Hoàng Xuân Bách
Moderator
- Xu
- 0
1. Xác định các điểm khống chế: đây là các điểm khống chế trên bình đồ bắt buộc tuyến phải đi qua, hoặc phải tránh. Đồ án của các bạn thường không xác định được rõ các điểm khống chế cụ thể theo đúng nhiệm vụ.
2. Quan điểm thiết kế - xác định bước Compa: quan điểm thiết kế bình đồ phụ thuộc vào mức độ quan trọng của tuyến đường và các điều kiện cụ thể (địa hình, địa chất...) song đều phải đảm bảo sự hài hòa của tuyến với địa hình và cảnh quan khu vực lân cận.
3. Lập các đường dẫn hướng tuyến: đây là các đường sườn có điểm xuất phát là điểm đầu tuyến, được vạch đi qua (hoặc tránh) các điêm khống chế về cuối tuyến theo quan điểm thiết kế đã xác định. (thuyết minh đồ án của các bạn thường không thể hiện được điều này)
4. Các phương án tuyến: các phương án tuyến sẽ được thiết kế cụ thể trên bình đồ dựa trên các đường dẫn hướng tuyến, các chỉ tiêu kỹ thuận và bước com-pa đã xác định. Thường sẽ có rất nhiều phương án tuyến được đề xuất (các bạn thường chỉ có 2 phương án nên không có tính thuyết phục, khó bảo vệ được nếu bị phản biện).
5. So sánh sơ bộ - chọn 2 phương án tuyến: các phương án tuyến đã để xuất sẽ được tính toán một số chỉ tiêu như:
- Chiều dài tuyến
- Hệ số triển tuyến
- Số lần chuyển hướng
- Góc chuyển hướng trung bình
- Bán kính đường cong nằm nhỏ nhất/số lần sử dụng
- Độ dốc dọc tự nhiên lớn nhất/chiều dài
- Độ dốc dọc tự nhiên trung bình
- Số công trình cầu
- Số công trình cống
Dựa trên các thông số cơ bản trên, kết hợp với việc phân tích các yếu tố khác: mức độ phù hợp với cảnh quan, dự kiến khẩu độ công trình...để đề xuất 2 phương án tốt nhất cho bước thiết kế tiếp theo.
6. Tính toán các yếu tố đường cong nằm: cái này đơn giản, các bạn đã biết. Song nên lưu ý việc tăng tối đa (có thể) bán kính các đường cong nằm là việc cần làm.
2. Quan điểm thiết kế - xác định bước Compa: quan điểm thiết kế bình đồ phụ thuộc vào mức độ quan trọng của tuyến đường và các điều kiện cụ thể (địa hình, địa chất...) song đều phải đảm bảo sự hài hòa của tuyến với địa hình và cảnh quan khu vực lân cận.
3. Lập các đường dẫn hướng tuyến: đây là các đường sườn có điểm xuất phát là điểm đầu tuyến, được vạch đi qua (hoặc tránh) các điêm khống chế về cuối tuyến theo quan điểm thiết kế đã xác định. (thuyết minh đồ án của các bạn thường không thể hiện được điều này)
4. Các phương án tuyến: các phương án tuyến sẽ được thiết kế cụ thể trên bình đồ dựa trên các đường dẫn hướng tuyến, các chỉ tiêu kỹ thuận và bước com-pa đã xác định. Thường sẽ có rất nhiều phương án tuyến được đề xuất (các bạn thường chỉ có 2 phương án nên không có tính thuyết phục, khó bảo vệ được nếu bị phản biện).
5. So sánh sơ bộ - chọn 2 phương án tuyến: các phương án tuyến đã để xuất sẽ được tính toán một số chỉ tiêu như:
- Chiều dài tuyến
- Hệ số triển tuyến
- Số lần chuyển hướng
- Góc chuyển hướng trung bình
- Bán kính đường cong nằm nhỏ nhất/số lần sử dụng
- Độ dốc dọc tự nhiên lớn nhất/chiều dài
- Độ dốc dọc tự nhiên trung bình
- Số công trình cầu
- Số công trình cống
Dựa trên các thông số cơ bản trên, kết hợp với việc phân tích các yếu tố khác: mức độ phù hợp với cảnh quan, dự kiến khẩu độ công trình...để đề xuất 2 phương án tốt nhất cho bước thiết kế tiếp theo.
6. Tính toán các yếu tố đường cong nằm: cái này đơn giản, các bạn đã biết. Song nên lưu ý việc tăng tối đa (có thể) bán kính các đường cong nằm là việc cần làm.