Từ điển Anh – Việt chuyên ngành y khoa

H

HuyNam

Guest
Chương trình MeDic 2.7 hỗ trợ việc tra dịch Anh ngữ – Việt ngữ các thuật ngữ về y học cũng như các từ Anh ngữ thông dụng thường gặp.

MeDic 2.7 là phần mềm miễn phí do BS Bảo Phi viết tặng cộng đồng

MeDic 2.7 được sử dụng trên hệ điều hành Windows. Chương trình soạn thảo theo hướng mở. Gồm tự điển Y học Anh Việt có khoảng 65.000 từ thường gặp, và tự điển Anh Việt thông dụng có khoảng 100.000 từ. Hỗ trợ việc thêm từ, xoá từ, sửa từ trong từ điển, cũng như lưu giữ các từ đã tra cứu cần xem lại, hỗ trợ Unicode.

Chương trình sử dụng Text to Speech engine để nghe phát âm các từ Anh ngữ trong tự điển cũng như nghe phát âm các đoạn văn bản tiếng Anh được chọn trong các ứng dụng khác đang mở
MeDic 2.7 có chức năng Autolook giúp việc tra cứu nhanh nghĩa của các từ tiếng Anh trong những văn bản dạng text, word document, html … Có thể copy nghĩa của từ được tra vào Clipboard với mã Unicode hoặc mã VNI, mã ABC để sử dụng cho ứng dụng khác. Tích hợp phần tra dịch Anh - Việt và Việt - Anh các thuật ngữ y học cũng như các từ Anh ngữ thông dụng thường gặp theo kỹ thuật BiText.

Ngoài ra chương trình còn tích hợp chức năng phát nhạc nền để thư giản trong lúc làm việc.

Tải phần mềm TẠI ĐÂY
BẢN WIN XP

BẢN WIN 7


Nguồn, đai học Cần Thơ
 
VỀ PHẦN MỀM MÁY TÍNH "Y KHOA 2.0"


Nội dung cụ thể các mục:

Trang đầu tiên khi khởi động chương trình là trang cảnh báo, bao gồm việc khuyến cáo không nên sử dụng thuốc bừa bãi và tự ý điều trị không thông qua bác sỹ. Sau khi qua trang cảnh báo, bằng cách nhấn nút "Tiếp tục", người dùng máy tính vào đến trang chính. Việc sử dụng phần mềm trong trang chính rất dễ dàng, không cần có hướng dẫn huấn luyện gì. Trong trang chính có 7 mục, tương ứng với 7 nút trên đầu màn hình máy tính, với nội dung tương ứng. Mặc định khi mới vào chương trình là tra cứu thuốc.

Thuốc: Mục tra cứu thuốc gồm 21 nhóm thuốc, phân chia theo tác dụng dược lý, từ các thuốc tác dụng trên hệ tuần hoàn trở đi. Trong mỗi nhóm lại chia ra các phân nhóm, ví dụ trong nhóm thuốc tác dụng trên hệ tuần hoàn có các phân nhóm thuốc hạ huyết áp khác nhau, phân nhóm thuốc trị đau thắt ngực hay bệnh trĩ… Người dùng máy có thể dựa trên tác dụng dược lý muốn có để tra cứu theo nhóm rồi theo phân nhóm, bằng cách nhấn con chuột vào nhóm và phân nhóm tương ứng. Mỗi thuốc được trình bày theo các nội dung: thành phần, chỉ định, chống chỉ định, tác dụng phụ, lưu ý (tương tác thuốc và các lưu ý khác khi dùng thuốc), liều lượng và cách dùng. Như vậy mục "Thuốc" này có nội dung tương đương với một cuốn sách tra cứu thuốc. Tổng cộng, trong mục thuốc người dùng máy tính có thể tra cứu 2000 tên thuốc khác nhau.

Để tra cứu nhanh, có thể đánh máy tên thương mại của thuốc (ví dụ Adalat LA) hoặc tên khoa học của nó (ví dụ Nifedipin) vào ô trắng trên màn hình, rồi nhấn Enter hoặc nút "Tìm kiếm" để tra cứu. Đặc biệt nếu không nhớ tên đầy đủ, chỉ cần ghi đúng vài chữ cái đầu tiên của tên thuốc, chương trình máy tính sẽ rà soát tất cả các thuốc có tên cùng chung những chữ cái đầu tiên ấy.

Trong nội dung của từng thuốc, có các liên kết để trỏ tới các nội dung khác. Để quay lại nội dung thuốc vừa xem trước đó, nhấn con chuột vào nút "Quay lui".

Bệnh: Bao gồm một số bệnh thường gặp. Trong mỗi một bệnh, chúng tôi trình bày các nội dung: biểu hiện bệnh, cơ chế bệnh nếu có, các xét nghiệm cần làm, điều trị. Dựa vào các tài liệu tham khảo, chúng tôi giới thiệu một số bài thuốc y học cổ truyền để người dùng tham khảo.

Cũng như trong mục "Thuốc", khi nội dung tra cứu dài, sẽ xuất hiện thanh trượt dọc bên lề phải của trang tra cứu. Dùng chuột nhấn và rê trượt xuống dưới để xem tiếp. Mục tra cứu "Bệnh" cũng có các liên kết trỏ tới những nội dung khác, xem xong quay trở lại mục "Bệnh" bằng cách nhấn nút "Quay lui".

Xét nghiệm: các xét nghiệm thường dùng nhất trong bệnh viện và giá trị bình thường ở người Việt nam.

Triệu chứng: gồm tên riêng (theo tên tác giả) của các triệu chứng y khoa. Có thể tra cứu bằng cách lần tìm tên theo bảng alphabet (thứ tự từ A tới Z), hoặc đánh máy trực tiếp lên ô trắng trên màn hình, rồi nhấn Enter hoặc nút "Tìm kiếm". Có thể có nhiều triệu chứng cùng mang tên 1 tác giả, khi đó các triệu chứng cùng tên được đánh số để phân biệt với nhau. Tổng cộng có 789 triệu chứng mang tên riêng của các tác giả.

Hội chứng: gồm tên riêng (tên tác giả) của các hội chứng bệnh trong y khoa. Cách tra cứu cũng giống như mục "Triệu chứng". Xin lưu ý ô trắng để đánh máy trên màn hình là dùng chung cho tất cả các mục tra cứu, do vậy có những triệu chứng và hội chứng cùng chung một tên tác giả, đều sẽ tra cứu qua lại được.
Tổng cộng có 193 hội chứng có tên riêng, được đặt theo tên tác giả. Chúng tôi sẽ còn bổ xung tiếp.

Hỏi - Đáp: người dùng máy trả lời "phỏng vấn" của máy tính bằng cách lựa chọn các triệu chứng được liệt kê trên màn hình, lần lượt từng bước một để đi tới gợi ý về chẩn đoán bệnh, các xét nghiệm nên làm và hướng điều trị.Ở đây cũng có các liên kết để tiện tra cứu, nhưng có hạn chế: khi đã nhấn vào liên kết để sang nội dung khác, thì không thể dùng nút "Quay lui" để quay về mục "Hỏi - Đáp" được. Muốn quay về, lại phải nhấn nút "Hỏi-Đáp" và đi tiếp các bước như đã làm trước đó.

Thống kê: Nhấn chuột vào nút "Thống kê", sẽ có trang riêng về toán thống kê. Mục "Thống kê" này giúp xử lý những bài toán thống kê thường thấy trong nghiên cứu y học. Đó là các bài toán tính số trung bình, độ lệch chuẩn, các phép thống kê so sánh dùng T-test, phép Khi bình phương, tương quan tuyến tính và lập phương trình tương quan tuyến tính. Mục "Thống kê" không nhằm phục vụ người dùng phổ thông, mà chủ yếu dành cho đối tượng bác sỹ và dược sỹ.
Để tiện lợi cho người dùng máy vốn có học toán thống kê, nhưng đã lâu không dùng tới, chúng tôi đưa thêm nút "Các bài tập mẫu" và "Giúp đỡ sử dụng". Nhờ những nút này, người dùng máy tính nhanh chóng nắm lại cách xử lý các bài toán thống kê, mà không cần tra cứu lại sách vở.

Người dùng máy tính tự tạo lấy bảng tính cho mình. Các số liệu thống kê cần trình bày theo từng cột. Chỉ việc đánh máy số liệu vào các ô trong từng cột, sẽ tự động có số trung bình và độ lệch chuẩn (SD) của từng cột hiện ra (trên 2 ô trên cùng của cột đó). Đó là số trung bình và độ lệch chuẩn của cả cột đó. Nếu muốn tính số trung bình hay độ lệch chuẩn của riêng 1 đoạn nào đó của một cột, thì nhấn nút "Thống kê" rồi chọn phép toán tương ứng, sẽ có yêu cầu chọn đoạn cần tính cụ thể trong 1 cột bất kỳ. Muốn viết tiếng việt trong các ô của bảng tính, cần dùng font Vietware_F. Có thể điều chỉnh độ rộng của một cột bằng cách đặt con chuột vào ranh giới giữa 2 cột, ở các dòng ghi số thứ tự của cột, hoặc dòng ghi số trung bình/độ lệch chuẩn, nhấn chuột và kéo rê sang phải hay trái.
Sau khi nhập số liệu xong, nhấn nút "Thống kê", lựa chọn phép toán cần làm, sẽ có bảng yêu cầu điền giới hạn của bảng các số liệu thống kê, theo hàng và theo cột. Lý do: đôi khi một bảng tính rất lớn với nhiều cột và hàng, nhưng thực tế người dùng máy chỉ muốn thống kê trên một phần riêng rẽ nào đó của bảng tính. Mặt khác, trên cùng 1 bảng tính, để tiện lợi, có khi có số liệu thống kê của những công trình nghiên cứu khác nhau, tạo thành những bảng biểu khác nhau và cần được xử lý riêng rẽ.

Phần mềm "Y khoa 2.0" được phép sử dụng miễn phí. Chúng tôi hy vọng đóng góp phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp y tế cộng đồng, cũng như ứng dụng tin học trong cuộc sống.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top