HoaCucSushi
New member
- Xu
- 0
Họ và tên: Nguyễn Thị Bảo Yến
Tuổi: 17
Nghề nghiệp: Học Sinh
View attachment 11064
Năm tôi 7 tuổi.
Tôi sống với bà từ hồi còn nhỏ. Ba mẹ tôi chia tay từ khi tôi mới lọt lòng nên tôi lớn lên nhờ đôi bàn tay gầy guộc, cái lưng còng suốt ngày đau của bà. Bà thương tôi lắm, vì tôi mà bà ở lại chỗ này! Cậu tôi là một người giàu có, quyền lực, cậu bảo sẽ đón bà lên nhà cậu ở thành phố để bà được an nghỉ sung sướng lúc tuổi già. Nhưng bà không nghe, bà bảo tôi cần bà và bà cũng cần tôi. Bà không thể xa tôi được. Cậu nghe xong cũng có ý lưỡng lự muốn đón cả tôi và bà lên cùng nhưng sau rồi cậu thôi. Sau này cũng không thấy cậu đề cập gì đến chuyện đón bà lên nhà ở nữa. Có lẽ là vì tôi, chẳng ai cần một con bé xấu xí, gầy còm và ốm yếu như tôi. Trừ bà.
Năm tôi vào lớp 1, bà dắt tôi đến cửa lớp rồi bà vội vã quay về để cho kịp chuyến chợ, nếu không nhanh là mất chỗ. Nhìn thấy bạn bè ai cũng có bố hay mẹ dắt đi mà lòng tôi thắt lại, nhưng tôi không khóc đòi bà. Tôi chẳng phản ứng gì ngoại trừ việc ngồi im vào chỗ ngồi của mình và quan sát. Tôi thấy chúng nó đúng là sướng mà không biết hưởng. Có mẹ đi cùng rồi mà còn khóc lóc, còn ăn vạ, còn làm nũng. Tôi thấy căm ghét tất cả bọn họ. Tôi ghét những kẻ nhiều tiền.
Tết đến, nhìn thấy bạn bè có quần áo mới mà tôi buồn. Nhưng tôi không có đòi bà gì cả, tôi vẫn cứ im lặng đi học, im lặng ngồi nghe bọn nó trêu trọc, im lặng ngồi ngắm những bộ quần áo mới của bọn chúng mà thầm ước ao. Có lẽ tết chính là thời gian tuyệt vời nhất của hai bà cháu tôi. Tết bà mua rất nhiều đồ ăn, nào là bánh, nào là kẹo, thịt gà, bánh chưng,… Nhưng đặc biệt nhất vẫn là món bánh nhãn bà làm ngày 30 tết.
Bánh được làm từ bột gạo nếp do tay bà đổ nước, tay tôi trộn bột. Trộn được vài nhát là tôi lại giơ hai bàn tay trắng xóa lên nhìn nhìn rồi lại bật cười to. Bà nhìn thấy thì cũng bật cười thành tiếng. Tôi rất thích thú với công việc nhào nhào, nặn nặn nên cũng nặn ra đủ thứ hình thù ngộ nghĩnh. Tôi làm cái bản mặt tên béo ị trong lớp suốt ngày bắt nạt tôi, tôi nặn cái mặt cô bé chảnh chọe có phúc mà không biết hưởng, tôi nặn mặt cô giáo, nặn mặt con chó míc, nặn mặt tôi và nặn cả mặt bà nữa. Rồi bà cho những miếng bột đã nặn vào mâm đựng vừng, lăn qua lăn lại rồi rán chín với đường. Tôi vẫn không quên bảo bà để riêng chỗ bánh tự tay tôi nặn ra.
Đêm giao thừa bà làm một mân cỗ cúng ngoài trời, bà có bảo tôi đi ngủ đi rồi giao thừa bà kêu dậy nhưng tôi không nghe, tôi bảo tôi muốn phụ bà. Nhưng thực chất là tôi muốn trông cho chỗ bánh tôi cất công sáng tạo kia ra đời. Bà nhắm nghiền mắt, chắp tay vái vái miệng lẩm bẩm đọc đọc thì tôi cũng làm theo i chang, thỉnh thoảng còn ti hí một mắt ngắm mấy món đồ ăn bà cúng mà thòm thèm. Cúng xong, bà bảo chờ cho hương tàn một nửa rồi hạ lễ. Tôi mừng run, hỏi bà mấy giờ là hương tàn một nửa. Bà cười hiền hậu, xoa xoa đầu tôi, không nói gì.
-Vào đây bà bảo, Yến!
-Dạ!!!
Tôi vào trong phòng với bà, bà mở tủ quần áo, lấy ra một bộ váy liền áo màu vàng chanh mới cứng. Bộ váy dài đến quá đầu gối của tôi, có cái mũ lông màu vàng phía sau ấm ấm. Nhưng đặc biệt nhất vẫn là có chú bướm xinh xinh ngay trước ngực áo. Nhìn thấy nó, tôi reo lên.
-Bà ơi! Đẹp! Đẹp lắm bà ạ!
-Bà mua cho cháu đấy, mặc thử vào xem! Thấy trẻ con ngày tết đứa nào cũng có quần áo mới, cháu của bà cũng phải có cho đỡ tủi thân chứ nhỉ!
Tôi gật đầu lia lịa, chẳng biết bà đang nói gì, chỉ chăm chăm nhìn bộ váy áo mới. Tôi dự định sẽ đi khoe với tất cả bạn bè của tôi rằng bà tôi rất giàu, bà mua cho tôi hẳn bộ đồ mới. Bà mặc bộ váy mới cho tôi mà hai bà cháu không ai khép được miệng. Bà cười mà tôi cũng cười, thỉnh thoảng tôi không nhịn được mà phát ra cười to.
-Bà dặn này Yến! Năm mới cháu thêm tuổi mới rồi, ngoan ngoãn nghe lời bà và cô giáo nghe chưa. Mà đầu năm mới, không được chạy đi lung tung nhé, phải để nhà người ta xông nhà xong rồi mới được vào. Còn nữa, năm mới là không được khóc nhè, năm mới mà khóc là cả xui cả năm đấy. Nhớ chưa con chó cún của bà.
Tôi thấy giọng bà run run, nghèn nghẹn. Bà vùi đầu vào người tôi rồi ghì chặt. Từ nhỏ đến giờ bà chưa bao giờ nói bà thương tôi nhưng tôi biết. Bà thương tôi nhất.
Thời khắc giao thừa đến, bà dẫn tôi ra ven đường nhìn người ta bắn pháo hoa. Pháo hoa đẹp lắm, đủ màu sắc làm tôi chết mê. Nhưng tiếng pháo to quá làm tôi sợ, bà ôm tôi vào lòng, bế tôi lên cao để nhìn cho rõ. Bà thầm thì:
-Không biết bây giờ mẹ cháu thế nào rồi nhỉ! Tết năm nào cũng không thấy mặt mũi đâu.
Tôi chẳng để ý gì đến lời bà, chỉ cố bịt tai và ngắm pháo hoa.
Sáng mùng 1 tết, tôi thức dậy và cùng bà chuẩn bị đồ lễ để đi chùa. Bà vẫn không quên cho tôi một bao lì xì mừng tôi thêm tuổi mới. Lên đến chùa, bà xếp đồ lễ ra rồi dẫn tôi vào trong để khấn vái. Bà bảo cháu cứ xin phật những gì mình muốn, phật sẽ ban phép điều ước của cháu thành hiện thực đấy. Tôi nghe thấy điều ước thành hiện thực thì khoái trí.
Điều ước năm 7 tuổi của tôi là tôi ước ngày nào cũng là tết.
Rồi tôi lớn dần lên và bà tôi thì lại càng ngày càng yếu đi. Bà không đi chợ được nữa, chỉ có thể ở nhà, mùa đông thì đan khăn bán kiếm chút tiền nhỏ, mùa hè thì bà trồng ít rau ở vườn nhà để bán. Nhưng không khi nào tôi và bà ngớt tiếng cười và niềm vui. Tết năm nào cũng như năm nào, bà mua quần áo mới cho tôi, lì xì mừng tuổi tôi, hai bà cháu cùng làm bánh nhãn, cùng đi chùa đầu năm.
Năm đó tôi mười tuổi, cũng vào một ngày mùng 5 tết, bà phát hiện thấy tôi ngồi khóc một mình liền hỏi han. Tôi nấc nghẹn, tôi sụt sịt mắt ngấn nước ngước lên nhìn bà. Lý do tôi khóc là tôi không muốn hết tết, tôi muốn ngày nào cũng là tết. Bà nghe xong mà bật cười, rồi hiền từ giải thích, an ủi để tôi hết khóc.
Nhưng có ai biết hết được chữ ‘ngờ’, có ai đoán trước được tương lai. Những tưởng cuộc sống vui vẻ của tôi khi bên bà sẽ là mãi mãi, sẽ không ai có thể phá vỡ, không ai có thể ngăn cách được tình cảm của hai bà cháu chúng tôi. Đúng vậy, không ai có thể ngăn cản được tình bà cháu chúng tôi ngoại trừ thần chết.
Cũng vào một ngày 28 tết năm tôi 16 tuổi, bà bệnh nặng rồi qua đời chỉ vẻn vẹn trong 1 tuần kể từ ngày bà đi khám bệnh. Chẳng ai cho tôi hay biết chuyện gì đã xảy ra với bà cả. Chỉ thấy đột nhiên mẹ tôi về, cả bố tôi, cậu và bác tôi nữa. Mọi người đứng chật cứng cả nhà, mọi người cứ bàn bạc rồi nói gì đó với bà mà không cho tôi biết. Còn mẹ tôi thì cứ khóc nấc trong khi bà vẫn đi lại được bình thường, vẫn mỉm cười hiền từ với tôi. Tôi biết có chuyện gì đó chẳng lành xảy ra. Tôi lục tìm tật cả trong các ngăn kéo, lục tìm trong tủ quần áo. Và sự thật có đôi khi phũ phàng đến mức có thể giết người.
Ngay trong ngày mùng một tết cái ngày mà lẽ ra tôi sẽ háo hức cùng bà đi chùa, cái ngày mà lẽ ra tôi nên cực kì vui mừng chào đón. Nhưng không, chính trong ngày này tôi nhìn thấy tờ bệnh án của bà. Bà bị ung thư giai đoạn cuối. Dòng chữ loằng ngoằng của bác sĩ làm tôi mơ hồ, tôi cứ tự nhủ rằng chắc là bác sĩ ấy viết sai gì đó. Nhưng không, dòng chữ đó loằng ngoằng nhưng lại quá rõ ràng: Có thể chỉ sống được khoảng một tuần đến 10 ngày.
Tôi lịm đi, tôi không thể có được bất kì phản ứng gì, tôi cứ ngồi đó. Tôi nhớ lại những ngày tết tôi với bà được ở bên nhau. Có thể bà không biết và cũng không ai biết rằng những chiếc mặt tôi nặn bằng bánh nhãn tôi đều ăn hết trừ cái của bà, tôi bỏ nó vào một cái hộp cực kín và dấu đi. Cả phong bao lì tết nào bà cũng cho tôi nữa, tôi không tiêu một đồng nào mà cất đi. Tôi thấy nhớ tết, thèm tết và tôi cũng ghét tết nữa.
Tôi lang thang, tôi vật vờ, tôi ra cầu đi dạo nơi ngày trước tôi và bà thường chung một đoạn, tôi thì đến trường còn bà thì đi chợ. Chưa bao giờ tôi chán ghét tết như lúc này.
Ngày đi đưa tang bà, tôi không có đi cùng, tôi ở nhà, dọn dẹp những kỉ vật của tôi và bà. Rồi tôi khóc, tôi không thể đếm được trong ngày hôm đó tôi đã khóc bao nhiêu lần nữa. Tôi chỉ biết cứ nhìn thấy món đồ nào của bà là tôi lại òa khóc vì mỗi thứ đều gắn với một kỉ niệm mà tôi không thể nào quên được. Rồi mai này đây, mỗi khi tết đến xuân về ai sẽ làm bánh nhãn cùng tôi, ai sẽ lì xì cho tôi, ai sẽ dẫn tôi đi chùa và ai sẽ yêu thương tôi thật lòng như bà…
Thời gian thấm thoắt quá nhanh, giờ đây tôi đã ngoài 20 tuổi và hôm nay là ngày 30 tết. Nhìn thấy những gia đình quây quần bên nhau trong không khí se lạnh của ngày tết mà lòng tôi thấy nao nao, tôi thấy nhớ những phút giây hạnh phúc bên bà, nhớ câu truyện bà hay kể tôi nghe, nhớ nụ cười hiền của bà và nhớ cái không khí ngày tết khi được ở bên bà. Bây giờ tôi không còn chán ghét tết, nhưng tôi cũng không thích tết như hồi nhỏ nữa. Vì tết vắng bà...
Tuổi: 17
Nghề nghiệp: Học Sinh
View attachment 11064
Năm tôi 7 tuổi.
Tôi sống với bà từ hồi còn nhỏ. Ba mẹ tôi chia tay từ khi tôi mới lọt lòng nên tôi lớn lên nhờ đôi bàn tay gầy guộc, cái lưng còng suốt ngày đau của bà. Bà thương tôi lắm, vì tôi mà bà ở lại chỗ này! Cậu tôi là một người giàu có, quyền lực, cậu bảo sẽ đón bà lên nhà cậu ở thành phố để bà được an nghỉ sung sướng lúc tuổi già. Nhưng bà không nghe, bà bảo tôi cần bà và bà cũng cần tôi. Bà không thể xa tôi được. Cậu nghe xong cũng có ý lưỡng lự muốn đón cả tôi và bà lên cùng nhưng sau rồi cậu thôi. Sau này cũng không thấy cậu đề cập gì đến chuyện đón bà lên nhà ở nữa. Có lẽ là vì tôi, chẳng ai cần một con bé xấu xí, gầy còm và ốm yếu như tôi. Trừ bà.
Năm tôi vào lớp 1, bà dắt tôi đến cửa lớp rồi bà vội vã quay về để cho kịp chuyến chợ, nếu không nhanh là mất chỗ. Nhìn thấy bạn bè ai cũng có bố hay mẹ dắt đi mà lòng tôi thắt lại, nhưng tôi không khóc đòi bà. Tôi chẳng phản ứng gì ngoại trừ việc ngồi im vào chỗ ngồi của mình và quan sát. Tôi thấy chúng nó đúng là sướng mà không biết hưởng. Có mẹ đi cùng rồi mà còn khóc lóc, còn ăn vạ, còn làm nũng. Tôi thấy căm ghét tất cả bọn họ. Tôi ghét những kẻ nhiều tiền.
Tết đến, nhìn thấy bạn bè có quần áo mới mà tôi buồn. Nhưng tôi không có đòi bà gì cả, tôi vẫn cứ im lặng đi học, im lặng ngồi nghe bọn nó trêu trọc, im lặng ngồi ngắm những bộ quần áo mới của bọn chúng mà thầm ước ao. Có lẽ tết chính là thời gian tuyệt vời nhất của hai bà cháu tôi. Tết bà mua rất nhiều đồ ăn, nào là bánh, nào là kẹo, thịt gà, bánh chưng,… Nhưng đặc biệt nhất vẫn là món bánh nhãn bà làm ngày 30 tết.
Bánh được làm từ bột gạo nếp do tay bà đổ nước, tay tôi trộn bột. Trộn được vài nhát là tôi lại giơ hai bàn tay trắng xóa lên nhìn nhìn rồi lại bật cười to. Bà nhìn thấy thì cũng bật cười thành tiếng. Tôi rất thích thú với công việc nhào nhào, nặn nặn nên cũng nặn ra đủ thứ hình thù ngộ nghĩnh. Tôi làm cái bản mặt tên béo ị trong lớp suốt ngày bắt nạt tôi, tôi nặn cái mặt cô bé chảnh chọe có phúc mà không biết hưởng, tôi nặn mặt cô giáo, nặn mặt con chó míc, nặn mặt tôi và nặn cả mặt bà nữa. Rồi bà cho những miếng bột đã nặn vào mâm đựng vừng, lăn qua lăn lại rồi rán chín với đường. Tôi vẫn không quên bảo bà để riêng chỗ bánh tự tay tôi nặn ra.
Đêm giao thừa bà làm một mân cỗ cúng ngoài trời, bà có bảo tôi đi ngủ đi rồi giao thừa bà kêu dậy nhưng tôi không nghe, tôi bảo tôi muốn phụ bà. Nhưng thực chất là tôi muốn trông cho chỗ bánh tôi cất công sáng tạo kia ra đời. Bà nhắm nghiền mắt, chắp tay vái vái miệng lẩm bẩm đọc đọc thì tôi cũng làm theo i chang, thỉnh thoảng còn ti hí một mắt ngắm mấy món đồ ăn bà cúng mà thòm thèm. Cúng xong, bà bảo chờ cho hương tàn một nửa rồi hạ lễ. Tôi mừng run, hỏi bà mấy giờ là hương tàn một nửa. Bà cười hiền hậu, xoa xoa đầu tôi, không nói gì.
-Vào đây bà bảo, Yến!
-Dạ!!!
Tôi vào trong phòng với bà, bà mở tủ quần áo, lấy ra một bộ váy liền áo màu vàng chanh mới cứng. Bộ váy dài đến quá đầu gối của tôi, có cái mũ lông màu vàng phía sau ấm ấm. Nhưng đặc biệt nhất vẫn là có chú bướm xinh xinh ngay trước ngực áo. Nhìn thấy nó, tôi reo lên.
-Bà ơi! Đẹp! Đẹp lắm bà ạ!
-Bà mua cho cháu đấy, mặc thử vào xem! Thấy trẻ con ngày tết đứa nào cũng có quần áo mới, cháu của bà cũng phải có cho đỡ tủi thân chứ nhỉ!
Tôi gật đầu lia lịa, chẳng biết bà đang nói gì, chỉ chăm chăm nhìn bộ váy áo mới. Tôi dự định sẽ đi khoe với tất cả bạn bè của tôi rằng bà tôi rất giàu, bà mua cho tôi hẳn bộ đồ mới. Bà mặc bộ váy mới cho tôi mà hai bà cháu không ai khép được miệng. Bà cười mà tôi cũng cười, thỉnh thoảng tôi không nhịn được mà phát ra cười to.
-Bà dặn này Yến! Năm mới cháu thêm tuổi mới rồi, ngoan ngoãn nghe lời bà và cô giáo nghe chưa. Mà đầu năm mới, không được chạy đi lung tung nhé, phải để nhà người ta xông nhà xong rồi mới được vào. Còn nữa, năm mới là không được khóc nhè, năm mới mà khóc là cả xui cả năm đấy. Nhớ chưa con chó cún của bà.
Tôi thấy giọng bà run run, nghèn nghẹn. Bà vùi đầu vào người tôi rồi ghì chặt. Từ nhỏ đến giờ bà chưa bao giờ nói bà thương tôi nhưng tôi biết. Bà thương tôi nhất.
Thời khắc giao thừa đến, bà dẫn tôi ra ven đường nhìn người ta bắn pháo hoa. Pháo hoa đẹp lắm, đủ màu sắc làm tôi chết mê. Nhưng tiếng pháo to quá làm tôi sợ, bà ôm tôi vào lòng, bế tôi lên cao để nhìn cho rõ. Bà thầm thì:
-Không biết bây giờ mẹ cháu thế nào rồi nhỉ! Tết năm nào cũng không thấy mặt mũi đâu.
Tôi chẳng để ý gì đến lời bà, chỉ cố bịt tai và ngắm pháo hoa.
Sáng mùng 1 tết, tôi thức dậy và cùng bà chuẩn bị đồ lễ để đi chùa. Bà vẫn không quên cho tôi một bao lì xì mừng tôi thêm tuổi mới. Lên đến chùa, bà xếp đồ lễ ra rồi dẫn tôi vào trong để khấn vái. Bà bảo cháu cứ xin phật những gì mình muốn, phật sẽ ban phép điều ước của cháu thành hiện thực đấy. Tôi nghe thấy điều ước thành hiện thực thì khoái trí.
Điều ước năm 7 tuổi của tôi là tôi ước ngày nào cũng là tết.
Rồi tôi lớn dần lên và bà tôi thì lại càng ngày càng yếu đi. Bà không đi chợ được nữa, chỉ có thể ở nhà, mùa đông thì đan khăn bán kiếm chút tiền nhỏ, mùa hè thì bà trồng ít rau ở vườn nhà để bán. Nhưng không khi nào tôi và bà ngớt tiếng cười và niềm vui. Tết năm nào cũng như năm nào, bà mua quần áo mới cho tôi, lì xì mừng tuổi tôi, hai bà cháu cùng làm bánh nhãn, cùng đi chùa đầu năm.
Năm đó tôi mười tuổi, cũng vào một ngày mùng 5 tết, bà phát hiện thấy tôi ngồi khóc một mình liền hỏi han. Tôi nấc nghẹn, tôi sụt sịt mắt ngấn nước ngước lên nhìn bà. Lý do tôi khóc là tôi không muốn hết tết, tôi muốn ngày nào cũng là tết. Bà nghe xong mà bật cười, rồi hiền từ giải thích, an ủi để tôi hết khóc.
Nhưng có ai biết hết được chữ ‘ngờ’, có ai đoán trước được tương lai. Những tưởng cuộc sống vui vẻ của tôi khi bên bà sẽ là mãi mãi, sẽ không ai có thể phá vỡ, không ai có thể ngăn cách được tình cảm của hai bà cháu chúng tôi. Đúng vậy, không ai có thể ngăn cản được tình bà cháu chúng tôi ngoại trừ thần chết.
Cũng vào một ngày 28 tết năm tôi 16 tuổi, bà bệnh nặng rồi qua đời chỉ vẻn vẹn trong 1 tuần kể từ ngày bà đi khám bệnh. Chẳng ai cho tôi hay biết chuyện gì đã xảy ra với bà cả. Chỉ thấy đột nhiên mẹ tôi về, cả bố tôi, cậu và bác tôi nữa. Mọi người đứng chật cứng cả nhà, mọi người cứ bàn bạc rồi nói gì đó với bà mà không cho tôi biết. Còn mẹ tôi thì cứ khóc nấc trong khi bà vẫn đi lại được bình thường, vẫn mỉm cười hiền từ với tôi. Tôi biết có chuyện gì đó chẳng lành xảy ra. Tôi lục tìm tật cả trong các ngăn kéo, lục tìm trong tủ quần áo. Và sự thật có đôi khi phũ phàng đến mức có thể giết người.
Ngay trong ngày mùng một tết cái ngày mà lẽ ra tôi sẽ háo hức cùng bà đi chùa, cái ngày mà lẽ ra tôi nên cực kì vui mừng chào đón. Nhưng không, chính trong ngày này tôi nhìn thấy tờ bệnh án của bà. Bà bị ung thư giai đoạn cuối. Dòng chữ loằng ngoằng của bác sĩ làm tôi mơ hồ, tôi cứ tự nhủ rằng chắc là bác sĩ ấy viết sai gì đó. Nhưng không, dòng chữ đó loằng ngoằng nhưng lại quá rõ ràng: Có thể chỉ sống được khoảng một tuần đến 10 ngày.
Tôi lịm đi, tôi không thể có được bất kì phản ứng gì, tôi cứ ngồi đó. Tôi nhớ lại những ngày tết tôi với bà được ở bên nhau. Có thể bà không biết và cũng không ai biết rằng những chiếc mặt tôi nặn bằng bánh nhãn tôi đều ăn hết trừ cái của bà, tôi bỏ nó vào một cái hộp cực kín và dấu đi. Cả phong bao lì tết nào bà cũng cho tôi nữa, tôi không tiêu một đồng nào mà cất đi. Tôi thấy nhớ tết, thèm tết và tôi cũng ghét tết nữa.
Tôi lang thang, tôi vật vờ, tôi ra cầu đi dạo nơi ngày trước tôi và bà thường chung một đoạn, tôi thì đến trường còn bà thì đi chợ. Chưa bao giờ tôi chán ghét tết như lúc này.
Ngày đi đưa tang bà, tôi không có đi cùng, tôi ở nhà, dọn dẹp những kỉ vật của tôi và bà. Rồi tôi khóc, tôi không thể đếm được trong ngày hôm đó tôi đã khóc bao nhiêu lần nữa. Tôi chỉ biết cứ nhìn thấy món đồ nào của bà là tôi lại òa khóc vì mỗi thứ đều gắn với một kỉ niệm mà tôi không thể nào quên được. Rồi mai này đây, mỗi khi tết đến xuân về ai sẽ làm bánh nhãn cùng tôi, ai sẽ lì xì cho tôi, ai sẽ dẫn tôi đi chùa và ai sẽ yêu thương tôi thật lòng như bà…
Thời gian thấm thoắt quá nhanh, giờ đây tôi đã ngoài 20 tuổi và hôm nay là ngày 30 tết. Nhìn thấy những gia đình quây quần bên nhau trong không khí se lạnh của ngày tết mà lòng tôi thấy nao nao, tôi thấy nhớ những phút giây hạnh phúc bên bà, nhớ câu truyện bà hay kể tôi nghe, nhớ nụ cười hiền của bà và nhớ cái không khí ngày tết khi được ở bên bà. Bây giờ tôi không còn chán ghét tết, nhưng tôi cũng không thích tết như hồi nhỏ nữa. Vì tết vắng bà...
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: