TRUYỆN NGẮN LÀNG CỦA KIM LÂN
Đề bài: Truyện “ Làng” của Kim Lân đã thể hiện một cách sinh động , tinh tế , diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai khi nghe làng Dầu theo giặc. Hãy làm rõ nhận xét trên.
Bài Làm
Kim Lân là cây bút đầu có sở trưởng viết truyện ngắn và khai thác rất thành công đề tài người nông dân sau Cách Mạng. Hầu hết tác phẩm của ông đều hướng về đó. Và một trong tác phẩm để nhiều ấn tượng cho bạn đọc là truyện ngắn “ Làng” được ra đời vào thời gian đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Truyện tập trung nói về tinh thần yêu làng , yêu quê thống thiết , sâu sắc của của nhân vật ông Hai và qua đó cũng thể hiện được tinh thần kháng chiến của người nông dân Việt Nam thời bấy giờ .
Mở đầu truyện, Kim Lân đã xây dựng hình ảnh ông Hai là một người rất yêu và tự hào về làng mình Tình yêu làng của ông được thể hiện rất riêng biệt đó là khoe sự làng .Ngồi đâu , ông cũng có thể say sưa và hào hứng khoe làng mình.Nhưng chớ chêu làm sao !Kháng chiến bùng nổ, ông buộc lòng cùng theo dòng người rời làng Dầu đi tản cư đến một miền quê khác .
Nhưng thực sự tình yêu làng chân thành ấy của ông Hai đã được Kim Lân đặt vào một tình huống rất éo le và gay cấn . Tình huống ấy là khi ông Hai nghe tin làng mình theo Tây. Khi nghe xong cái tin đột ngột này từ miệng của người đàn bà tản cư , ông thực sự hụt hẫng và nghi ngờ ,không dám tin vào tai mình nữa. Sự thay đổi thái độ, sắc mặt ông lúc đó dường như đã nói lên tất cả “ Da mặt tê rân rân, cổ nghẹn ắng lại. Ông lão lặng đi tưởng như không thở được”.Nhưng khi tin đó rành rọt thì ông Hai đành ngậm ngùi tin trong bàng hoàng. Niềm tin , tình yêu và sự tự hào của ông dành cho làng đến giờ phút này đã bị sụp đổ hoàn toàn . Ông cảm thấy xấu hổ , nhục nhã và đau đớn vô cùng . Khi trở về nhà ông” nằm vật ra giường” “ tủi thân , nước mắt ông lão cứ giàn ra” . Cái tin làng Dầu theo giặc , nó đã chiếm lĩnh tất cả tâm trí và con người ông Hai. Ông tự biện ra bao nhiêu lí do bao biện nhằm phủ định cái sự thật đau đớn ấy “ Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc , có đời nào lại can tâm làm điều nhục nhã ấy!” Nhưng sự thật vẫn là sự thật – một sự thật phũ phàng .Cả tối hôm đó, ông trằn trọc không sao ngủ được. Mấy ngày hôm sau , ông tủi hổ không dám dời nhà nửa bước. Ông nơm nợp lo sợ như một kẻ tù tội trốn vòng vây luật pháp. Lúc nào cũng chột dạ và bị ám ảnh nặng nề về sự việc đó.
Không những vậy, nhà văn Kim lân còn đặt ông Hai vào một tình cảnh khốn đốn hơn. Tình huống đó là khi mụ chủ định đuổi gia đình ông đi khỏi nhà. Chớ trêu lại càng trớ trêu ! Ông Hai “ ngồi lặng một góc giường” Và trong suy nghĩ của ông hiện ra hàng loạt các câu hỏi “ biết đem nhau đi đâu bây giờ?...” Chợt thoáng trong tâm trí ông ý định quay về làng .Một cuộc chiến tranh đã diễn ra trong lòng ông lúc này: “ về làng hay ở lại ?”. Nhưng ý nghĩ ấy vừa chớm nở thì bị dật tắt ngay lập tức“ Về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ” .Tình yêu làng dù sâu nặng , tha thiết , mạnh liệt thế nào thì cũng không thể mạnh hơn tình yêu ông dành cho đất nước, cho cụ Hồ. Nhà văn Kim Lân phải thực sự tinh tế và am hiểu vế con người thì mới có thể xây dựng thành công, rất thành công tâm trạng của ông Hai như vậy.
Cuối cùng, không biết làm thế nào giải tỏa nỗi niềm của mình ông Hai đã tìm đến đứa con út ngây thơ của mình để giãi bầy tâm sự và qua đó ông cũng muốn tự an ủi mình. Và ở đây, một lần nữa, tình yêu kháng chiến, tình yêu đất nước được khẳng định rõ ràng “ Ủng hộ cụ Hồ con nhỉ” và chính nó đã làm ông Hai củng cố được niềm tin vào Cách Mạng.
Đúng là sau cơn mưa trời lại nắng, cái tin làng Dầu theo giặc đã được cải chính. Ngay sau khi nghe tin này, thay bằng tâm trạng ủ rũ, tụi nhục và đau đớn của mình là một tâm trạng hoàn toàn ngược lại . Một tâm trạng sung sướng với một vẻ mặt “ tươi vui, rạng rỡ “. Vừa nghe được tin ấy là ông “ lật đật” vội vàng đi thông bao cả làng cái tin tốt lành ấy. Ông cứ “ múa tay lên mà khoe cái tin ấy với mọi người” một cách hồ hởi và thật hạnh phúc.
Truyện khép lại bởi một tình huống thật đẹp.Trong câu truyện này , thì Kim Lân đã thực sự bộc lộ sự tinh tế, tài tình của mình qua việc thể hiện chính xác, sinh động diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng Dầu theo giặc.
“ THE END”.
Mọi người đọc thấy thế nào thì cho ý kiến riêng của mình nha !!
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: