngân hàng của nhà nước và cổ phần cùng 2 quỹ tín dụng nhân dân đang hoạt động tại thị xã. Năm 2007, kim nghạch xuất khẩu của thị xã đạt 56,943 triệu USD.

[/FONT]​
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif] Thị xã có nhiều di tích lịch sử văn hóa được công nhận cấp quốc gia, cấp tỉnh như: Kiến An Cung( chùa ông Quách), chùa Bà, Chùa Hương, đình Vĩnh Phước… Hệ thống nhà hàng, nhà trọ, khách sạn không ngừng được nâng cấp, nâng cao chất lượng phục vụ du khách; cùng nhiều điểm tham quan du lịch khác đầy tiềm năng và triển vọng để thu hút đầu tư.

[/FONT]​
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif] Với chủ trương phát triển nông nghiệp gắn với đô thị sinh thái, Sa Đéc đã hình thành nên những vùng nuôi trồng chuyên canh, tăng cường ứng dụng khoa học- công nghệ từng bước xây dựng mô hình quản lý phù hợp; đẩy mạnh đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hoàn thiện mạng lưới thủy lợi; quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở nuôi trồng thủy sản xuất khẩu mang lại hiệu quả ngày càng cao. Các sản phẩm nông nghiệp cũng được chú trọng về kiểu dáng, mẫu mã, tính nghệ thuật, góp phần tăng nhanh giá trị nông sản; đồng thời, tăng cường quảng bá cho nông sản. Riêng hoa và cây cảnh cũng có nhiều thế mạnh, toàn thị xã có hơn 1800 hộ sản xuất, mua bán hoa và cây cảnh, với 240ha, cho thu nhập trên 180 đồng/ ha/ năm/ hộ. Đảng bộ và chính quyền thị xã đang xúc tiến và việc xây dựng chợ hoa kiểng Sa Đéc, có các chánh sách ưu đãi cho người trồng hoa và cây cảnh để kết hợp với việc phát triển du lịch…

[/FONT]​
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif] Hướng tới một đô thị văn minh – hiện đại, trong công tác qui hoạch đô thị, Đảng Bộ và chính quyền địa phương luốn chú trọng đến cảnh quan và kiến trúc đô thị, để giữ được nét cồ kính, gắn kết với không gian mở rộng mang tầm vóc hiện đại, kết hợp hài hòa giữa kiến trúc phương Đông và phương Tây, mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống, lịch sử vốn có của Sa Đéc. Trong giai đoạn tới, Sa Đéc chú trọng đẩy mạnh khai thác các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài thị xã, nhất là việc thu hút vốn ODA, vốn đầu tư trực tiếp FDI và các nguồn vốn tài trợ ưu đãi khác trong lĩnh vực xây dựng hệ thống giao thong, thủy lợi, giáo dục, y tế, các công trình phúc lợi công cộng… tích cực tranh thủ nguồn vốn đầu tư của tỉnh, của Trung Ương và các tổ chức ngân hàng, tín dụng, các tổ chức đoàn thể xã hội, nghề nghiệp theo chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn; quab tâm đầu tư phát triển nhân lực và tạo bước đột phá lớn trong công nghiệp – xây dựng, thương mại – dịch vụ.

[/FONT]​
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif] Hơn 250 năm trôi qua, người Sa Đéc luôn hào sảng, rộng mở tấm lòng, khoan dung độ lượng để cùng chung sức xây dựng quê hương. Quá trình hình thành và phát triể, Sa Đéc đã hun đúc nên những truyền thống quý báo, đó là; truyền thống hiếu khách, truyền thống hiếu học, truyền thống văn hóa, truyền thống cách mạng…

[/FONT]​
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif] Hơn 250 năm, thời gian không dài lắm so với tiến trình lịch sử của dân tộc nhưng đối với lịch sử hình thành và phát triển của một địa phương, nó có ý nghĩa rất quan trọng, khẳng định vị thế, vai trò trong sự phát triển của vùng, miền và cả nước. Từ Đông Khẩu Đạo đến Sa Đéc đô thị loại 3 là một chăng đường đầy gian khó để chinh phúc thiên nhiên, đấu tranh với mọi kè 3 thù, xây dựng và phát triển không ngừng…

[/FONT]​
Đồng Tháp xưa và nay
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top