Trong bài thơ NHỚ RỪNG của Thế Lữ, em thích nhất khổ thơ nào? Nêu cảm nhận của em.

ngocphuongchip1

New member
Xu
0
"Nhớ rừng" là một bài thơ rất hay của Thế Lữ, với hình ảnh "con hổ" thật oai phong, lẫm liệt. Trong bài thơ này, em thích nhất là khổ thứ ba. Với các từ hỏi: "nào đâu", "đâu" và câu hỏi tu từ như một niềm hoài cổ về một quá khứ vàng son. Thời quá khứ đó, con hổ được đắm mình trong bốn bề thiên nhiên rộng lớn. Nó giống như một thi sĩ: "Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan". Nó cũng giống một nhà hiền triết: "Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới". Nhưng, cũng có lúc, nó như một bậc đế vương: "Tiếng chim ca, giấc ngủ ta tưng bừng". Nó lại trở về với ngôi vị chúa sơn lâm: "Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt". Bức tranh tứ bình thật lộng lẫy biết bao vì có hình ảnh con hổ trong đó. Câu cảm thán: "Than ôi!" ở cuối bài là một tâm trạng buồn thương, thất vọng, nhớ tiếc quá khứ độc lập, tự do. Có thể nói, bằng nghệ thuật điệp từ, câu hỏi tu từ, câu cảm thán và đặc biệt, với hình ảnh con hổ, nhà thơ Thế Lữ đã diễn tả nỗi chán ghét thực tại tầm thường, giả dối, khát khao tự do mãnh liệt của người dân mất nước thuở ấy.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top