Hide Nguyễn
Du mục số
- Xu
- 1,943
Dù đã nghe thông tin về việc di dời một số trường đại học, nhưng Bùi Thùy Anh, sinh viên năm thứ nhất, Trường ĐH Y Hà Nội chưa biết có trường mình hay không. Không quá ngạc nhiên, Thùy Anh nói, đây là việc cần thiết.
Trường ĐH Y Hà Nội đã có tuổi đời trăm năm và nhiều hoạt động của sinh viên thực tập liên quan với các bệnh viện đóng ở nội thành.
Ngoài tòa nhà điều hành của trường mới được xây dựng, hầu hết, các khu vực khác đều đã có từ rất lâu nên cũng khó đáp ứng được yêu cầu học tập của nhà trường.
Đặc biệt, số lượng giảng đường không đủ cho việc lên lớp nên sinh viên cũng gặp khó khăn khi đến nghe giảng.
Vừa qua, trường đã thay đổi giờ học từ 7h30 lên 6h40 để điều chỉnh giảng đường cho sinh viên.
"Việc thay đổi đó ít nhiều ảnh hưởng đến thói quen sinh hoạt và rèn luyện của nhiều người”.
Đồng ý với quan điểm trên, theo Lê Hồng Quân, Trường Đại học Xây dựng : “Di dời sẽ giảm được mật độ giao thông cho thành phố rất nhiều. Dẫu rằng sinh viên là những người chịu nhiều thiệt thòi nhất, phải thay đổi môi trường sống, nơi ăn và chỗ ở ».
"Nhưng chúng ta hãy hy sinh cho cộng đồng, cùng nhau giúp xã hội chúng ta văn minh hơn, xây dựng một đô thị hoàn thiện hơn trong tương lai, cho dù dự án này không hề dễ dàng thực hiện » - chàng sinh viên năm nhất hào hứng.
Nguyễn Thị Giang, sinh viên năm 2 Viện ĐH Mở Hà Nội khá thích thú bởi nếu được, ra trường mới sẽ rộng rãi hơn, cơ sở vật chất chắc chắn sẽ tốt hơn bây giờ.
"Đó là điều em và nhiều bạn mong từ lâu”.
Trần Văn Huy, sinh viên năm nhất ĐH Xây dựng hy vọng chuyển đến địa điểm mới sẽ có đầy đủ những cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu học tập.
"Tôi thấy trường tôi hiện tại quá bé cho các hoạt động của sinh viên”.
Sao phải đi?
Dù mới là sinh viên năm nhất, ĐH Ngoại thương Hà Nội nhưng Đặng Nhật Phi khá ngạc nhiên với “tin giật gân” này.
“Việc di chuyển một trường đại học không phải là chuyện dễ dàng và dĩ nhiên là phải tốn kém rất nhiều tiền. Cùng một lúc 12 trường chuyển vấn đề kinh phí chắc chắn là vấn đề không dễ dàng”.
Lý do của việc di dời là do diện tích phòng học sinh sinh viên của các trường quá thấp không đủ tiêu chuẩn cho sinh viên, theo Phi đó là lí do không chính đáng với trường mình.
“Trường hiện có tới hai khu nhà học trong đó một khu vừa mới xây xong to và rộng rãi. Mặt khác tại sao không sửa chữa nâng cấp nhà cho sinh viên để cho nó phù hợp mà lại di chuyển để gây lãng phí tiền của”.
“Các trường khác thì em không rõ nhưng trường em cơ sở vật chất phục vụ học tập khá tốt, không đến nỗi tồi quá mà phải di dời đâu”- Nguyễn Thị Huế, sinh viên Trường ĐH Công đoàn phân trần.
N.T.Mai, sinh viên năm 2 ĐH Xây dựng chia sẻ: “Bao nhiêu bạn bè, người quen của mình đều trong nội thành rồi việc tiếp xúc với Internet, các phương tiện truyền thông-giải trí thú vị, điều sinh viên cũng rất cần, liệu đến nơi mới có đáp ứng được?”
Chưa kể, các trường đại học đã được đặt cố định ở thành phố, mỗi trường lại gắn với góc đường con phố riêng đã đi sâu vào tiềm thức của bao nhiêu người Hà Nội.
Lo lắng sinh hoạt xáo trộn
Ba khó khăn chính được Bùi Thùy Anh vạch ra là: Về trung tâm thành phố khá mất thời gian và bất tiện; Khó khăn trong việc liên lạc đến các cơ sở có liên kết với nhà trường.
Phần lớn các bệnh viện đều nằm trong trung tâm thành phố, sinh viên đi thực tập và thăm khám bệnh nhân sẽ mất rất nhiều thời gian đi lại.
Với giao thông hiện nay, việc đi lại sẽ kèm theo nhiều đe dọa tới an toàn.
“Thực sự thì em chưa có sự chuẩn bị gì cả” – Lan Anh, sinh viên ĐH Luật Hà Nội nói.
Khó khăn về vấn đề giao thông đi lại, ăn ở cũng như cơ sở vật chất sẽ không thuận tiện như khi ở trong trung tâm của thủ đô là điều Lan Anh và nhiều bạn sinh viên khi được hỏi đều nhận thấy vào thời điểm trước mắt”.
Trịnh Thu Trang, sinh viên năm 2 ĐH Công đoàn thì thấy, khi nhiều trường ở gần nhau sẽ dễ dàng khi giao lưu, phối hợp các chương trình lớn.
“Lâu dài, chi phí sinh hoạt sẽ thấp hơn vì như hiện nay sinh hoạt trong nội thành rất đắt đỏ" - Thùy Anh bổ sung thêm.
Nguyễn Thị Huế, sinh viên ĐH Công đoàn lo ngại: “Nhiều trường tập trung ở một khu như vậy, giờ tan học sẽ rất đông, gây ách tắc giao thông. Mặt khác, chỗ ở cho sinh viên cũng khó khăn vì có quá nhiều sinh viên, trường không thể xây được kí túc xá cho tất cả, nhà trọ có khả năng sẽ tăng giá”.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết, cuối tháng 2, đầu tháng 3, Bộ GD-ĐT sẽ ban hành tiêu chí về mặt chuyên môn giáo dục; các bộ, ngành khác xây dựng những tiêu chí khác để xác định danh sách các trường ĐH, CĐ thuộc diện phải di dời.
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân đã yêu cầu các trường đến hết tháng 8 phải đăng ký xong kế hoạch di dời theo quy hoạch của Hà Nội.
PGS.TS Nguyễn Đức Hinh, Hiệu trưởng Trường ĐH Y Hà Nội cho rằng, việc di dời trường ĐH, CĐ ra ngoại đô là chủ trương đúng. Tuy nhiên, khi thực hiện triển khai cần tính toán lộ trình, bước đi cho phù hợp.
Nguyễn Xuân Hảo, sinh viên năm nhất ĐH Xây dựng hy vọng lãnh đạo Bộ GD-ĐT cùng thành phố Hà Nội sẽ thống nhất được phương án thích hợp cho vấn đề khó khăn này.
“Vì hơn ai hết, người bị ảnh hưởng nhiều nhất là sinh viên chúng em”.
Trường ĐH Y Hà Nội đã có tuổi đời trăm năm và nhiều hoạt động của sinh viên thực tập liên quan với các bệnh viện đóng ở nội thành.
Đặc biệt, số lượng giảng đường không đủ cho việc lên lớp nên sinh viên cũng gặp khó khăn khi đến nghe giảng.
Vừa qua, trường đã thay đổi giờ học từ 7h30 lên 6h40 để điều chỉnh giảng đường cho sinh viên.
"Việc thay đổi đó ít nhiều ảnh hưởng đến thói quen sinh hoạt và rèn luyện của nhiều người”.
Đồng ý với quan điểm trên, theo Lê Hồng Quân, Trường Đại học Xây dựng : “Di dời sẽ giảm được mật độ giao thông cho thành phố rất nhiều. Dẫu rằng sinh viên là những người chịu nhiều thiệt thòi nhất, phải thay đổi môi trường sống, nơi ăn và chỗ ở ».
"Nhưng chúng ta hãy hy sinh cho cộng đồng, cùng nhau giúp xã hội chúng ta văn minh hơn, xây dựng một đô thị hoàn thiện hơn trong tương lai, cho dù dự án này không hề dễ dàng thực hiện » - chàng sinh viên năm nhất hào hứng.
Nguyễn Thị Giang, sinh viên năm 2 Viện ĐH Mở Hà Nội khá thích thú bởi nếu được, ra trường mới sẽ rộng rãi hơn, cơ sở vật chất chắc chắn sẽ tốt hơn bây giờ.
"Đó là điều em và nhiều bạn mong từ lâu”.
Trần Văn Huy, sinh viên năm nhất ĐH Xây dựng hy vọng chuyển đến địa điểm mới sẽ có đầy đủ những cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu học tập.
"Tôi thấy trường tôi hiện tại quá bé cho các hoạt động của sinh viên”.
Sao phải đi?
Dù mới là sinh viên năm nhất, ĐH Ngoại thương Hà Nội nhưng Đặng Nhật Phi khá ngạc nhiên với “tin giật gân” này.
“Việc di chuyển một trường đại học không phải là chuyện dễ dàng và dĩ nhiên là phải tốn kém rất nhiều tiền. Cùng một lúc 12 trường chuyển vấn đề kinh phí chắc chắn là vấn đề không dễ dàng”.
Lý do của việc di dời là do diện tích phòng học sinh sinh viên của các trường quá thấp không đủ tiêu chuẩn cho sinh viên, theo Phi đó là lí do không chính đáng với trường mình.
“Trường hiện có tới hai khu nhà học trong đó một khu vừa mới xây xong to và rộng rãi. Mặt khác tại sao không sửa chữa nâng cấp nhà cho sinh viên để cho nó phù hợp mà lại di chuyển để gây lãng phí tiền của”.
“Các trường khác thì em không rõ nhưng trường em cơ sở vật chất phục vụ học tập khá tốt, không đến nỗi tồi quá mà phải di dời đâu”- Nguyễn Thị Huế, sinh viên Trường ĐH Công đoàn phân trần.
N.T.Mai, sinh viên năm 2 ĐH Xây dựng chia sẻ: “Bao nhiêu bạn bè, người quen của mình đều trong nội thành rồi việc tiếp xúc với Internet, các phương tiện truyền thông-giải trí thú vị, điều sinh viên cũng rất cần, liệu đến nơi mới có đáp ứng được?”
Chưa kể, các trường đại học đã được đặt cố định ở thành phố, mỗi trường lại gắn với góc đường con phố riêng đã đi sâu vào tiềm thức của bao nhiêu người Hà Nội.
Lo lắng sinh hoạt xáo trộn
Ba khó khăn chính được Bùi Thùy Anh vạch ra là: Về trung tâm thành phố khá mất thời gian và bất tiện; Khó khăn trong việc liên lạc đến các cơ sở có liên kết với nhà trường.
Phần lớn các bệnh viện đều nằm trong trung tâm thành phố, sinh viên đi thực tập và thăm khám bệnh nhân sẽ mất rất nhiều thời gian đi lại.
Với giao thông hiện nay, việc đi lại sẽ kèm theo nhiều đe dọa tới an toàn.
“Thực sự thì em chưa có sự chuẩn bị gì cả” – Lan Anh, sinh viên ĐH Luật Hà Nội nói.
Khó khăn về vấn đề giao thông đi lại, ăn ở cũng như cơ sở vật chất sẽ không thuận tiện như khi ở trong trung tâm của thủ đô là điều Lan Anh và nhiều bạn sinh viên khi được hỏi đều nhận thấy vào thời điểm trước mắt”.
Trịnh Thu Trang, sinh viên năm 2 ĐH Công đoàn thì thấy, khi nhiều trường ở gần nhau sẽ dễ dàng khi giao lưu, phối hợp các chương trình lớn.
“Lâu dài, chi phí sinh hoạt sẽ thấp hơn vì như hiện nay sinh hoạt trong nội thành rất đắt đỏ" - Thùy Anh bổ sung thêm.
Nguyễn Thị Huế, sinh viên ĐH Công đoàn lo ngại: “Nhiều trường tập trung ở một khu như vậy, giờ tan học sẽ rất đông, gây ách tắc giao thông. Mặt khác, chỗ ở cho sinh viên cũng khó khăn vì có quá nhiều sinh viên, trường không thể xây được kí túc xá cho tất cả, nhà trọ có khả năng sẽ tăng giá”.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết, cuối tháng 2, đầu tháng 3, Bộ GD-ĐT sẽ ban hành tiêu chí về mặt chuyên môn giáo dục; các bộ, ngành khác xây dựng những tiêu chí khác để xác định danh sách các trường ĐH, CĐ thuộc diện phải di dời.
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân đã yêu cầu các trường đến hết tháng 8 phải đăng ký xong kế hoạch di dời theo quy hoạch của Hà Nội.
PGS.TS Nguyễn Đức Hinh, Hiệu trưởng Trường ĐH Y Hà Nội cho rằng, việc di dời trường ĐH, CĐ ra ngoại đô là chủ trương đúng. Tuy nhiên, khi thực hiện triển khai cần tính toán lộ trình, bước đi cho phù hợp.
Nguyễn Xuân Hảo, sinh viên năm nhất ĐH Xây dựng hy vọng lãnh đạo Bộ GD-ĐT cùng thành phố Hà Nội sẽ thống nhất được phương án thích hợp cho vấn đề khó khăn này.
“Vì hơn ai hết, người bị ảnh hưởng nhiều nhất là sinh viên chúng em”.
- Văn Chung - VNN