Hide Nguyễn
Du mục số
- Xu
- 1,943
Từ điển tiếng Anh Oxford (OED) được xuất bản lần đầu tiên cách đây 126 năm và được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới.
Từ điển tiếng Anh Oxford sẽ không bao giờ được tái bản nữa.
Tuy nhiên, những người giữ bản quyền cuốn sách này thông báo rằng nó sẽ không bao giờ được tái bản nữa.
Thay vì đó, 80 người biên soạn đã làm việc trong 21 năm qua để cho ra ấn bản lần thứ 3 tiết lộ rằng những thành quả lao động của họ sẽ chỉ tồn tại dưới dạng trực tuyến.
Từ điển tiếng Anh Oxford đã xuất hiện trên Internet trong 10 năm qua và có 2 nghìn người truy cập mỗi tháng. Những người đăng kí phải trả 205 bảng mỗi năm, cộng thêm thuế giá trị gia tăng để có thể truy cập.
Cơ quan In ấn ĐH Oxford (OUP) cho biết sử dụng những ưu thế của Internet đồng nghĩa với việc bản chỉnh sửa mới nhất những định nghĩa từ tiếng Anh – hiện tại đã hoàn thành 28% - sẽ không bao giờ có mặt trong bản in.
“Thị trường từ điển in đang dần mai một – giảm 10% mỗi năm.” – ông Nigel Portwood, 44 tuổi – giám đốc điều hành của OUP cho biết.
“Mục đích chính của chúng tôi không phải là lợi nhuận, mà là sự phổ biến của kiến thức.” – ông nói.
“Bản in vẫn rất quan trọng, nhưng ở bất cứ đâu có thể, nếu có cơ hội, chúng tôi sẽ thay thế nó.”
Ông dự đoán rằng một cuốn từ điển in chỉ có tuổi thọ khoảng 30 năm.
Lần tái bản thứ 3 dự định sẽ được hoàn thành vào vào năm 2037. OUP đã ngừng việc xuất bản những cuốn sách tham khảo có minh họa do sự phổ biến đang ngày càng tăng lên của Wikipedia.
Google Earth cũng đạt được mức độ phổ biến như vậy đối với bản đồ. Dù vậy OUP – cơ quan in ấn lớn nhất thuộc một trường đại học vẫn xuất bản những tấm bản đồ dùng trong trường học. Bộ sưu tập những từ tiếng Anh và định nghĩa về chúng bắt đầu xuất hiện vào thế kỉ 16.
Sau đó, vào năm 1755, Samuel Johnson đã xuất bản thứ mà nhiều người cho là cuốn từ điển đầu tiên.
Năm 1879, OUP đã bắt tay vào thực hiện dự án đầu tiên của mình và bản đầu tiên được xuất bản thành từng phần từ năm 1884 trở đi. Đến năm 1928, nó được hoàn thành như một hệ thống và mất thêm 61 năm để cập nhật đầy đủ.
Năm 1989, ấn bản thứ 2 được xuất bản và bán được 291.500 cuốn.
Mặc dù được sử dụng phổ biến trên toàn cầu nhưng OED chưa bao giờ lấy lãi và yêu cầu chi trả vài triệu bảng mỗi năm cho việc nghiên cứu.
Erin McKean – người đồng sáng lập kiêm giám đốc điều hành của Wordnik – một từ điển online cho biết: “Tôi muốn con trai của tôi nghĩ về cuốn từ điển in này như một chiếc băng ghi âm 8 rãnh – một phiên bản đã chết bởi nó không còn đủ hữu ích nữa.”
Nguyễn Thảo (Daily Mail)
Từ điển tiếng Anh Oxford sẽ không bao giờ được tái bản nữa.
Tuy nhiên, những người giữ bản quyền cuốn sách này thông báo rằng nó sẽ không bao giờ được tái bản nữa.
Thay vì đó, 80 người biên soạn đã làm việc trong 21 năm qua để cho ra ấn bản lần thứ 3 tiết lộ rằng những thành quả lao động của họ sẽ chỉ tồn tại dưới dạng trực tuyến.
Từ điển tiếng Anh Oxford đã xuất hiện trên Internet trong 10 năm qua và có 2 nghìn người truy cập mỗi tháng. Những người đăng kí phải trả 205 bảng mỗi năm, cộng thêm thuế giá trị gia tăng để có thể truy cập.
Cơ quan In ấn ĐH Oxford (OUP) cho biết sử dụng những ưu thế của Internet đồng nghĩa với việc bản chỉnh sửa mới nhất những định nghĩa từ tiếng Anh – hiện tại đã hoàn thành 28% - sẽ không bao giờ có mặt trong bản in.
“Thị trường từ điển in đang dần mai một – giảm 10% mỗi năm.” – ông Nigel Portwood, 44 tuổi – giám đốc điều hành của OUP cho biết.
“Mục đích chính của chúng tôi không phải là lợi nhuận, mà là sự phổ biến của kiến thức.” – ông nói.
“Bản in vẫn rất quan trọng, nhưng ở bất cứ đâu có thể, nếu có cơ hội, chúng tôi sẽ thay thế nó.”
Ông dự đoán rằng một cuốn từ điển in chỉ có tuổi thọ khoảng 30 năm.
Lần tái bản thứ 3 dự định sẽ được hoàn thành vào vào năm 2037. OUP đã ngừng việc xuất bản những cuốn sách tham khảo có minh họa do sự phổ biến đang ngày càng tăng lên của Wikipedia.
Google Earth cũng đạt được mức độ phổ biến như vậy đối với bản đồ. Dù vậy OUP – cơ quan in ấn lớn nhất thuộc một trường đại học vẫn xuất bản những tấm bản đồ dùng trong trường học. Bộ sưu tập những từ tiếng Anh và định nghĩa về chúng bắt đầu xuất hiện vào thế kỉ 16.
Sau đó, vào năm 1755, Samuel Johnson đã xuất bản thứ mà nhiều người cho là cuốn từ điển đầu tiên.
Năm 1879, OUP đã bắt tay vào thực hiện dự án đầu tiên của mình và bản đầu tiên được xuất bản thành từng phần từ năm 1884 trở đi. Đến năm 1928, nó được hoàn thành như một hệ thống và mất thêm 61 năm để cập nhật đầy đủ.
Năm 1989, ấn bản thứ 2 được xuất bản và bán được 291.500 cuốn.
Mặc dù được sử dụng phổ biến trên toàn cầu nhưng OED chưa bao giờ lấy lãi và yêu cầu chi trả vài triệu bảng mỗi năm cho việc nghiên cứu.
Erin McKean – người đồng sáng lập kiêm giám đốc điều hành của Wordnik – một từ điển online cho biết: “Tôi muốn con trai của tôi nghĩ về cuốn từ điển in này như một chiếc băng ghi âm 8 rãnh – một phiên bản đã chết bởi nó không còn đủ hữu ích nữa.”
Nguyễn Thảo (Daily Mail)