Trò đánh giá thầy: Cần tìm ra cách làm hiệu quả

  • Thread starter Thread starter Butchi
  • Ngày gửi Ngày gửi

Butchi

VPP Sơn Ca
Xu
92
Trò đánh giá thầy: Cần tìm ra cách làm hiệu quả


danh-thay.jpg


Sinh viên đánh giá giảng viên là điều cần thiết nhưng phải nghiêm túc, khách quan. Ảnh: B.N

Từ học kỳ II năm học 2008-2009, Bộ GD-ĐT đã yêu cầu các trường ĐH phải thực hiện chủ trương sinh viên đánh giá giảng viên. Nhưng đến nay, không phải trường nào cũng “thông” chủ trương này. Vì sao?

Nhiều trường chưa sẵn sàng

Một sinh viên đang học ở một trường ĐH tại quận 10, TP.HCM cho biết đã vào lớp học được 10 tuần nhưng giáo viên dạy thực hành của lớp không có tuần nào là dạy hết. Nếu được đánh giá, sinh viên này cho rằng không biết đánh giá thầy như thế nào?! Có lẽ đối với sinh viên “thực học” thì nhu cầu được đóng góp vào bài giảng của thầy luôn luôn cần thiết. Hiện tại một số trường ở Việt Nam đã tổ chức việc “trò đánh giá thầy” như Trường ĐH FPT, ĐH dân lập Hải Phòng, Cao đẳng Thực hành FPT, ĐH Kinh tế quốcdân...

Tuy nhiên, không phải trường nào cũng sẵn sàng. Lý giải nguyên nhân này, GS. Vũ Dương Ninh, nguyên Chủ nhiệm Khoa Quốc tế, ĐH KHXH-NV (ĐHQG Hà Nội) cho rằng trong đó ít nhiều có sự lo ngại. Lo ngại sinh viên trình độ thấp, sinh viên chưa nghiêm túc. Lo ngại nữa là về phía giảng viên. Đó là phản ứng của người thầy. Thậm chí lo ngại mất đoàn kết. Nhưng GS. Ninh cũng khẳng định những lo ngại này của các trường là không có cơ sở. Vì tuyệt đại bộ phận sinh viên đều có lòng mong muốn tiếp nhận kiến thức thầy giáo dạy mình. Do đó tuyệt đại bộ phận sinh viên có thái độ nghiêm túc. Mặc dù vậy, giáo sư Ninh không đồng ý khi sử dụng các cụm từ “trò chấm điểm thầy”, “trò đánh giá thầy”. Bởi đấy là công việc của người thầy giáo, không phải của người học. Ông cho rằng nên chăng sử dụng cụm từ “trò nhận xét thầy”. Như thế sẽ hợp tình, hợp lý hơn.

Cẩn thận dao hai lưỡi

Làm sao để sinh viên đánh giá một cách công tâm, làm sao để giảng viên “bình tĩnh” trước kết quả được sinh viên nhận xét. Khi được hỏi, bản thân GS. Vũ Dương Ninh cũng cho rằng nếu sinh viên đánh giá chưa chuẩn về mình thì phản ứng đầu tiên của ông sẽ là rất bực mình. Nhưng sau đó, ông khẳng định cần phải bình tĩnh để xem xét kết quả, chỗ nào đúng, chỗ nào chưa đúng. “Điều mà người ta sợ nhất là từ tình cảm chủ quan, sinh viên cố tình nói xấu thầy” - GS. Ninh cho hay. Nhưng đó vẫn chưa phải là điều mà dư luận lo ngại khi đưa vấn đề trò đánh giá thầy vào trường học. Từ trước đến nay, với quan niệm “thầy là thầy” nên việc làm này chắc chắn đầu tiên sẽ gặp khó khăn. Không những thế, bản thân sinh viên cũng khó tránh khỏi những điều mà người ta vẫn gọi là bị “trù dập”. Thực tế cũng đã xảy ra hiện tượng này (nó cũng giống như câu chuyện của những người chống tham nhũng). Theo GS. Ninh để giải quyết bài toán này cần trở lại phẩm chất của người thầy. Người thầy là người đứng bậc trên. Trước hết là trên về tuổi đời (cá biệt lắm mới có trường hợp thầy trẻ hơn trò), trên cả trình độ, trên cả trách nhiệm. Do đó phải xử lý cho ra người bậc trên, nếu làm thế kia (trù sinh viên) thì bản thân thầy tự đánh giá thấp mình, tự làm cho mình thấp đi trong con mắt của sinh viên. Trường hợp này nếu có thì sinh viên cũng nhanh chóng nhận ra vì họ rất nhạy cảm. Cần phải giúp sinh viên nói thật. Về phía sinh viên, sinh viên cần nhận xét góp ý cần phải dựa trên tinh thần xây dựng, giúp đỡ thầy cô. Lãnh đạo cấp trên chỉ nên tham khảo, chứ không nên dùng ý kiến không tốt, nếu có, để đánh giá, có những quyết định không công bằng đối với thầy cô.

Đối với kết quả nhận xét, GS. Ninh cho hay không cần phải công khai cho sinh viên. Nhưng nên công khai trong bộ môn. Vì bộ môn là đơn vị quản lý con người. Điều này lại đòi hỏi sự công tâm của người trưởng bộ môn. Tức là không phải làm một công việc chuyển giao ý kiến từ sinh viên đến giảng viên mà phải tự mình nghiên cứu và nhận xét rồi mới đưa cho bộ môn. Đưa ra để cùng nhau nghiên cứu và tìm hướng giải quyết. Vì nhất là đối với giảng viên mới vào nghề, ý kiến nhận xét của sinh viên về họ sẽ nhiều hơn. Sự công tâm, chân tình sẽ giúp cho giảng viên có cách giải quyết. Đặc biệt, nên tránh chuyện cá nhân thầy đứng ra nói lại ý kiến đó. Vì sẽ tạo ra sự đôi co. Có thể thầy chủ nhiệm hoặc thầy chủ nhiệm bộ môn đứng ra kết luận ý kiến. Như thế sẽ không gây nên sự thù địch, không khí căng thẳng trong lớp.

Sinh viên nhận xét giảng viên không còn là vấn đề mới của thế giới. Nhưng ở Việt Nam có thể vẫn còn nhiều trường, nhiều thầy cô chưa sẵn sàng. Tìm ra cách làm hiệu quả chính là nhiệm vụ của các trường để nâng cao chất lượng giáo dục ĐH trong thời gian tới.

Bài, ảnh:
Nghiêm Huê - Báo GD TPHCM


 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top