Trông Harvard rồi nghĩ đến ...ta

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46
“Chúng tôi thường nói với sinh viên rằng: Đừng chỉ nhìn vào tôi mà các bạn cần phải nói với tôi - Giáo sư Regina, người dẫn đầu đoàn sinh viên sang Việt Nam thực tập chia sẻ câu chuyện giáo dục.

"Giải thích, giải thích và giải thích"

images1944586_anh3.jpg


Trường kinh doanh Harvard nổi tiếng với nhiều phương pháp học tiên tiến và hiệu quả


Giáo sư Regina nói rằng, một trong những kỹ năng quan trọng nhất mà Trường Kinh doanh Havard luôn muốn sinh viên có được là kỹ năng đặt câu hỏi.

Các giáo viên chỉ nêu ra những tình huống và sinh viên phải tự đặt câu hỏi, tự tìm cách giải quyết vấn đề. Trong lớp học, giáo viên chỉ đóng vai trò là người dẫn dắt câu chuyện, lắng nghe sinh viên thảo luận và tóm tắt lại vấn đề mà thôi.

“Chúng tôi thường nói với sinh viên rằng: Đừng chỉ nhìn vào tôi mà các bạn cần phải nói với tôi. Buổi thảo luận sẽ diễn ra với tinh thần thoải mái và học hỏi lẫn nhau. Giáo viên và giảng viên sẽ cũng trao đổi những hiểu biết cũng như quan điểm riêng của mỗi người về một vấn đề nào đó”.

Với chuyến đi thực tế Việt Nam lần này, giáo sư muốn các sinh viên có thể rút ra được kết luận về tầm ảnh hưởng sâu rộng của quá trình toàn cầu hóa. Ví dụ như: tầm ảnh hưởng đó không chỉ thể hiện rõ nét ở các nền kinh tế lớn mà còn len lỏi vào tận những làng quê ở một đất nước nhỏ bé xa xôi như Việt Nam.

Ngoài ra, bà cũng muốn sinh viên có thể đánh giá được mức độ hội nhập vào quá trình toàn cầu hóa của nền kinh tế Việt Nam, cũng như tìm hiểu về những thách thức, cơ hội mà các doanh nghiệp nước sở tại đang phải đối mặt.

Một mong muốn khác nữa là sinh viên trau dồi thêm khả năng quan sát, tìm hiểu và giải thích được những vấn đề khác biệt. Chẳng hạn như tại sao mức thu nhập trung bình của Việt Nam ở mức trên 1.000 USD/ 1người mà giá đất ở Hà Nội là đắt đỏ như vậy, hơn rất nhiều thành phố lớn khác trên thế giới.

“Tôi muốn sinh viên luôn có được khả năng đặt câu hỏi, sau đó là giải thích, giải thích và giải thích…”, giáo sư Regina nói.

Học từ... đèn thấu kính cho gà

Cao Hà chia sẻ thêm, các tình huống đặt ra cho sinh viên được viết dựa vào hoạt động thực tế của các công ty đang diễn ra hàng ngày hàng giờ. Sau đó, sẽ được nêu ra trong lớp học và mọi người cùng thảo luận, đặt câu hỏi và giải quyết vấn đề. Không những vậy, các sinh viên sẽ được học thêm một số lớp lịch sử để có thể hiểu hơn về các vấn đề quản lý trong quá khứ, rút ra bài học và áp dụng vào thực tại.

Nhìn chung, các case study luôn gắn liền với thực tế, không có quá nhiều lý thuyết. Vì thế mà chương trình IXP được gọi là lớp học mở rộng. Nó không chỉ bó hẹp trong phạm vi lớp học, mà còn mở rộng ra ngoài thực tế, xã hội.

“Tại HBS, chúng tôi không chỉ học về lý thuyết mà còn được trải nghiệm trong môi trường kinh doanh thực sự, được giải quyết những vấn đề có thật. Nó khiến bạn phải suy nghĩ, phải bày tỏ ý kiến quan điểm. Mười ngày ở Việt Nam, tôi đã học được nhiều điều, hơn cả học kỳ trước đó”, một sinh viên khác của trường chia sẻ.

Caleb Merkl đồng tình:


"Không lớp nào giống lớp nào và cách thức bàn luận cũng diễn ra rất khác nhau. Tôi có thể học hỏi rất nhiều kinh nghiệm và bài học thực tế từ những sinh viên khác chứ không phải chỉ từ một giáo sư. Bạn biết không, hầu như trong bất kì vấn đề nào, cũng có người đã từng trải nghiệm trong thực tế hoặc ít nhất là am hiểu về chúng. Được nghe những người đó chia sẻ trực tiếp thật bổ ích. Có lần, chúng tôi được đưa ra chủ đề liên quan đèn thấu kính cho gà. Tôi dám chắc sẽ chẳng có ai biết mô tê gì về vấn đề này. Vậy mà không thể tin được, vẫn có một cánh tay giơ lên. Điều đó thực sự bất ngờ và vô cùng thú vị"

Sinh viên không được phép xấu hổ

Theo Cao Hà, sinh viên Việt Nam duy nhất trong đoàn, một nền giáo dục tốt là một nền giáo dục kết hợp hài hòa giữa kiến thức và thực tế. Quan trọng là phải đào tạo cho sinh viên thói quen suy nghĩ độc lập.


"Không phải thầy dạy cái gì cũng đúng. Mình học từ thầy và đôi khi thầy cũng học từ mình".

Cô nói:
"Bởi vậy có lẽ ngày từ giáo dục tiểu học, cần phải chú trọng đến việc đào tạo ra con người". Đó phải là những con người biết quan tâm đến cộng đồng, cư xử lịch sự, được khuyến khích khám phá và đưa ra ý kiến của riêng mình và có hoài bão cho xã hội.

Trong khi đó, giáo sư Regina lại nhấn mạnh vào tính chủ động của giáo viên. Đến Việt Nam lần thứ 2 và tiếp xúc với các sinh viên, bà nhận thấy các bạn thường hay xấu hổ và không tự tin.


"Họ không sẵn sàng chia sẻ ý kiến của mình, không dám phản đối lại giáo viên. Bởi vậy, chính người dạy cần phải chủ động dẫn dắt các em. Nếu họ có lòng nhiệt tình và biết lắng nghe, khuyến khích học sinh của mình mở miệng và nói, thì chắc chắn việc giảng dạy sẽ đạt hiệu quả hơn".

"Ở trường chúng tôi, sinh viên không được phép xấu hổ hay mất tự tin. Họ cần phải nói, cần phải chia sẻ ý kiến và họ không có lựa chọn nào khác ngoài việc làm tốt điều đó bằng hết sức của mình", vị giáo sư đến từ HBS nói.

Theo VNN.
 
muốn học sinh như thế thì người thầy phải là chuẩn mực về kiến thức và đạo đức mới được chứ không phải tiến sĩ giấy như bây giờ ^^
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top