Truyện kể dân gian về thủy thần ở Thuận Thành

Hide Nguyễn

Du mục số
Truyện kể dân gian về thủy thần ở Thuận Thành, Bắc Ninh từng có một hệ thống rất phong phú và đa dạng kể về nhân vật Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân - Âu Cơ và bách noãn (trăm trứng).


Hiện nay theo điều tra bước đầu thu được có tới 21 vị thủy thần được thờ, trong đó làng Liễu Ngạn có ba vị, thôn Bùi Xá làng Cửu Yên có một vị, thôn Cựu, làng Cựu Cáp có một vị, Mão Điền có hai vị, Đông Miếu có ba vị, Thụy Mão có một vị, Lạc Thổ có một vị, Đại Đồng Thành có một vị, Bình Ngô có một vị, Yên Ngô có một vị, Nghi Khúc có một vị và Thường Vũ có một vị. Các đền thờ thủy thần này chủ yếu nằm dọc theo các bờ sông, là nơi luôn phải chịu sự tàn phá ghê gớm của thủy tai, những khi lũ lụt nặng nề, cũng có khi hạn hán, mất mùa, đời sống của con người luôn bị đe dọa. Bắt nguồn từ quan niệm cho rằng vạn vật có linh hồn và theo một tâm lý tự nhiên để tr ấn áp nỗi sợ hãi, có rất nhiều làng đã thờ thủy thần làm thành hoàng. Nhưng mỗi nơi thờ, mỗi vùng văn hóa lại có những đặc trưng riêng. Những người sưu tầm đã may mắn được nghe các già làng ở một số làng xã thuộc Thuận Thành - Bắc Ninh kể cho nghe những cốt truyện về thủy thần hoàn chỉnh với khá nhiều yếu tố linh thiêng, kỳ ảo mang đặc trưng của truyện kể dân gian, như truyện kể về vị thủy thần ở làng Khám, Đông Miếu, Lạc Thổ, Cựu Cáp... Điều này có thể là do các truyện đã phải trải qua một thời gian dài, qua sự chắt lọc của nhiều thế hệ. Luồng truyện kể này có những đặc điểm cơ bản nổi bật như sau:

Mô típ tiêu biểu là đều sinh trong bọc trứng, vì thế trong nội dung của những truyện kể về các thủy thần thì họ đều là anh em.

Các vị thần là những người có tài, có sức giúp vua đánh giặc, được phong chức tước rồi biến hóa.

Một dạng khác nữa, là một số vị thủy thần không trực tiếp đánh giặc, mà khi đã thành thần rồi mới giúp vua đánh thắng giặc, rồi được phong thưởng và thờ cúng long trọng hơn.

Sự phát triển của tục thờ thủy thần là nguồn gốc cho sự ra đời của truyện kể. Trải qua quá trình phát triển ấy truyện kể dân gian cũng có những thay đổi, nhưng tùy thuộc vào sự thay đổi của tục thờ. Có khi một nơi thờ có tới hai truyện kể khác nhau, như: Truyện kể dân gian về vị thủy thần ở làng Cựu Cáp - Thuận Thành. Điều này chứng tỏ đã có sự biến đổi về tục thờ cũng như sự phát triển về số lượng thần linh. Bên cạnh đó truyện kể là một phương tiện để truyền tải các thông tin về tục thờ, về các vị thần như thông tin về sự ra đời, sự biến ảo linh thiêng, sự tài ba và công trạng của các vị thần ấy... nhằm nhấn mạnh tính thiêng và cung cấp cho ngườ i dân một bản lý lịch trích ngang về vị thần ấy. Mục đích cuối cùng của truyện kể cần phải đạt đến là tạo cho nhân dân một niềm tin tôn giáo vào vị thần họ đang thờ phụng.

Trong chiều dài lịch sử nhiều truyện kể dân gian đã bị thay đổi, chẳng hạn như những truyện kể đã được ghi chép dưới dạng thần tích, thần phả... Vì thế có sự khác biệt giữa cốt truyện kể trong thư tịch với truyện kể truyền miệng ở cả hai phương diện là nội dung và cách kể. Qua điều tra ban đầu có thể khẳng định truyện kể dân gian về thủy thần đã có một quá trình phát triển lâu dài, từ đơn sơ đến huyền ảo, từ mộc mạc đến linh thiêng.


Theo Báo Bắcninh.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top