--- Hoài Việt ---
Đã có nhà ngôn ngữ học thống kê tiếng Việt có đến trên dưới 5.000 từ láy, một khối lượng từ phải nói là quá lớn làm nên bản sắc riêng của ngôn ngữ Việt. Trong số đó, người ta ước tính có đến gần một nửa số từ láy, phần lớn là láy đôi, không thể xác định được từ nào là chính và nghĩa của mỗi từ tách riêng là gì và phần nửa số từ láy còn lại có thể giải thích được từ gốc.
Ví dụ như trong các từ láy đôi: Bươm bướm - chỉ một loài sâu có cánh rất quen thuộc với xứ sở nhiệt đới nhiều hoa thơm cỏ lạ, người ta có thể thấy ngay bươm là từ láy của bướm, và bướm là từ gốc, từ chính định danh một loài côn trùng. Tương tự các từ Nhanh nhẹn, Vuông vắn, Đẹp đẽ, Muộn màng... cũng có thể dễ dàng nhận ra các từ nhanh, vuông, đẹp, muộn là từ gốc và nhẹn, vắn, đẽ, màng chỉ là những từ láy lại theo kiểu láy âm; ở đây là các phụ âm đầu "nhờ - trong Nhanh nhẹn, vờ - trong Vuông vắn, đờ - trong Đẹp đẽ, mờ - trong Muộn màng". Người ta có thể dẫn ra hàng loạt từ láy đôi tương tự như thế: Hỏi han, Khẽ khàng, To tát, Chao chát... Trong các từ láy đôi này, từ gốc mang nghĩa rõ ràng là hỏi trong hỏi han, khẽ trong khẽ khàng, to trong to tát.
Trong giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ thường nhật, nhất là trong khẩu ngữ - tức là lời ăn tiếng nói thường ngày trong ngữ cảnh là đời sống muôn mặt đời thường, còn rất nhiều từ láy đôi không thể xác định được đâu là từ gốc có nghĩa như thế, ví như các từ Lẩn thẩn, Lẩm cẩm, Bẽn lẽn, Thình lình, Ngậm ngùi, Băn khoăn, Chấp chới, Mang máng, Tất bật, Thều thào,... Trong những từ láy đôi này, cả hai thành tố chẳng có một nghĩa gì rõ rệt, nhưng khi được kết hợp theo kiểu láy âm như Ngậm ngùi - láy âm "ngờ", hay láy vần trong Bâng khuâng - láy vần "âng" thì tổng hợp cả hai từ có thể xem là vô nghĩa ấy với người Việt thời hiện đại, thì họ vẫn cứ hiểu cái nghĩa của từ láy đôi như thường. Câu thơ của Tố Hữu: "Bâng khuâng đứng giữa hai dòng nước - Chọn một giòng hay để nước trôi", không cần giải thích riêng từ láy Bâng khuâng, một em hộc sinh phổ thông vẫn hiểu được từ đó chỉ tâm trạng lơ lửng, chưa xác định được sự lựa chọn dứt khoát của con người trước một thực tế nước đôi nào đó. Tương tự, từ láy vần "ẽn" trong Bẽn lẽn, mặc dù thật khó đoán định bẽn và lẽn tách riêng ra, người cổ xưa hiểu là gì không ai biết thế nhưng từ láy đôi bẽn lẽn hoá ra ai cũng hiểu đấy là từ chỉ sự thẹn thùng ngần ngại của cô gái mới lớn trước người lạ chẳng hạn.
Đi sâu tìm hiểu từ láy trong ngôn ngữ dân tộc, do khối lượng từ láy phải nói là rất lớn, trên dưới 5.000 từ, người ta có thể rút ra được rất nhiều điều lý thú về cấu trúc, về đặc điểm của nó. Trên hết, nhận biết từ láy trong ngôn ngữ Việt cũng là một cách tiếp cận với đặc trưng ngôn ngữ Việt rất cần cho mỗi người trong công việc viết văn viết báo và giao tiếp, ứng xử giữa cộng đồng, nhất là đối với thế hệ hậu sinh ở xứ người quá xa môi trường tiếng mẹ đẻ thuần nhất là Việt Nam.
Nguồn: Sưu Tập
Đã có nhà ngôn ngữ học thống kê tiếng Việt có đến trên dưới 5.000 từ láy, một khối lượng từ phải nói là quá lớn làm nên bản sắc riêng của ngôn ngữ Việt. Trong số đó, người ta ước tính có đến gần một nửa số từ láy, phần lớn là láy đôi, không thể xác định được từ nào là chính và nghĩa của mỗi từ tách riêng là gì và phần nửa số từ láy còn lại có thể giải thích được từ gốc.
Ví dụ như trong các từ láy đôi: Bươm bướm - chỉ một loài sâu có cánh rất quen thuộc với xứ sở nhiệt đới nhiều hoa thơm cỏ lạ, người ta có thể thấy ngay bươm là từ láy của bướm, và bướm là từ gốc, từ chính định danh một loài côn trùng. Tương tự các từ Nhanh nhẹn, Vuông vắn, Đẹp đẽ, Muộn màng... cũng có thể dễ dàng nhận ra các từ nhanh, vuông, đẹp, muộn là từ gốc và nhẹn, vắn, đẽ, màng chỉ là những từ láy lại theo kiểu láy âm; ở đây là các phụ âm đầu "nhờ - trong Nhanh nhẹn, vờ - trong Vuông vắn, đờ - trong Đẹp đẽ, mờ - trong Muộn màng". Người ta có thể dẫn ra hàng loạt từ láy đôi tương tự như thế: Hỏi han, Khẽ khàng, To tát, Chao chát... Trong các từ láy đôi này, từ gốc mang nghĩa rõ ràng là hỏi trong hỏi han, khẽ trong khẽ khàng, to trong to tát.
Trong giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ thường nhật, nhất là trong khẩu ngữ - tức là lời ăn tiếng nói thường ngày trong ngữ cảnh là đời sống muôn mặt đời thường, còn rất nhiều từ láy đôi không thể xác định được đâu là từ gốc có nghĩa như thế, ví như các từ Lẩn thẩn, Lẩm cẩm, Bẽn lẽn, Thình lình, Ngậm ngùi, Băn khoăn, Chấp chới, Mang máng, Tất bật, Thều thào,... Trong những từ láy đôi này, cả hai thành tố chẳng có một nghĩa gì rõ rệt, nhưng khi được kết hợp theo kiểu láy âm như Ngậm ngùi - láy âm "ngờ", hay láy vần trong Bâng khuâng - láy vần "âng" thì tổng hợp cả hai từ có thể xem là vô nghĩa ấy với người Việt thời hiện đại, thì họ vẫn cứ hiểu cái nghĩa của từ láy đôi như thường. Câu thơ của Tố Hữu: "Bâng khuâng đứng giữa hai dòng nước - Chọn một giòng hay để nước trôi", không cần giải thích riêng từ láy Bâng khuâng, một em hộc sinh phổ thông vẫn hiểu được từ đó chỉ tâm trạng lơ lửng, chưa xác định được sự lựa chọn dứt khoát của con người trước một thực tế nước đôi nào đó. Tương tự, từ láy vần "ẽn" trong Bẽn lẽn, mặc dù thật khó đoán định bẽn và lẽn tách riêng ra, người cổ xưa hiểu là gì không ai biết thế nhưng từ láy đôi bẽn lẽn hoá ra ai cũng hiểu đấy là từ chỉ sự thẹn thùng ngần ngại của cô gái mới lớn trước người lạ chẳng hạn.
Đi sâu tìm hiểu từ láy trong ngôn ngữ dân tộc, do khối lượng từ láy phải nói là rất lớn, trên dưới 5.000 từ, người ta có thể rút ra được rất nhiều điều lý thú về cấu trúc, về đặc điểm của nó. Trên hết, nhận biết từ láy trong ngôn ngữ Việt cũng là một cách tiếp cận với đặc trưng ngôn ngữ Việt rất cần cho mỗi người trong công việc viết văn viết báo và giao tiếp, ứng xử giữa cộng đồng, nhất là đối với thế hệ hậu sinh ở xứ người quá xa môi trường tiếng mẹ đẻ thuần nhất là Việt Nam.
Nguồn: Sưu Tập